Đề kiểm tra lại môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Phan Bội Châu (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 5060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra lại môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Phan Bội Châu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_lai_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2014_2015_truong_t.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra lại môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Phan Bội Châu (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD &ĐT HUYỆN ĐỨC CƠ KIỂM TRA LẠI NĂM HỌC 2014-2015 Trường THCS Phan Bội Châu Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 60 phút ( Không kể thời gian giao đề) Họ và tên: Lớp: Điểm Lời phê của giáo viên Đề bài: I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và khoanh tròn vào đáp án đúng ở bên dưới: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng nơi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế Vương muôn đời”. (Trích Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? a. Chiếu dời đô b.Hịch tướng Sĩ c.Nước Đại Việt ta d.Bàn luận về phép học Câu 2. Tác giả của đoạn trích trên là ai? a. Nguyễn Trãi b. Lý Công Uẩn c. Trần Quốc Tuấn c. Nguyễn Thiếp Câu 3. Câu “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế Vương muôn đời” thuộc kiểu câu gì? a. Cầu khiến b. Cảm thán c. Trần thuật d. Phủ định Câu 4. Câu “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế Vương muôn đời” Để thực hiện hành động nói nào ? a. Điều khiển b. Hứa hẹn c. Trình bày d. Nhận định II. TỰ LUẬN: (8 điểm) Hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không chuyên cần. . Hướng dẫn chấm : I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án a b c d II. TỰ LUẬN: (8 điểm) 1. Mở bài: Lười học là tình trạng phổ biến đối với học sinh hiện nay, nhất là học sinh vùng nông thôn và vùng sâu, vùng xa (1,0 điểm) 2. Thân bài: - Đất nước đang rất cần những người có tri thức để xây dựng kiến thiết (1,0 điểm) - Muốn có tri thức, học giỏi cần chăm học: kiên trì làm việc gì cũng thành công (1,0 điểm) - Xung quanh ta có nhiều tấm gương chăm học học giỏi (dẫn chứng) (1,0 điểm) - Tuy nhiên có một số học sinh còn chểnh mảng trong học tập khiến thầy cô và cha mẹ lo buồn (1,0 điểm) - Các bạn ấy chưa thấy rằng bây giờ càng ham vui chơi thì sau này càng khó tìm được niềm vui trong cuộc sống. Vậy thì ngay từ bây giờ các bạn hãy chăm chỉ học tập (2,0 điểm) 3. Kết bài: Kêu gọi (1,0 điểm)
  2. PHÒNG GD &ĐT HUYỆN ĐỨC CƠ KIỂM TRA LẠI NĂM HỌC 2014-2015 Trường THCS Phan Bội Châu Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 60 phút ( Không kể thời gian giao đề) Họ và tên: Lớp: Điểm Lời phê của giáo viên Đề bài: I. TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và khoanh tròn vào đáp án đúng ở bên dưới: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng nơi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế Vương muôn đời”. (Trích Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? a. Chiếu dời đô b.Hịch tướng Sĩ c.Nước Đại Việt ta d.Bàn luận về phép học Câu 2. Tác giả của đoạn trích trên là ai? a. Nguyễn Trãi b. Lý Công Uẩn c. Trần Quốc Tuấn c. Nguyễn Thiếp Câu 3. Câu “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế Vương muôn đời” thuộc kiểu câu gì? a. Cầu khiến b. Cảm thán c. Trần thuật d. Phủ định Câu 4. Câu “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế Vương muôn đời” Để thực hiện hành động nói nào ? a. Điều khiển b. Hứa hẹn c. Trình bày d. Nhận định II. TỰ LUẬN: (8 điểm) Hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không chuyên cần. PHÒNG GD &ĐT HUYỆN ĐỨC CƠ KIỂM TRA LẠI NĂM HỌC 2014-2015
  3. Trường THCS Phan Bội Châu Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 60 phút ( Không kể thời gian giao đề) Họ và tên: Lớp: Điểm Lời phê của giáo viên Đề bài: Câu 1: (2.0 điểm) Chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ và cho biết nội dung bài thơ. Câu 2: (2.0 điểm) a. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ b. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.” (Tô Hoài) Câu 3: (6.0 điểm) Hãy miêu tả về một người thân yêu, gần gũi nhất với em. - HẾT
  4. PHÒNG GD &ĐT HUYỆN ĐỨC CƠ KIỂM TRA LẠI NĂM HỌC 2014-2015 Trường THCS Phan Bội Châu Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 60 phút ( Không kể thời gian giao đề) Đề bài: Câu 1: (2.0 điểm) Chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ và cho biết nội dung bài thơ. Câu 2: (2.0 điểm) c. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ d. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.” (Tô Hoài) Câu 3: (6.0 điểm) Hãy miêu tả về một người thân yêu, gần gũi nhất với em. ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Câu Nội dung Điểm Câu 1 (mỗi câu chép đúng được 0,25 điểm) 1.0 - Khổ thơ cuối bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”: Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. - Nội dung bài thơ: Bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc , rộng lớn 1,0 của Bác với bộ đội và nhân dân, tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Câu 2 a.Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để 1.0 câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ. b. “Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.” 1.0 - Chẳng bao lâu: Trạng ngữ - tôi : Chủ ngữ - đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng: vị ngữ Câu 3 Bài tập làm văn cần đạt những yêu cầu sau: 1, Yêu cầu: - Tả người thân yêu gần gũi nhất với em như ông, bà, cha mẹ, anh, chị - Miêu tả toàn diện và thể hiện được sự thân thiết của em với người được miêu tả. 2 Dàn bài: - Mởi bài: 1.0 Giới thiệu khái quát người định tả (ai?, ở đâu?, quan hệ với em như thế nào?) - Thân bài: Miêu tả chi tiết: 4.0 + Miêu tả hình dáng: cao thấp, cử chỉ, dáng điệu, khuôn mặt., + Sở thích, việc làm + Cách đối xử với mọi người trong gia đình ( thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành vi ) + Tính tình: tình yêu thương đối với những người xung quanh + Tình cảm đối với em. - Kết bài: Tình cảm, thái độ của em đối với người được tả. 1.0