Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022

doc 4 trang Hoài Anh 27/05/2022 3560
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_7_nam_hoc.doc

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giữa học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022

  1. MA TRẬN Vận dụng Mức độ Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cấp độ cao Cộng Tên chủ đề thấp 1.Đọc hiểu văn -Hiểu ý nghĩa bản: Nhận biết các của các văn -Ngữ liệu: Đức thông tin về bản. tính giản dị của tác phẩm, tác - Xác định Bác Hồ giả, trạng ngữ, câu rút gọn Số câu: 3 Số câu: 3 Số câu: 6 Số điểm: 1,5 Số điểm: 1,5 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 30% Tiếng Việt Biết cách Chuyển đổi câu thêm bớt chủ động thành thành phần câu bị động; câu, cách chuyển đổi câu. Số câu:2 Số câu: 2 Số điểm: 2 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 20% Chứng minh tính đúng đắn 2.Tập làm văn của câu tục Tạo lập văn bản ngữ “ có công nghị luận chứng mài sắt có minh. ngày nên kim”. Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm:5 Số điểm:5 Tỉ lệ: 50% Tỉ lệ:50% Tổng số câu Số câu: 9 Số câu: 3 Số câu: 3 Số câu: 2 Số câu: 1 Số điểm Số điểm:10 Số điểm: 1,5 Số điểm: 1,5 Số điểm: 2 Số điểm: 5 Tỉ lệ .% Tỉ lệ: Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 50% 100%
  2. TRƯỜNG THCS ĐẠO TRÙ ĐỀ KSCL GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022 Môn Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề) Ngày thi: 22/01/2022 (Đề gồm 01 trang) I. Trắc nghiệm ( 3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏ Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn ( SGK Ngữ Văn 7, tập 2) Câu 1: Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta B. Ý nghĩa văn chương C. Sự giàu đẹp của tiếng Việt D. Đức tính giản dị của Bác Hồ Câu 2. Tác giả của văn bản trên là ai? A. Hoài Thanh B Hồ Chí Minh C. Phạm Văn Đồng D. Nguyễn Tuân Câu 3. Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ? A. Chỉ vài ba món rất giản đơn B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất. Câu 4. Câu “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ” đâu là trạng ngữ? A. Ở việc làm nhỏ đó B. Chúng ta C. Kính trọng như thế nào người phục vụ D. Việc làm. Câu 5. Tính chất nào phù hợp với bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ ? A. Tranh luận. B. So sánh. C. Ngợi ca. D. Phê phán. Câu 6: Trong các câu sau câu nào là câu rút gọn? A. Bao giờ cậu đi Hà Nội? B. Ngày mai tớ đi Hà Nội. C. Ngày mai D. Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân II. Phần làm văn Câu 1. ( 2 điểm) Chuyển các câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau: a. Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào. b. Gió đẩy bèo trôi dạt vào bờ. Câu 2. ( 5 điểm) Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ có công mài sắt có ngày nên kim”.
  3. Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm HƯỚNG DẪN CHẤM I. Trắc nghiệm ( 3 điểm) Mỗi câu đúng cho 0,5 Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D C B A C C II. Phần làm văn Câu Đáp án Điểm a. 0,5. - Cách 1: Con ngựa bạch buộc bên gốc đào. - Cách 2: Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào. 0,5 Câu 1 b. - Cách 1: Bèo bị gió đẩy trôi dạt vào bờ. 0,5 - Cách 2: Bèo trôi dạt vào bờ. 0,5 1. Mở bài - Dẵn dắt giới thiệu câu tục ngữ. “Sống ở trên đời người cũng vậy Gian nan rèn luyện mới thành công” 0,5 Không một thành công nào đến dễ dàng nếu con người không có quyết tâm phấn đấu. Hiểu được điều này, ông cha cha đã đúc kết thành câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lý hoàn toàn đúng đắn. 2. Thân bài a. Giải thích - Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo. - Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai. 1,0 - Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một Câu 2 việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua. b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ - Cuộc sống muôn vàn khó khan thử thách, để thành công con 0,5 người phải có tính kiên trì. - Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về 0,5 lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công” - Dẫn chứng: Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ 0,5 khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt. - Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng
  4. chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý: có ý chí, lòng quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu 0,5 nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh thì liệu ngày hôm nay, chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập? c. Bài học - Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người. 0,5 - Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm 0,25 gương dám sống và dám đi đến thành công. - Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình. 0,25 3. Kết bài - Nêu suy nghĩ về vấn đề. Bác Hồ đã dạy thanh niên rằng “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Trên 0,5 đời này không có việc khó, chỉ là bản thân mình đã chịu khó chưa mà thôi. Vậy bạn đã sẵn sàng cho công cuộc mài sắt thành kim của mình chưa?