Đề dự đoán kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 3 (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 3160
Bạn đang xem tài liệu "Đề dự đoán kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 3 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_du_doan_ki_thi_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_nam_2020_de_so_3.doc

Nội dung text: Đề dự đoán kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 3 (Có đáp án)

  1. Bộ đề chuẩn cấu trúc ĐỀ DỰ ĐOÁN KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ SỐ 3 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Có câu chuyện kể rằng, một đôi vợ chồng trẻ vừa dọn đến ở trong một khu phố mới. Sáng hôm sau, vào lúc hai vợ chồng ăn điểm tâm, người vợ thấy bà hàng xóm giăng tấm vải trên giàn phơi. “Tấm vải bẩn thật” - Cô vợ thốt lên. “Bà ấy không biết giặt, có lẽ bà ấy cần một loại xà phòng mới thì giặt sẽ sạch hơn”. Người chồng nhìn cảnh ấy nhưng vẫn lặng im. Thế là, vẫn cứ lời bình phẩm ấy thốt ra từ miệng cô vợ mỗi ngày, sau khi nhìn thấy bà hàng xóm phơi đồ trong sân. Một tháng sau, vào một buổi sáng, người vợ ngạc nhiên vì thấy tấm vải của bà hàng xóm rất sạch, nên cô nói với chồng: “Anh nhìn kìa! Bây giờ bà ấy đã biết cách giặt tấm vải rồi. Ai đã dạy bà ấy thế nhỉ?” Người chồng đáp: “Không. Sáng nay anh dậy sớm và đã lau kính cửa sổ nhà mình đấy”. Thực ra mỗi người trong chúng ta, ai cũng đều giống như cô vợ trong câu chuyện kia. Chúng ta đang nhìn đời, nhìn người qua lăng kính loang lổ những vệt màu của cảm xúc, bám dày lớp bụi bặm của thành kiến và những kinh nghiệm thương đau. Chúng ta trở nên phán xét, bực dọc và bất an trước những gì mà tự mình cho là “lỗi lầm của người khác”. Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ thứ tha. Chúng ta có thể mỉm cười trước những trò nghịch ngợm của lũ trẻ, đủ khoan thứ để nhẫn nại một lời nói khó nghe, những chuyện tưởng chừng khó chấp nhận, thì chúng ta cũng dễ dàng thỏa hiệp. Những lúc ấy, dường như cả thế giới đều trở nên hòa ái, mọi chuyện trôi qua một cách nhẹ nhàng. Vậy mà, chỉ cần một chút lo lắng dâng lên trong lòng, những muộn phiền về quá khứ, nỗi sợ hãi về tương lai sẽ lập tức khiến cho cái thế giới vốn đang đẹp đẽ nhường kia liền biến thành một chốn đầy những chuyện xấu xa, phiền phức. Khi ấy những tiếng hò hét cười đùa của lũ trẻ sẽ trở thành những âm thanh khó chịu, một lời nói không vừa ý dễ dàng khiến cho ta sân giận hoặc tổn thương, những chuyện nhỏ mà lúc bình thường không đáng bận tâm, bỗng trở thành một nỗi phiền não quá sức chịu đựng.” [ ] (Dẫn theo Thảo Yukimoon, Luôn nhìn thấy lỗi ở người khác: Nỗi bất hạnh lớn lao của những cái đầu chứa đầy thành kiến, Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. Vì sao người vợ lại bình phẩm về việc giặt vải của người hàng xóm, khi thực tế điều đó không liên quan đến cô ta?
  2. Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào là thành kiến? Thành kiến là tích cực hay tiêu cực? Nêu một ví dụ thực tế về thành kiến trong xã hội ngày nay. Câu 4. Anh/Chị có đồng ý với quan niệm “Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ thứ tha ” không? (trình bày trong 5 -7 câu) II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. (2 điểm) Bằng đoạn văn khoảng 200 chữ, hãy nêu quan điểm của anh/chị về ý kiến: Sự lừa lọc lớn nhất mà con người phải chịu chính là quan điểm riêng của bản thân mình. (The greatest deception men suffer is from their own opinions. - Leonardo da Vinci) Câu 2. (5 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp thiên nhiên và con người trong hai đoạn thơ dưới đây: Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa ” (Tây Tiến - Quang Dũng - Ngữ văn 12, Tập một) Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đỉnh núi nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. (Việt Bắc - Tố Hữu - Ngữ Văn 12, Tập một) Nếu bạn muốn sử dụng nhiều đề hơn nữa thì truy cập vào link sau: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Câu Yêu cầu Điền câu trả lời
  3. Câu 1 Nhận biết về Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? kiến thức - Chú ý cách diễn đạt trong văn bản thiên về tính: tự sự, miêu tả, biểu cảm hay nghị luận Câu 2 Nhận biết và Vì sao người vợ lại bình phẩm về việc giặt vải của người hàng xóm, khi thực tế thông hiểu điều đó không liên quan đến cô ta? - Để trả lời câu hỏi, các em chú ý bám sát văn bản, với dạng câu hỏi nhận biết và thông hiểu, câu trả lời phần nhiều đều nằm trong văn bản Câu 3 Thông hiểu Anh/Chị hiểu thế nào là thành kiến? Thành kiến là tích cực hay tiêu cực? Nêu một ví dụ thực tế về thành kiến trong xã hội ngày nay. - Câu hỏi có ba vế, chú ý trả lời hết các vế, mỗi vế sẽ tương đương với 0.5 điểm Anh/Chị có đồng ý với quan niệm “Một điều dễ nhận diện là khi tâm trạng vui vẻ, chúng ta nhìn ai cũng thấy dễ chịu, gặp chuyện gì cũng dễ thứ tha ” không? (trình bày trong 5 -7 dòng) Câu 4 Vận dụng Với dạng câu hỏi này, cần nêu ngay quan điểm trong câu mở đầu: Đồng tình vì , không đồng tình vì - Cần giải thích rõ ràng, có sức thuyết phục, tránh lý thuyết suông - về hình thức: Viết 5 đến 7 dòng, do vậy cần viết cô đọng, súc tích II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Câu Đoạn văn Giải thích - Sự lừa lọc lớn nhất mà con người phải chịu chính là quan điểm riêng của bản thân mình. - Quan điểm bản thân, vấn đề điểm nhìn Phân tích/ Các luận điểm quan trọng cần chỉ ra được: Bình luận - Quan điểm cá nhân, những định kiến chi phối cách nhìn, điểm nhìn, từ đó dễ dẫn đến những cách đánh giá lệch lạc. - Những tệ hại bởi cái nhìn và cách đánh giá chủ quan, cảm tính - Làm sao để nhìn nhận một cách khách quan, chân thực Liên hệ - Liên hệ bản thân: tránh khô khan, công thức Câu 2 (5 điểm)
  4. Mở bài - Dẫn vào vấn đề - Nêu yêu cầu đề bài và phạm vi đề Thân bài - Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc và Tác giả Quang Dũng với tác phẩm Tây Tiến - Dạng đề so sánh: Đòi hỏi người viết phải có kỹ năng phân tích, giảng bình. Đồng thời, cần so sánh được điểm tương đồng và nét riêng của từng tác giả - Phân tích lần lượt từng đoạn trích, chỉ rõ vị trí đoạn trích trong tác phẩm: + Đoạn trích 1 thuộc khổ 2 bài thơ Tây Tiến vẽ lại khung cảnh thiên nhiên 1 buổi chiều sương Châu Mộc bồng bềnh và bảng lảng trái ngược hẳn với thiên chết chóc, dữ dội ở khổ 1 + Đoạn ừích 2 thuộc phần Việt Bắc - bản tình ca, từ nỗi nhớ của ngươi chiến sĩ mà đã tái dựng lại thiên nhiên - con người Việt Bắc qua thời gian, không gian với những kỷ niệm đẹp đẽ, không thể nào quên. - So sánh, đánh giá, bình luận + Điểm tương đồng: vẻ đẹp thiên nhiên đặc trưng miền non cao, chốn hoang sơ, nên thơ, nên mộng + Điểm khác biệt Tây Tiến: Thiên nhiên miền Tây trong thơ Quang Dũng hoang vu nhưng đậm màu sắc lãng mạn, hư ảo; con người miền Tây hiện lên trong vẻ đẹp khỏe khoắn mà duyên dáng. Việt Bắc: Thiên nhiên Việt Bắc trong thơ Tố Hữu gần gũi, quen thuộc mà trữ tình; con người Việt Bắc hiện lên trong tình nghĩa cách mạng thủy chung. Kết bài - Khái quát, mở rộng vấn đề