Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc (Có đáp án)

pdf 4 trang thaodu 11640
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2.pdf

Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2019-2020 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: Điện thoại đã được cấm sử dụng trong các giờ học ở Pháp, tuy nhiên vào năm học tới, học sinh nước này còn bị cấm sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi, giờ ăn trưa và thời gian luân chuyển giữa các tiết học. Phản ứng của giáo viên và phụ huynh trước lệnh cấm này được chia thành 2 phe đối lập. Một số nói rằng, trẻ phải được “sống trong thời gian riêng của mình”. Ở Pháp, khoảng 93% trẻ từ 12-17 tuổi sở hữu điện thoại di động. “Ngày nay, trẻ không còn hứng thú với việc vui chơi chạy nhảy trong giờ ra chơi nữa. Tất cả chúng đều dán mắt vào điện thoại. Và dưới góc độ giáo dục thì đó là một vấn đề” – ông Jean-Michel Blanquer, Bộ trưởng Giáo dục Pháp nhận định. “Điều này là để đảm bảo rằng các quy định và điều luật được tôn trọng. Việc sử dụng điện thoại bị cấm trong lớp học. Với các hiệu trưởng, giáo viên và phụ huynh, chúng ta phải tìm ra cách để bảo vệ học sinh khỏi việc bị mất tập trung vì màn hình và điện thoại” – ông nói. (Trích bài báo Trường học Pháp cấm điện thoại cả trong giờ ra chơi, – dẫn theo Vietnam.net.vn, 13/12/2017) Câu 1. Xác định câu chủ đề của đoạn văn bản trên. (0,5 điểm) Câu 2. Lí do Bộ trưởng Giáo dục Pháp cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi là gì? (0,5 điểm) Câu 3. Anh/ Chị hiểu “sống trong thời gian riêng của mình” là như thế nào? (1,0 điểm) Câu 4. Là học sinh, anh/chị có đồng tình với quan điểm của Bộ trưởng Giáo dục Pháp hay không? Vì sao? (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam (Ngữ văn 11, tập một - NXB giáo dục, 2017) - Hết – Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh ; Số báo danh .
  2. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM KSCL HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN: NGỮ VĂN 11 (HDC gồm có 02 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3.0 1 Câu chủ đề của đoạn văn bản: Điện thoại đã được cấm sử dụng trong các 0.5 giờ học ở Pháp, tuy nhiên vào năm học tới, nước này còn cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi, giờ ăn trưa và thời gian luân chuyển giữa các tiết học. 2 Lí do Bộ trưởng Giáo dục Pháp cấm học sinh sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi là: 0.5 “Ngày nay, trẻ không còn hứng thú với việc vui chơi chạy nhảy trong giờ ra chơi nữa. Tất cả chúng đều dán mắt vào điện thoại. Và dưới góc độ giáo dục thì đó là một vấn đề” 3 “sống trong thời gian riêng của mình”: Sử dụng thời gian cho những mục đích cá nhân, riêng tư nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân, không 1,0 bắt buộc làm theo những quy định, trách nhiệm chung. 4 Học sinh có thể nêu quan điểm riêng, đồng ý hoặc không đồng ý. Miễn là lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Dưới đây là một vài gợi ý: - Đồng ý. Bởi vì: Học sinh sử dụng điện thoại trong giờ ra chơi sẽ luôn dán mắt vào màn hình, không có sự vận động cơ thể và như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng tập trung trong các giờ học - Không đồng ý. Bởi vì: Học sinh cần được giải trí trong giờ ra chơi và điện thoại giúp học sinh thư giãn. 1.0 2 Cảm nhận về cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong truyện ngắn 7.0 “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25 Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.5 Cảnh đợi tàu của chị em Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, yêu cầu của đề. 0.5 * Cảnh đợi tàu của chị em Liên a. Hoàn cảnh, lí do đợi tàu - Chị em Liên là những đứa trẻ từng có những ngày sống khá giả ở Hà 0.5 Nội nhưng từ khi cha mất việc, gia đình Liên phải về sống ở một phố
  3. huyện buồn tẻ, nghèo nàn. - Cuộc sống tẻ nhạt, quẩn quanh, tăm tối khiến hai chị em cũng như những người dân nơi đây luôn có một khao khát đợi con tàu từ Hà Nội về 0.5 ngang qua phố huyện. b.Tâm trạng đợi tàu * Trước khi tàu đến: + Mặc dù đã buồn ngủ ríu cả mắt nhưng hai chị em vẫn gượng thức khuya để đợi tàu. An trước khi ngủ còn dặn với chị: Tàu đến chị đánh 0.5 thức em dậy nhé. + Liên thao thức không ngủ, chờ đợi từng dấu hiệu của con tàu, dõi theo sự xuất hiện của nó từ xa. * Khi tàu đến: - Hai chị em chăm chú quan sát như không bỏ qua một chi tiết nào từ âm thanh dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ - Say mê nhìn đoàn tàu như cố gắng thu hết trong tầm nhìn, trong sự khao 1.0 khát của mình những hình ảnh sang trọng, rực rỡ của con tàu, hình ảnh lung linh huyền diệu của ánh sáng, nó khác hẳn với thế giới mà chị em Liên đang sống. * Khi tàu đi qua: - Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. 0.5 - Ánh mắt dõi theo đầy nhớ tiếc. Con tàu đã đánh thức trong Liên một kí ức, một mơ tưởng về một Hà Nội xa xăm, sáng rực, vui vẻ và huyên náo. c. Ý nghĩa của cảnh đợi tàu - Đánh thức ở chị em Liên những hoài niệm đẹp về Hà Nội, về tuổi thơ đã mất. 0.5 - Thể hiện niềm khao khát của hai chị em về một cuộc sống tươi sáng, tốt đẹp hơn. 0.5 * Đánh giá chung - Nội dung: Qua cảnh đợi tàu, thấy được tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam ở niềm xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ và sự nâng 0.5 niu trân trọng những ước mơ, khát vọng vượt ra khỏi cuộc sống tù túng, quẩn quanh của họ. - Nghệ thuật: Phân tích nội tâm nhân vật tinh tế; giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh; ngôn ngữ giản dị giàu chất thơ; kết hợp bút pháp hiện thực và 0.5 lãng mạn, d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0.25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn 0.5 đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM 10.0