Đề giao lưu học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Tam Dương (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 6732
Bạn đang xem tài liệu "Đề giao lưu học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Tam Dương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_giao_luu_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_7_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề giao lưu học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Phòng giáo dục và đào tạo Tam Dương (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN 7 Đề thi này gồm 01 trang Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (4,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau: “Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta, Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa. Chỉ biết quên mình, cho hết thảy, Như dòng sông chảy, nặng phù sa”. (Trích “Theo chân Bác” - Tố Hữu) Câu 2. (6,0 điểm) - Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo: - Không phải chia nữa. Anh cho em tất. Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu: - Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh. (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập I) Đoạn trích cho em cảm nhận được điều gì? Hãy viết một đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình. Câu 3. (10,0 điểm) Sự gặp gỡ và khám phá riêng về tình yêu quê hương đất nước qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ) của Lý Bạch và “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên thí sinh SBD:
  2. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TAM DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: NGỮ VĂN 7 Câu Đáp án Điểm Câu 1 * Học sinh chỉ ra được phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên 0,5 (4điểm) là phép tu từ điệp ngữ. Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu. 0,5 - Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh quên mình của Bác với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa. * Phân tích tác dụng: + Viết về Bác Hồ kính yêu - đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhà văn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân 0.5 trọng dành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạn thơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu. + Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tình thương yêu rộng lớn bao la của Bác dành cho 1,0 ta - những người dân đất Việt cũng như toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác còn bao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên. + Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc 1,0 đáo. Tác giả đã so sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngàn đời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu. 0,5 + Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểu tình thương, sự hi sinh cao cả của Bác dành cho ta. Mỗi chúng ta đều xúc động vô cùng khi đọc đoạn thơ trên. Câu 2 a. Cảm nhận về đoạn trích (6điểm) - Nỗi đau buồn của hai anh em Thành và Thủy phải xa nhau khi 1,0 gia đình đổ vỡ. - Sự yêu thương, nhường nhịn, lo lắng, tình cảm thắm thiết, gắn 1,0 bó của Thành và Thủy. b. Học sinh viết đoạn văn nghị luận về tình cảm gia đình - Yêu cầu về mặt kỹ năng: Hình thức là một đoạn văn diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, không mắc các lỗi câu, chính tả; có sự thống nhất chủ đề trong toàn đoạn. Nếu học sinh viết thành một bài văn thì điểm tối đa là 3 điểm. - Yêu về mặt kiến thức: Trên cơ sở nội dung đoạn trích trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" học sinh cần làm
  3. rõ một số ý cơ bản: + Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, được thể 1,0 hiện một cách phong phú, đa dạng trong cuộc sống. + Trong đời sống mỗi người, tình cảm gia đình có ý nghĩa quan 1,0 trọng, đặc biệt trong việc hình thành nhân cách, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc + Hiện nay, tình trạng hôn nhân đổ vỡ, tình cảm gia đình bị rạn nứt ngày một nhiều dẫn đến những cuộc chia ly, gây tổn thương 1,0 cho tâm hồn những đứa trẻ và nhiều hệ lụy khác cho xã hội. + Mỗi người cần trân trọng, gìn giữ, xây dựng tình cảm gia đình 1,0 bền vững, vượt qua khó khăn, thử thách, không để xảy ra chia lìa, đổ vỡ Câu 3 A.Yêu cầu về hình thức. (10điểm) - Học sinh xác định đúng kiểu bài nghị luận văn học giải thích, chứng minh. - Bài viết có bố cục rõ ràng. - Diễn đạt mạch lạc, ngôn từ trong sáng, không viết sai chính tả. B.Yêu cầu nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau: 1. Mở bài: 1,0 - Giới thiệu và dẫn dắt nhận định. - Trích dẫn nhận định. 2. Thân bài: a. Giải thích: - Sự gặp gỡ: sự giao thoa, đồng điệu giữa hai tâm hồn thi sĩ. 1,0 - Những khám phá riêng: lối đi riêng, con đường riêng, một cách thể hiện riêng tạo nên sự độc đáo của tác phẩm. - Hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ) và “Cảnh khuya” là sự đồng điệu tâm hồn nhạy cảm, yêu quê hương đất nước của Lý Bạch và Hồ Chí Minh nhưng mỗi bài lại có một cách thể hiện độc đáo. b. Chứng minh: b.1. Sự gặp gỡ giữa hai bài thơ. 2,0 - Đều là những bài thơ tức cảnh sinh tình, thi hứng đều cất lên từ một đêm trăng. - Cả hai bài thơ đều viết theo thể tứ tuyệt, ngôn ngữ hàm súc, tả ít gợi nhiều. - Cả hai bài thơ đều thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước thầm kín. b.2. Những khám phá riêng của hai bài thơ. 2,0 * Phương diện miêu tả thiên nhiên:
  4. - Bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ) của Lý Bạch: Bức tranh thiên nhiên nơi đất khách quê người, khung cảnh có vẻ xa lạ vắng vẻ. Vẻ đẹp không gian huyền ảo, thơ mộng, yên tĩnh. - Bài “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh: Miêu tả cảnh đêm ở núi rừng Việt Bắc: Tiếng suối chảy róc rách trong veo nghe như tiếng hát. Ánh trăng chiếu xuống tán cây cổ thụ, lọt qua kẽ lá, in xuống mắt đất. Từng hình khối, màu sắc lồng vào nhau, lung linh kì ảo. * Phương diện tình cảm, cảm xúc: 2,0 - Bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ) của Lý Bạch: Thi sĩ nhìn trăng mà ngậm ngùi nhớ quê da diết. - Bài “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh: Có sự giao hòa giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu Tổ quốc. c. Nhận xét, đánh giá: 1,0 - Hai thi phẩm của hai nghệ sĩ, hai thời đại đem đến cho người đọc rất nhiều cảm xúc. - Cả hai bài thơ đều cho thấy sự đồng điệu tâm hồn nhạy cảm, yêu quê hương đất nước của Lý Bạch và Hồ Chí Minh. 3. Kết bài. 1,0 - Cảm nghĩ chung về vấn đề nghị luận. - Liên hệ bản thân. Lưu ý: - Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn bài.