Đề khảo sát chất lượng giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_giua_ki_ii_mon_ngu_van_nam_hoc_2018_2.doc
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng giữa kì II môn Ngữ văn Lớp 12 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)
- ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA KÌ II Năm học 2018 - 2019 Mônthi: NGỮVĂN 12 (Thời gian làm bài: 120 phút không kểthời gian phát đề) Phần I. Đọc hiểu (3,0điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: ( ) Những tình yêu thật thường không ồn ào chúng tôi hiểu đất nước đang hồi khốc liệt chúng tôi hiểu điều ấy bằng mọi giác quan bằng chén cơm ăn mắm ruốc bằng giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc bằng những nắm đất mọc theo đường hành quân có những thằng con trai mười tám tuổi chưa từng biết nụ hôn người con gái chưa từng biết những lo toan phức tạp của đời câu nói đượm nhiều hơi sách vở khi nằm xuống trong đáy mắt vô tư còn đọng một khoảng trời hạnh phúc nào cho tôi hạnh phúc nào cho anh hạnh phúc nào cho chúng ta hạnh phúc nào cho đất nước có những thằng con trai mười tám tuổi nhiều khi cực quá, khóc ào nhiều lúc tức mình chửi bâng quơ phanh ngực áo và mở trần bản chất
- mỉm cười trước những lời lẽ quá to nhưng nhất định không bao giờ bỏ cuộc ( ) (Trích “Thử nói về hạnh phúc” – Thanh Thảo) Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích trên? Câu 2: Hãy chỉ ra những khó khăn của đất nước “trong hồi khốc liệt” được nhắc đến trong đoạn trích trên? Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chủ đạo trong những dòng thơ sau: hạnh phúc nào cho tôi hạnh phúc nào cho anh hạnh phúc nào cho chúng ta hạnh phúc nào cho đất nước Câu 4: Anh /chị có đồng ý với quan điểm “Những tình yêu thật thường không ồn ào” không? Tại sao? Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ văn bản trên, anh /chị hãy “thử nói về hạnh phúc” theo quan niệm của bản thân trong đoạn văn khoảng 200 chữ. Câu 2. (5,0 điểm) Trong truyện ngắn Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã nhiều lần nhắc đến cây xà nu. Đoạn văn mở đầu, tác giả viết: “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời”. Và kết thúc tác phẩm là: “Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa.Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”. Cảm nhận vẻ đẹp cây xà nu trong các đoạn trích trên.Từ đó, anh/chị lí giải nhận định: Cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện”.(Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn lớp 12, NXB Giáo Dục Việt Nam, năm 2010, trang 65) Hết
- A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt bản hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. - Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 - Thể thơ tự do 0,5 2 Những khó khăn được nhắc tới: chén cơm 0,5 mắm ruốc (sinh hoạt đạm bạc), giấc ngủ bị cắt ngang cắt dọc (bom đạn khốc liệt), nắm đất mọc theo đường hành quân (chết chóc, hy sinh) Thí sinh có thể trích dẫn thông tin trong văn bản hoặc diễn đạt theo cách hiểu của bản thân. Trả lời được 2/3 ý trên: 0,25 điểm. Không trả lời hoặc có câu trả lời khác: 0,0 điểm. 3 Biện pháp: Điệp ngữ, điệp cấu trúc câu: 0,25 “hạnh phúc nào cho ”, Tác dụng: 0,5 + Nhấn mạnh sự trăn trở, nghĩ suy của người lính trẻ về hạnh phúc của mỗi cá nhân, của mọi người 0,25 và của đất nước. + Tạo nhịp điệu dồn dập, gấp gáp cho câu thơ, giọng điệu suy tư, trăn trở. Chú ý: Chấp nhận những cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần đúng ý. 4 Nêu rõ quan điểm bản thân: đồng tình hay 0,25
- không đồng tình 0,75 Lí giải hợp lí, thuyết phục. Dưới đây là gợi ý: + Đồng tình: Những tình yêu thật thường không ồn ào: là cách thể hiện tình yêu chân thành, giản dị bằng hành động cụ thể, giản đơn mà ý nghĩa. Những tình cảm chân thật không nhất thiết phải nói ra bằng lời hoa mĩ hay thể hiện bằng hành động khoa trương + Không đồng tình: Trong một số trường hợp đặc biệt, tình cảm lớn lao cũng cần được thể hiện bằng hành động phi thường có tầm ảnh hưởng và sức lan tỏa trong xã hội. + Vừa đồng tình, vừa không đồng tình: kết hợp cả hai ý trên. Lí giải còn chung chung, sơ sài: 0,25-0,5 điểm - Không lí giải, hoặc lí giải sai: 0,0 điểm II LÀM VĂN 7.0 1 Trình bày suy nghĩ về hạnh phúc theo quan 2.0 niệm của bản thân a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí 0,25 sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Thử nói 0,25 về hạnh phúc theo quan niệm của bản thân. c. Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn 1,0 các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của lắng nghe sâu sắc với việc bồi đắp làm giàu có vẻ đẹp nhân văn trong con người mình. Có thể theo hướng sau: Hạnh phúc là trạng thái thỏa nguyện của con người khi đạt được điều gì đó.
- Quan niệm về hạnh phúc là: sự chia sẻ về vật chất hoặc tinh thần; sự cống hiến, hi sinh; cũng có thể là sự hưởng thụ vật chất hoặc đón nhận tình cảm từ người khác; có thể là hạnh phúc trong khoảnh khắc hay hạnh phúc dài lâu Hạnh phúc sẽ khiến cuộc sống tốt đẹp hơn, con người sống nhân văn, nhân ái hơn. - Quan niệm về hạnh phúc của mỗi người, mỗi thời không giống nhau nên hạnh phúc hay không là do chính chúng ta cảm nhận và tạo ra. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn 0,25 chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện 0,25 suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận. 2 Anh/chị hãy cảm nhận vẻ đẹp hình tượng 5.0 cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Từ đó, lí giải ngắn gọn ý kiến sau: Cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận 0,25 Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp hình tượng cây xà nu trong các đoạn 0,25 trích mở đầu và kết thúc truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Từ đó, lí giải ngắn gọn ý kiến: Cây xà nu là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, tạo nên màu sắc sử thi và sự lãng mạn bay bổng cho thiên truyện. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành luận điểm : Vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, triển khai được vấn
- đề một cách hợp lí. * Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, vấn 0, 25 đề nghị luận Cảm nhận vẻ đẹp vẻ đẹp hình 2,75 tượng cây xà nu: Vị trí: Là hình tượng lớn, xuyên suốt tác phẩm: Nhan đề, xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm, xuất nhiện ở đầu và cuối tác phẩm. Có khoảng 20 lần nhà văn nói tới cây xà nu, nhựa xà nu, khói xà nu, đồi xà nu Vẻ đẹp cây xà nu ở đoạn mở đầu: + Vẻ đẹp tự nhiên của cây xà nu: ++ Là loài cây lớn, đông đảo và hùng vĩ, bao phủ một vùng rộng lớn trên mảnh đất Tây Nguyên. ++ Rừng xà nu là đối tượng của sự hủy diệt, nỗi đau thương hiện ra trong nhiều vẻ thật bi tráng. ++ Loài cây có sức sống mạnh mẽ, kiên cường, bất diệt và khả năng sinh sôi mãnh liệt. Dưới làn đạn của kẻ thù, rừng xà nu vẫn sinh sôi nảy nở. ++ Là loài cây ham ánh sáng, luôn vươn ra ánh sáng, hướng tới sự sống, qua đó phô ra tất cả những vẻ đẹp của tầm vóc, sắc màu và hương thơm. ++ Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân làng Xô Man. Cánh rừng xà nu là tấm lá chắn vững chắc che chở cho dân làng. + Cây xà nu biểu tượng cho số phận và phẩm chất của nhân dân làng Xô Man: ++ Hình ảnh cây xà nu tượng trưng cho sự mất mát, đau thương, uất hận của dân làng Xô Man. ++ Cây xà nu tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, kiên cường của dân làng Xô Man.
- ++ Cây xà nu còn tượng trưng cho các thế hệ người dân Tây Nguyên kế tiếp nhanh chóng trưởng thành trong chiến tranh. ++ Cây xà nu tượng trưng cho khát vọng tự do của người dân Tây Nguyên. Vẻ đẹp cây xà nu ở đoạn cuối: + Hình tượng rừng xà nu vẫn trong mưa bom lửa đạn nhưng đang vươn lên mạnh mẽ. + Hình ảnh cây xà nu ngày càng bất tận hơn ở đoạn cuối như để khẳng định cánh rừng xà nu kia dù phải chịu bao sự tàn phá của kẻ thù thì vẫn cứ mãi vươn lên. Đó cũng chính là sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên, cũng là sự tiếp nối của các thế hệ. “những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời” ở đoạn mở đầu là sự tập hợp nhiều cá thể tạo thành tập thể, còn “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” ở đoạn kết là sự tập hợp khối đoàn kết thành sức mạnh của các thế hệ nối tiếp nhau trên con đường đấu tranh. Nghệ thuật miêu tả cây xà nu: + Hình ảnh xà nu được miêu tả rất công phu cả ở đầu và cuối tác phẩm tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng gây ấn tượng cho người đọc. + Xây dựng hình ảnh biểu tượng có sức khái quát lớn. Cách viết vừa kể, vừa tả gợi nhiều liên tưởng, tưởng tượng. + Các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng được vận dụng linh hoạt. + Ngôn ngữ giàu hình ảnh, phóng khoáng, giàu chất thơ. Lí giải ngắn gọn: Cây xà nu 1,0 là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, tạo nên màu sắc sử 0,75 thi và sự lãng mạn bay bổng
- cho thiên truyện. Hình tượng xà nu mang vẻ đẹp lớn lao, kì vĩ, tạo nên bối cảnh sử thi hùng tráng làm nền cho hai câu chuyện về cuộc đời Tnú và làng Xô Man đánh giặc. Đồng thời, 0,25 biểu tượng cho số phận, tinh thần đấu tranh kiên cường, phẩm chất tốt đẹp của người Tây Nguyên và dân tộc Việt Nam, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm. - Cây xà nu có sức sống mãnh liệt, diệu kì như trong huyền thoại làm nên màu sắc Tây Nguyên mà nhà văn say mê, ca ngợi, tự hào. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn 0,25 chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. e. Sáng tạo: Có cách suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ, 0,25 cách thể hiện độc đáo về vấn đề cần nghị luận, có sự liên hệ mở rộng với những tác phẩm cùng đề tài, chủ đề. TỔNG ĐIỂM: 10.0