Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Mạc Thị Thu Thảo (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Mạc Thị Thu Thảo (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_gioi_thieu_thi_tuyen_sinh_vao_thpt_mon_ngu_van_lop_9_nam.docx
Nội dung text: Đề giới thiệu thi tuyển sinh vào THPT môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2018-2019 - Mạc Thị Thu Thảo (Có đáp án)
- UBND HUYỆN KINH MÔN ĐỀ GIỚI THIỆU THI TUYỂN SINH VÀO THPT PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 GV: Mạc Thị Thu Thảo Thời gian làm bài: 120 phút Trường: THCS An Phụ (Đề gồm có 1 trang, 3 câu) Câu 1 (2,0 điểm) Cho đoạn văn: “ Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”. ( Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006) a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu? d. Từ in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì ? Câu 2 (3,0 điểm) Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con ” (Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra) Từ việc người mẹ không “cầm tay” dắt con đi tiếp mà “buông tay” để con tự đi, hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) bàn về tính tự lập. Câu 3 (5,0 điểm) Cảm xúc của nhà thơ Viễn Phương trong đoạn thơ sau: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! (Viếng lăng Bác, Viễn Phương, Ngữ văn 9, tập 2) Hết
- UBND HUYỆN KINH MÔN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIỚI THIỆU PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THI TUYỂN SINH VÀO THPT NĂM HỌC: 2018-2019 MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 (Hướng dẫn chấm gồm 03 trang) A. YÊU CẦU CHUNG - Giám khảo cần nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của hướng dẫn chấm, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. - Cho điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn số. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu Đáp án Điểm 1 a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào 0,5 (2,0đ) thế kỉ mới” . Tác giả Vũ Khoan b. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn 0,5 c. Đoạn văn sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp 0,5 d. Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu 0,5 2 a.Về kĩ năng (3,0 đ) - Học sinh nắm vững kĩ năng làm văn và tạo lập được một bài văn nghị luận. - Kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bình luận, sử dụng dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b.Về kiến thức Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần gắn với nội dung sự việc được nêu ở đề bài và đảm bảo những ý cơ bản sau: *Nêu được vấn đề cần nghị luận hợp lý, rõ ràng 0,25 * Giải thích: - Nội dung đoạn văn: Mẹ tin tưởng và khích lệ con can đảm đi lên phía trước cùng bạn bè lứa tuổi. Như con chim non ra ràng, rời tổ chuyền 0.25 cành sẽ tung cánh bay vào bầu trời bao la, đứa con cũng vậy, từ mái ấm gia đình, tuổi thơ được cắp sách tới trường, được học hành, được chăm sóc giáo dục sẽ từng ngày lớn lên, mở mang trí tuệ, trưởng thành về nhân cách, học vấn, vững bước vào đời. - Từ sự khích lệ ấy, đoạn văn gợi cho ta thấy được vai trò của tính tự lập trong cuộc sống. Tự lập là gì? ( nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không 0.25 dựa vào người khác). -> Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho
- mình mà không ỷ lại, phụ thuộc vào mọi người xung quanh. *Phân tích, lí giải: + Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời. Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để 0,5 dìu dắt, giúp đỡ ta mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản thân. 0,5 + Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng. ->Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. + Phê phán: Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh 0,5 nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Cho nên ngay cả trong thế giới động vật, có những con thú đã biết sống tự lập sau vài tháng tuổi. (Học sinh cần lựa chọn dẫn chứng từ thực tế đời sống để làm rõ) *Bàn luận,mở rộng: Tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức 0,5 mạnh tổng hợp. (Học sinh cần lựa chọn dẫn chứng từ thực tế đời sống để làm rõ). * Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động - Cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó khăn, để trau dồi, rèn luyện 0,25 năng lực, phẩm chất. - Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc. 3 a.Về kĩ năng (5,0 - Học sinh tạo lập được một bài văn nghị luận văn học, thực hiện tốt các thao điểm) tác lập luận. - Biết chọn và phân tích hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật để thể hiện những cảm nhận sâu sắc về đoạn thơ đã cho. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn trong sáng không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b.Về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Mở bài: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm 0,5 + Khái quát vị trí, nội dung đoạn thơ: nằm trong mạch cảm xúc thành kính, biết ơn và tự hào pha lẫn tiếc thương của nhà thơ, cũng là của nhân dân ta đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. b. Thân bài: 1,5
- * Lòng kính yêu, biết ơn vô hạn của nhà thơ với Bác khi hòa cùng dòng người vào lăng được được diễn tả qua những hình ảnh giàu sức gợi cảm, mang ý nghĩa biểu trưng. + Từ mặt trời của thiên nhiên tuần hoàn tự nhiên, vĩnh cửu “ngày ngày đi qua trên lăng”, tác giả liên tưởng: Bác như mặt trời cách mạng đem đến ánh sáng, hạnh phúc cho cuộc đời , độc lập tự do cho dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng rất đỏ” vừa ngợi ca sự vĩ đại, thiêng liêng, vừa thể hiện lòng tự hào, tôn kính Bác. + Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được miêu tả bằng liên tưởng trong cảm xúc ngưỡng mộ kính yêu Bác“ngày ngày dòng người kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” : dòng người bất tận như kết nên tràng hoa thành kính dâng Bác - lòng tôn kính Bác là bất diệt, vĩnh hằng. * Niềm xúc động tôn kính xen lẫn tiếc thương vô hạn trào dâng khi nhà thơ được trực tiếp nhìn thấy Bác. + Vào lăng, nhà thơ cảm nhận không khí thiêng liêng, thanh tịnh, hiền hòa nâng niu giấc ngủ bình yên của Bác. Niềm tôn kính Bác xóa nhòa sự cách biệt âm dương, nhà thơ như thấy Bác đang “ngủ bình yên” trong ánh sáng thanh khiết, dịu hiền của vầng trăng - người bạn tri âm của Bác khi sinh thời. Đắm chìm trong nỗi xúc động thiêng 1,5 liêng, nhà thơ như thấy Bác chưa đi xa, Người vừa tạm gác công việc bề bộn để nghỉ ngơi thanh thản. + Cảm xúc đau xót, tiếc thương trào dâng khi quay về thực tại. Dù hình ảnh Bác còn mãi trong lòng kính yêu, biết ơn của dân tộc “vẫn biết trời xanh là mãi mãi” nhưng trái tim nhà thơ vẫn nhói đau “mà sao nghe nhói ở trong tim” trước hiện thực phũ phàng: Bác đã đi xa. * Cách biểu lộ tình cảm khi gián tiếp thông qua những hình ảnh ẩn dụ tượng trưng “mặt trời, mùa xuân, trời xanh”, khi trực tiếp qua từ ngữ giàu sức gợi tả, qua cách nói bộc trực của người Nam bộ “nghe nhói trong tim”; âm hưởng thơ sâu lắng, mênh mang đã diễn tả sâu 1,0 sắc, chân thành, xúc động lòng yêu kính, tiếc thương của nhà thơ, cũng là của nhân dân ta với Bác. (HS phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu thơ lồng ghép với phân tích giá trị nội dung) c. Kết bài: + Giá trị của đoạn thơ trong mạch cảm xúc chung của toàn bài. + Những ấn tượng, cảm xúc sâu lắng được gợi lên từ đoạn thơ, bài 0,5 thơ. ( Giáo viên vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm để đánh giá chính xác, khách quan, trân trọng những bài viết cảm xúc, cách cảm nhận sáng tạo.)