Đề dự bị kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn Hóa học (Hữu cơ) Lớp 12 THPT năm 2004 - Bảng B - Bộ giáo dục và đào tạo

doc 2 trang thaodu 2930
Bạn đang xem tài liệu "Đề dự bị kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn Hóa học (Hữu cơ) Lớp 12 THPT năm 2004 - Bảng B - Bộ giáo dục và đào tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_du_bi_ky_thi_hoc_sinh_gioi_quoc_gia_mon_hoa_hoc_huu_co_lo.doc

Nội dung text: Đề dự bị kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn Hóa học (Hữu cơ) Lớp 12 THPT năm 2004 - Bảng B - Bộ giáo dục và đào tạo

  1. Bộ giáo dục và đào tạo kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2004 đề thi dự bị Môn: hoá học- Bảng B Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi thứ hai: Theo quyết định của Bộ. Câu I 1. Cho các chất: propen ; buten-2 ; 4-metylpenten-2. Viết công thức các đồng phân hình học (nếu có) của mỗi chất. 2. Xác định công thức cấu tạo của các hợp chất X và Y trong phản ứng sau: H2SO4 H2O CH2=CH-CH3 X Y + H2SO4 3. Trước kia người ta sản xuất vinylclorua bằng cách hiđroclo hoá axetilen. Hiện nay sản xuất theo phương pháp này không kinh tế nên người ta đã thay axetilen bằng etilen là sản phẩm thông dụng của quá trình chế biến dầu mỏ. Hãy viết các phương trình phản ứng để sản xuất vinylclorua từ etilen. Câu II 1. Từ axetilen và các chất cần thiết, hãy viết sơ đồ kèm theo các điều kiện (nếu có) để tổng hợp các chất sau: a) axit 4-brom-3-nitrobenzoic ; b) metylmetacrilat. 2. Hoàn thành dãy chuyển hoá hoá học sau bằng các phương trình phản ứng ở dạng công thức cấu tạo của các chất. ClOC CH CH COCl Cl Benzen 2 2 C H O LiAlH4 2 C H Cl AlCl3 10 8 2 C10H12 a.s 10 11 Câu III 1. Viết công thức cấu tạo của phân tử naphtalen theo 4 cách. 0 2. Oxi hoá naphtalen bằng oxi có xúc tác V2O5 ở 400 C người ta thu được hỗn hợp sản phẩm gồm A (C10H6O2) và B (C8H4O3); nếu kéo dài thời gian phản ứng thì A bị oxi hoá thành B. Khi cho A, B lần lượt tác dụng với dung dịch NaHCO 3 thì chỉ có B phản ứng, giải phóng khí CO2; còn A không phản ứng. Cho B phản ứng với C2H5OH dư tạo thành D, nếu cho B phản ứng với amoniac thì tạo thành E. Xác định cấu tạo của các hợp chất hữu cơ A, B, D, E và viết sơ đồ các phản ứng xảy ra. Câu IV Monosaccarit (đặt là glicozơ A) là đồng phân cấu hình ở các vị trí 2, 3 và 4 của D-glucozơ. Khi đun nóng tới 1000C thì A bị tách nước sinh ra sản phẩm B có tên là 1,6-anhiđroglicopiranozơ. 1. Viết công thức Fisơ của A và phương trình phản ứng tách nước tạo thành B. 2. Viết các công thức vòng phẳng của D-glicopiranozơ. 3. Glicozơ A tồn tại ở 4 dạng ghế, viết công thức của các dạng đó và cho biết dạng nào bền hơn cả. 1/2 B
  2. Câu V Thủy phân hoàn toàn một peptit X thu được hỗn hợp gồm: 2 mol phenylalanin (Phe): C6H5CH2CH(NH2) COOH 1 mol alanin (Ala): CH3CH(NH2)COOH 1 mol asparagin (Asp): H2N-CO-CH2CH(NH2)COOH. 1 mol lizin (Lys): H2NCH2(CH2)3CH(NH2)COOH Cho X phản ứng hoàn toàn với 2,4-đinitroflobenzen (kí hiệu ArF). Sau đó thuỷ phân sản phẩm thì thu được: Phe, Asp, Lys và Ar-NH-CH(CH3)COOH. Mặt khác, khi thuỷ phân X nhờ enzim cacboxipeptiđaza thu được Asp và một tetrapeptit Y. Tiếp tục thuỷ phân Y nhờ enzim cacboxipeptiđaza thu được Lys và tripeptit Z. 1. Viết công thức cấu tạo thu gọn và gọi tên của các peptit X, Y và Z. 2. Sắp xếp các aminoaxit nêu trên theo thứ tự giảm dần pHI. 3. Viết công thức cấu trúc dạng ion của các aminoaxit nêu trên trong các dung dịch nước ở pH=2 và pH=12. Thí sinh không được sử dụng tài liệu ngoài qui định. Giám thị không giải thích gì thêm. 2/2 B