Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2010 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2010 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2.pdf
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2010 - Sở giáo dục và đào tạo Vĩnh Phúc
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I, NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề ĐỀ CHÍNH THỨC I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu dưới đây: Người xưa thường hay nhắc nhở:“Lời nói không mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Ta vốn có sẵn một thứ tài sản rất quý báu, có thể làm cho những người sống bên cạnh an vui và hạnh phúc mà không phải tốn kém tiền bạc hay công sức, đó là lời nói dễ thương - ái ngữ. Đúng là bản chất của ngôn từ không thể nào diễn đạt hết những điều sâu sắc của tình cảm hay sự vô cùng của chân lý, nhưng nó thật sự cần thiết để tiếp sức cho nhau trong những lúc khó khăn. Những lời nói nhẹ nhàng và ấm áp được phát ra từ cõi lòng bình yên và thái độ kính trọng, không những tạo nên cảm giác dễ chịu, mà còn có thể xoa dịu và nâng đỡ người nghe rất nhiều. Khi ta biểu đạt ra ngoài bằng hành động hay lời nói phù hợp với những gì xảy ra trong tâm thì năng lượng của nó sẽ được khuếch đại lên gấp nhiều lần. Do đó một lời nói chân thành, truyền tải được năng lượng an lành, đích thực là liều thuốc bổ giúp nhau mau chóng phục hồi sức khỏe và tinh thần. (Minh Niệm, Ái ngữ, trích Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2018, tr.180,181) Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Lời nói dễ thương - ái ngữ được hiểu như thế nào trong đoạn trích? (0,75 điểm) Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: Do đó một lời nói chân thành, truyền tải được năng lượng an lành, đích thực là liều thuốc bổ giúp nhau mau chóng phục hồi sức khỏe và tinh thần. (0,75 điểm) Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với câu nói của người xưa: Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau không? Vì sao? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Cảm nhận bài thơ sau: Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao. Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. (Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngữ văn 10, Tập một, NXBGD, 2015) - HẾT - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh ; Số báo danh