Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Địa lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đan Phượng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Địa lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đan Phượng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_dia_ly_lop_7_nam_hoc_20.doc
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kỳ II môn Địa lý Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Đan Phượng (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS ĐAN PHƯỢNG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 7 HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2019-2020 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên học sinh: Lớp: I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng đầu ý đúng Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải của châu Mĩ? A. Rộng 42 triệu km2. C. Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. B. Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc. D. Thành phần chủng tộc đa dạng. Câu 2. Kênh đào Pa-na-ma nối liền hai đại dương nào? A. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương. B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. D. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Câu 3. Quốc gia nào sau đây không thuộc Bắc Mĩ? A. Pê-ru B. Hoa Kì C. Mê-hi-cô D. Ca-na-đa Câu 4. Bắc Mĩ được giới hạn từ vòng cực Bắc đến A. xích đạo. C. vĩ tuyến 40oB. B. vĩ tuyến 15oB. D. chí tuyến Nam. Câu 5. Tỉ lệ dân cư Bắc Mĩ sống trong các đô thị đạt khoảng A. dưới 30%. B. 50%. C. trên 75%. D. 100%. Câu 6. Ngành chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của các nước Bắc Mĩ là A. nông nghiệp. C. dịch vụ. B. công nghiệp. D. nông nghiệp và công nghiệp. Câu 7. Đồng bằng nào rộng lớn nhất khu vực Nam Mĩ? A. Đồng bằng A-ma-dôn C. Đồng bằng Pam-pa B. Đồng bằng Ô-ri-nô-cô D. Đồng bằng La-pla-ta Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không phải của Trung và Nam Mĩ? A. Thiên nhiên phong phú, đa dạng. B. Phía tây có hệ thống núi cao đồ sộ. C. Lãnh thổ là một khối cao nguyên khổng lồ. D. Lãnh thổ trải dài từ vùng chí tuyến Bắc đến gần vòng cực Nam. Câu 9. Trung và Nam Mĩ có nền văn hoá Mĩ Latinh độc đáo là do A. có nhiều thổ dân da đỏ sinh sống. B. kết hợp dòng văn hoá: châu Âu và châu Á. C. hoà huyết giữa người châu Phi và người Anh-điêng. D. kết hợp ba dòng văn hoá: Âu, Phi và Anh-điêng. Câu 10. Vấn đề xã hội gay gắt hiện nay ở Trung và Nam Mĩ là: A. dân cư phân bố không đều giữa các vùng. B. gia tăng dân số cao và tốc độ đô thị hoá nhanh. C. thừa lao động và thiếu việc làm diễn ra phổ biến. D. mâu thuẫn giữa các dân tộc thường xuyên xảy ra.
- II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm): Trình bày đặc điểm địa hình của Bắc Mĩ. Câu 2 (2,0 điểm) a) Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ. b) Tại sao nhiều nước ở Trung và Nam Mĩ vẫn phải nhập khẩu lương thực?
- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG MÔN ĐỊA LÍ - LỚP 7 I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm) HS chọn đúng mỗi đáp án được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B D A B C C A C D B II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) CÂU NỘI DUNG TRẢ LỜI ĐIỂM Trình bày đặc điểm địa hình Bắc Mĩ. Cấu trúc địa hình Bắc Mĩ đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến: - Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000-4000m, 1,0 Câu 1 gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và (3,0 đ) sơn nguyên - Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ 1,0 - Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc- 1,0 tây nam a) Nêu sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ. - Người nông dân chiếm số đông, nhưng lại sở hữu rất ít ruộng đất, 0,5 phần lớn nông dân không có ruộng, phải đi làm thuê. - Đất đai phần lớn nằm trong tay các đại điền chủ và các công ti tư bản 0,5 nước ngoài. Câu 2 b) Tại sao nhiều nước ở Trung và Nam Mĩ vẫn phải nhập khẩu (2,0 đ) lương thực? - Do lệ thuộc vào nước ngoài, ngành trồng trọt ở nhiều nước Trung và 0,75 Nam Mĩ mang tính chất độc canh, mỗi quốc gia trồng một vài loại cây công nghiệp hoặc cây ăn quả để xuất khẩu. - Một số nước có sản lượng lương thực lớn như Bra-xin, Ac-hen-ti-na, 0,25 còn lại hầu hết các nước đều phải nhập khẩu lương thực.