Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thắng (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 2620
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_8_nam_h.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thắng (Có đáp án)

  1. Phòng GD-ĐT Nam Trực ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NGỮ VĂN 8 Trường THCS Nam Thắng GIAI ĐOẠN III Thời gian làm bài 120 phút Phần I: Trắc nghiệm (2 đ)Trả lời câu hỏi bằng cách lựa chọn chữ cái đầu đáp án đúng Câu 1: Bản dịch bài thơ “Đi đường” của Hồ Chí minh thuộc thể thơ: A.Thất ngôn tứ tuyệt B. Song thất lục bát C. Lục bát D. Thất ngôn bát cú Câu 2: Có thể phân câu phủ định thành mấy loại cơ bản? A. Hai loại B. Ba loại C. Bốn loại D. Nămloại Câu 3 : Xét theo mục đích nói, câu “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng .” thuộc kiểu câu : A.Câu cầu khiến B. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán D. Câu trần thuật Câu 4 : Câu “Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” người nói đã sử dụng kiểu hành động nói : A. Hành động bộc lộ cảm xúc B. Hành động hỏi C. Hành động trình bày D. Hành động điều khiển Câu 5: Hai câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” sử dụng biện pháp tu từ : A. Ẩn dụ B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. Nói quá Câu 6 : Câu “Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc.” thuộc kiểu câu: A. Câu nghi vấn B. Câu cầu khiến C. Câu phủ định D. Câu cảm thán Câu 7 : Trong 4 kiểu câu chia theo mục đích nói kiểu câu được sử dụng phổ biến nhất: A. Câu nghi vấn B. Câu trần thuật C. Câu cảm thán D. Câu cầu khiến
  2. Câu 8 : : Hành động nói trong câu “Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!” được thực hiện bằng cách : A. Trực tiếp B. Gián tiếp Phần II : Tự luận (8 đ) Câu 1 (3đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù, dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng .” a/ Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai ? (0,5 đ) b/ Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm có đoạn văn trên ? (0,5 đ) c/ Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên ? (0,5 đ) d/Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên ? (1,5 đ) Câu 2 (5đ) Thuyết minh về một giống vật nuôi có ích
  3. Phòng GD-ĐT Nam Trực HƯỚNG DẪN CHẤM Trường THCS Nam Thắng ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NGỮ VĂN 8 GIAI ĐOẠN III Phần I: Trắc nghiệm (2đ) Mỗi câu trả lời đúng cho 0, 25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C A D A B C B A Phần II : Tự luận (8 đ) Câu 1 (3đ) a. - Đoạn văn trên trích trong văn bản Hịch tướng sĩ (0, 25 đ) - Tác giả : Trần Quốc Tuấn(0, 25 đ) b. Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm : trước cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần 2(1285) (0,5 đ) c. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn nghị luận (0,5 đ) d. Cảm nhận được - Đây là đoạn văn bộc lộ nỗi lòng căm uất kẻ thù, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì đất nước của Trần Quốc Tuấn - Lối nói cường điệu, hình ảnh so sánh ; sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố nghị luận và yếu tố biểu cảm tạo nên giọng điệu hùng hồn đanh thép mà vẫn thống thiết hiện được nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn. - Lời văn không chỉ truyền lửa yêu nước cho tướng sĩ nhà Trần mà còn truyền lửa yêu nước cho thế hệ mai sau. Cách cho điểm : - Điểm 1,25- 1,5 : cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, diễn đạt sáng rõ - Điểm 0,75- 1 : cảm nhận khá đầy đủ đầy đủ - Điểm 0,25- 0,5 : có một vài chi tiết đúng - Điểm 0 : thiếu hoặc sai hoàn toàn Câu 2 (5đ) a. Mở bài : ( 0,5 đ) Giới thiệu giống vật nuôi thuyết minh trong bài b. Thân bài : (4đ) - Giới thiệu thuyết minh về đặc điểm chung + Chủng loại, giống khác nhau + Hình thức : màu lông, đầu, chân, đuôi + Trọng lượng cơ thể, ăn uống, hoạt động - Lợi ích : nuôi để lấy thịt, làm cảnh, giúp con người c. Kết bài : (0,5đ) Tình cảm, suy nghĩ về giống vật nuôi được thuyết minh