Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Lớp 11 liên trường môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)

doc 8 trang thaodu 4010
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Lớp 11 liên trường môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_lop_11_li.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng đội tuyển học sinh giỏi Lớp 11 liên trường môn Ngữ văn - Năm học 2019-2020 - Trường THPT Triệu Sơn 5 (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 HỌC SINH GIỎI LỚP 11 LIÊN TRƯỜNG NĂM HỌC 2019 - 2020 Đề chính thức MÔN: NGỮ VĂN Gồm có 01 trang Thời gian làm bài: 180 phút Ngày thi 27/10/2019 Họ tên thí sinh: Số báo danh: PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu : Lớn lên về thể chất là giấc mơ có thật của những thế hệ sinh ra trong rơm rạ đói nghèo,( ). Nhưng khi lớn lên về thể chất cũng là khi tôi dần biết về một giấc mơ khác nữa. Giấc mơ con người sẽ trưởng thành về nhân cách tâm hồn. Khi ta lớn, ta có thể chỉ biết về quyền của mình. Khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân. Ta biết cho đi hơn là nhận lại. Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình. Thử thách của tuổi mới lớn có thể chỉ đơn giản là một cú vật tay xem ai cơ bắp dẻo dai hơn. Em hãy thử đi xa hơn, bước tới những thử thách rằng ai cống hiến nhiều hơn cho cộng đồng. Ai truyền đi những năng lượng tích cực mạnh mẽ hơn. Ai biết sống vì người khác, vì bạn bè còn gian khó, vì làng quê còn nghèo nàn, vì đất nước còn lạc hậu, vì dân tộc còn tụt lại phía sau. Mỗi ngày hãy nhìn thẳng vào phía Mặt Trời thiêu đốt và vạch những vạch đinh hằn mốc đánh dấu trưởng thành của mình theo cách cao thượng: cách trưởng thành khi em biết nghĩ về những điều dài rộng và biết sống vì người khác. (Trích Bút kí Sống như cây rừng, Hà Nhân, NXB Văn học, 2016, tr. 191) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ trong đoạn trích trên. Câu 2. Theo tác giả, biểu hiện của sự trưởng thành là gì? Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Khi ta lớn, ta có thể chỉ biết về quyền của mình. Khi ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân? Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý kiến: Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên? Vì sao? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN(14,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống. Câu 2. ( 10,0 điểm) Trong tập tiểu luận Trang giấy trước đèn, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết:“Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng tình yêu cuộc sống, nhất là tình yêu thương con người ” (Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học xã hội, 2002, trang 111) Từ cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao (Ngữ Văn 11, tập 1, NXBGD Việt Nam 2018), liên hệ với bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du (Ngữ Văn 10, tập 1, NXBGD Việt Nam 2018), anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết 1
  2. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐÁP ÁN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐỘI TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 5 TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 LIÊN TRƯỜNG MÔN: NGỮ VĂN Đáp án chính thức Thời gian làm bài: 180 phút Gồm có 07 trang Phần Câu Nội dung Điểm I Đọc hiểu 6,0 1 - Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích: Phong cách ngôn ngữ 1,0 chính luận. 2 Theo tác giả, biểu hiện của sự trưởng thành là: 1,5 - Ta biết về trách nhiệm của bản thân. - Ta biết cho đi hơn là nhận lại. - Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. - Ta biết rằng yêu thương người khác cũng chính là vỗ về tâm hồn của chính mình. Ý kiến: “Khi ta lớn, ta có thể chỉ biết về quyền của mình. Khi 1,5 3 ta thực sự trưởng thành, ta mới biết về trách nhiệm của bản thân” được hiểu là: - Khi ta có thể chỉ biết về quyền của mình có nghĩa: có thể ta chỉ muốn đòi hỏi quyền lợi, muốn được nhận (mà chưa nghĩ đến cho), điều đó chứng tỏ ta mới chỉ lớn về thể chất, về tuổi tác chứ ta chưa trưởng thành. - Khi ta biết về trách nhiệm của bản thân ta sẽ phải sống có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh. -> Ý nghĩa của sự trưởng thành. Học sinh tự do nêu quan điểm, có thể nêu theo 3 hướng: 2,0 4 - Đồng tình và giải thích được vì sao đồng tình - Không đồng tình và giải thích được vì sao không đồng tình - Vừa đồng tình, vừa không đồng tình và giải thích được lí do. Gợi ý cụ thể: Đồng tình với quan điểm: Ta biết đi tình nguyện thực ra là để chính ta trưởng thành lên. Vì: + Khi ta biết tình nguyện tức là ta biết chia sẻ những khó khăn, những yêu thương. Đó là cách làm đầy thêm niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi người. + Tình nguyện bao giờ cũng gắn với hành động tự nguyện, sẽ làm cho cuộc sống xung quanh trở nên tốt đẹp có ý nghĩa hơn. + Bản thân trưởng thành cả trong trái tim và suy nghĩ, biết sống có trách nhiệm, biết thấu cảm với từng số phận, từng mảnh đời mà ta chứng kiến, trải qua, thêm yêu cuộc sống mình có, và trân trọng mọi điều mình có được. - Cần phê phán những bạn trẻ ngại tham gia hoạt động tình nguyện, luôn đăn đo, sợ thiệt hơn. II Tạo lập văn bản 2
  3. 1 Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một 4,0 bài văn ngắn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống. a.Yêu cầu chung: - Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản để bày tỏ thái độ, chủ kiến của mình. - Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình, nhưng phải có thái độ chân thành nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. b.Yêu cầu về kiến thức 4,0 - Thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng của mình để làm bài, có thái độ chân thành, nghiêm túc, khách quan - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các nội dung sau: * Giới thiệu vấn đề nghị luận: Những thử thách là điều không 0,5 bao giờ thiếu trong cuộc sống của mỗi con người nhưng điều quan trọng là chúng ta phải biết vượt qua thử thách. * Giải thích vấn đề: 0,5 - Thử thách: là những yếu tố gây khó khăn, cản trở đến việc thực hiện một công việc, một kế hoạch, một mục tiêu nào đó mà buộc con người ta phải vượt qua. - Vượt qua những thử thách: là quá trình con người dùng nghị lực, khả năng của chính mình để vượt qua những tình huống, những việc làm khó khăn, gian khổ nhằm đạt được thành công trong cuộc sống. * Bàn luận 1,5 - Con người luôn luôn phải đối diện với những thử thách trong cuộc sống, lao động, học tập và trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Không có ai sống mà không phải đối diện với những thử thách trong cuộc đời. - Việc vượt qua thử thách có ý nghĩa rất lớn lao đối với cuộc sống của mỗi con người: + Mỗi lần vượt qua những thử thách là một lần chúng ta được trải nghiệm, giúp ta hình thành những bài học kinh nghiệm, bồi đắp vốn sống. + Thử thách và vượt qua thử thách khơi dậy những năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người, giúp ta khám phá và khẳng định giá trị của bản thân. + Vượt qua thử thách góp phần tôi rèn bản lĩnh, hình thành những phẩm chất như: niềm tin, nghị lực, sự kiên trì, dũng 3
  4. cảm, Từ đó, giúp con người trưởng thành hơn và có cơ hội thành công hơn, có thể đóng góp sức mình nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội. ( H/s nêu dẫn chứng phù hợp) * Mở rộng, nâng cao 1,0 - Con người cần phải biết đương đầu và vượt qua thử thách thì mới có thể tồn tại, phát triển và hướng tới thành công. Để vượt qua thử thách, con người cần có sức mạnh và luôn luôn rèn luyện để có sức mạnh, cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, con người cần phải có niềm tin, ý chí, nghị lực và luôn trau dồi tri thức, kinh nghiệm. - Thực tế cuộc sống, có rất nhiều người đã vượt qua những thử thách để đến với thành công, góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội. - Phê phán những người gặp thử thách là nản lòng, chùn bước, không có ý chí vượt qua mọi gian nan, thử thách. * Bài học nhận thức và hành động - Thử thách là điều không thể thiếu trong cuộc sống. 0,5 - Cần tôi rèn ý chí, nghị lực; cần lạc quan và dũng cảm đối mặt với thử thách; biến khó khăn, thử thách thành cơ hội; cần dám nghĩ, dám làm và dám vượt qua những thử thách để thực hiện ước mơ và khát vọng. 2 Trong tập tiểu luận Trang giấy trước đèn, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết: “Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng tình yêu cuộc sống, nhất là tình yêu thương con người ” (Trang giấy trước đèn, NXB Khoa học xã hội, 2002, trang 111) Từ cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao (Ngữ Văn 11, tập 1, NXBGD Việt Nam 2018), liên hệ với bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du (Ngữ Văn 10, tập 1, NXBGD Việt Nam 2018), anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. *Yêu cầu chung - Câu hỏi hướng đến việc đánh giá năng lực viết bài văn NLVH, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về lí luận văn học, tác phẩm văn học, kĩ năng tạo lập văn bản, khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài. - Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng. *Yêu cầu về kiến thức: 10,0 Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo một số nội dung sau: a. Cắt nghĩa ý kiến: 1,0 - Trước hết, nhà văn phải mang nặng tình yêu đối với cuộc 4
  5. sống, phải lăn lộn với đời để có vốn sống phong phú, suy tư về cuộc đời, từ đó, mới có xúc cảm, rung động để sáng tạo. - Nhà văn phải có tình yêu thương con người bằng tất cả trái tim, trách nhiệm của mình. Từ xưa, “Văn dĩ tải đạo” luôn được đề cao. Đại thi hào Nguyễn Du từng viết “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” => Thực chất ý kiến của Nguyễn Minh Châu đã nhấn mạnh tới thiên chức của một người nghệ sĩ: Người nghệ sĩ phải sống sâu sắc với đời, phải có tình yêu với người, phải có trách nhiệm với việc cầm bút của mình. b. Bàn luận: 1,0 - Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của nghệ thuật vì vậy chỉ khi nhà văn yêu tha thiết cuộc sống từ đó mới phát hiện ra những vấn đề đời sống để viết nên tác phẩm. Nhà văn là con ong mà cuộc đời là hương hoa, phải yêu cuộc đời thì nhà văn mới có được những giọt mật ngọt lành. - Chỉ bằng tấm lòng yêu thương, chia sẻ, người nghệ sĩ mới thực sự hiểu, cảm thông sâu sắc trước những bất hạnh của con người. - Cũng chỉ bằng tấm lòng yêu thương, chia sẻ, nhà văn mới phát hiện và trân trọng vẻ đẹp khuất lấp bên trong tâm hồn của con người. Bằng tình người, nhà văn mới có thể phát hiện và nâng niu tính người. - Biết cảm thông, yêu thương thì mỗi mỗi nhà văn mới thực sự là một nhà nhân đạo và văn chương mới thực hiện được thiên chức nhân đạo hóa con người, làm cho con người tốt đẹp hơn. c. Chứng minh qua nhân vật Chí Phèo 4,5đ *Giới thiệu: Vài nét về nhà văn Nam Cao và tác phẩm “Chí 0,5đ Phèo”. *Về nội dung: Nhân vật Chí Phèo được xây dựng bằng tất cả 3,0đ tình yêu thương của một trái tim nhân đạo của Nam Cao - Nhà văn Nam Cao luôn quan niệm “sống đã rồi hãy viết”, phải có vốn sống căng đầy thì Nam Cao mới sáng tạo được những trang văn phập phồng hơi thở cuộc sống. - Chí Phèo là hình tượng trung tâm trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao, là nhân vật điển hình cho bi kịch bị tha hóa của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nam Cao đã xây dựng nhân vật của mình bằng tất cả tình yêu thương của một trái tim nhân đạo (Hs khi phân tích cần đảm bảo các ý sau): + Nam Cao cảm thương cho những người nông dân hiền lành, lương thiện nhưng bị xã hội vô nhân tính đẩy vào con đường tha hóa làm biến dạng cả hình hài lẫn tâm hồn. + Nam Cao trân trọng, nâng niu, tin tưởng vào bản tính lương thiện của người nông dân: Sự tự trọng, ý thức về danh dự, nhân 5
  6. phẩm của một anh canh điền; dù rơi xuống vực thẳm của sự tha hóa nhưng không đánh mất hoàn toàn bản tính lương thiện của con người + Nam Cao cảm thương cho bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí. Nhà văn miêu tả nỗi đau khổ đến tuyệt vọng của Chí khi bị Thị Nở từ chối với một niềm cảm thương sâu sắc. Cảm thương cho nỗ lực níu kéo đầy tuyệt vọng của Chí + Nam Cao trân trọng, nâng đỡ những khát vọng đẹp đẽ của con người: Khát vọng được làm người, Khát vọng tình yêu, hạnh phúc + Nam Cao lên án, đả kích xã hội phi nhân tính, bất công, tàn bạo, đã đẩy những người nông dân lương thiện vào bi kịch thê thảm. * Về nghệ thuật: 0,5đ - Nghệ thuật phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật đạt đến trình độ bậc thầy (Đây là nét nghệ thuật quan trọng nhất trong tác phẩm) - Cốt truyện: Vừa có sự kế thừa truyền thống ở sự chặt chẽ, logic, nhiều kịch tính, vừa có sự đổi mới theo hướng hiện đại. - Kết cấu: linh hoạt, đầu cuối tương ứng. - Ngôn ngữ: Giản dị, tự nhiên, trong sáng, nhiều đoạn nhà văn còn sử dụng cả khẩu ngữ khiến cho tác phẩm rất gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. - Chi tiết nghệ thuật: Một số chi tiết nghệ thuật giàu sức gợi . - Giọng điệu: Nhà văn đã sử dụng kĩ thuật hòa trộn giọng điệu để tạo nên tính đa thanh đa giọng. * Đánh giá nâng cao: 0,5đ Với Nam Cao, tác phẩm “Chí Phèo” chính là truyện ngắn để đời, là đỉnh cao rực rỡ trong sự nghiệp sáng tác của ông. Với văn học Việt Nam hiện đại “Chí phèo” được xếp vào hàng kiệt tác. Vừa đậm đặc giá trị hiện thực, vừa chứa chan tinh thần nhân đạo, vừa mới mẻ, độc đáo trong văn phong. Sẽ có một “ khoảng trống mà Nam Cao để lại cho văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám (1945) nếu không có tác phẩm Chí Phèo”. d. Liên hệ với bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du 2,0đ * Giới thiệu: Vài nét về Nguyên Du Và bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” * Về nội dung: (HS phân tích sơ lược để rút ra được các nội dung sau:) - “Đọc Tiểu Thanh kí” là kết tinh những cảm xúc, suy tư của một người nghệ sĩ có trái tim nhân ái, bao la, một tâm hồn đầy suy tư, trăn trở, băn khoăn, day dứt về số phận con người. Tất cả tình yêu thương của một trái tim nhân đạo của Nguyễn Du trong “Đọc Tiểu Thanh kí”: + Là niềm xúc động, trân trọng và sẻ chia đối với vẻ đẹp nhan 6
  7. sắc, tài năng cùng nỗi bất hạnh của Tiểu Thanh cùng bao thân phận giai nhân tài tử trong cuộc đời. + Là tiếng khóc người, nỗi thương người mà còn là tiếng khóc mình, nỗi thương mình. + Là mối tự hận, tự thương; là niềm khát khao tri kỉ của Nguyễn Du, niềm khát khao kiếm tìm tri âm muôn thuở của con người. - Qua “Đọc Tiểu Thanh kí” , Nguyễn Du đã lên án chế độ đa thê, trọng nam khinh nữ đã đẩy Tiểu Thanh vào số kiếp bi thương. Đồng thời bày tỏ sự phẫn nộ trước xã hội phong kiến bất công đã đẩy những con người tài hoa, có chí khí, hoài bão vào kiếp tài hoa bạc mệnh, tài tử đa cùng. - Bài thơ mở đầu bằng tiếng khóc người, thương người, kết thúc bằng tiếng khóc mình, thương mình. Khóc người thương người là sứ mệnh mang cao cả của trái tim nhân đạo lớn. Khóc mình thương mình là sự sâu sắc của tư tưởng nhân văn. Vì thế mà thi phẩm đã khơi dậy được sự đồng cảm sâu xa trong lòng người đọc, góp phần bồi đắp cho tâm hồn con người những tình cảm chân, thiện, mĩ. - Về nghệ thuật: “Đọc Tiểu Thanh kí” làm theo thể thất ngôn bát cú đường luật hàm súc cô đọng, ngôn ngữ hình ảnh giàu sức biểu tượng e. Sự tương đồng và khác biệt: - Tương đồng: Hai tác phẩm là kết tinh những cảm xúc, suy tư 0,5đ của một người nghệ sĩ có trái tim nhân ái, bao la, một tâm hồn đầy suy tư, trăn trở, băn khoăn, day dứt về số phận con người. Đồng thời cả hai nhà văn đều lên án chế độ xã hội đương thời đã đẩy con con người vào bước đường cùng. - Khác biệt: + Ở tác truyện ngắn “Chí Phèo”: Bằng tấm lòng yêu thương, chia sẻ, nhà văn Nam Cao đã cảm thông, chia sẻ với nỗi bất hạnh của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám; phát hiện và trân trọng vẻ đẹp khuất lấp bên trong tâm hồn của con người tưởng như không thể hồi sinh được nữa; lên tiếng đòi quyền sống chính đáng cho con người + Ở bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí”: Là niềm xúc động, trân trọng và sẻ chia đối với vẻ đẹp nhan sắc, tài năng cùng nỗi bất hạnh của Tiểu Thanh cùng bao thân phận giai nhân tài tử trong cuộc đời; là niềm khát khao tri âm, tri kỉ của Nguyễn Du và cũng là niềm khát khao muôn thưở của con người - Lí giải: Có sự giống nhau vì cả 2 tác giả đều là nhà văn có tấm lòng nhân ái bao la Có sự khác nhau là do đặc điểm thể loại; do sự tác động của thời đại; do điểm nhìn, quan niệm sáng tác của mỗi người nghệ sĩ f. Đánh giá chung 1,0đ 7
  8. - Ý kiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu đúng đắn, vừa nêu ra yêu cầu tất yếu của một nhà văn, vừa chạm đến giá trị bản chất của mọi tác phẩm văn học. - Ý kiến là một chỉ dẫn cho người sáng tác và định hướng cho người tiếp nhận. + Với người sáng tác: Muốn “viết nhân đạo” phải “sống nhân đạo”. Người nghệ sĩ phải sống sâu sắc với đời, với người, có tấm lòng yêu thương, chia sẻ, thấu hiểu, cảm thông sâu sắc trước những bất hạnh của con người, phải có trách nhiệm với việc cầm bút của mình. Thông qua tác phẩm, tác giả phải gửi được những thông điệp mang giá trị nhân văn sâu sắc, như vậy tác phẩm mới có sức sống trường tồn trong lòng người đọc. + Với người tiếp nhận: Phải đồng cảm, tri âm với tác giả thông qua tác phẩm. Có như vậy tâm hồn người đọc mới được bồi đắp, trở nên giàu có và tràn đầy tình yêu thương con người, niềm tin yêu với cuộc sống. Lưu ý chung: 1. Đây là đáp án mở, thang điểm có thể không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. 8