Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Ngô Đức Thắng

doc 4 trang thaodu 2191
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Ngô Đức Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_giua_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_ngo_du.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Ngô Đức Thắng

  1. SỞ GD&ĐT NINH BÌNH ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HỌC KỲ II Trường THPT Nho Quan C Môn: Sinh học - Lớp 12 Người ra đề: Ngô Đức Thắng. 1. Bước 1 - Xác định Mục đích của đề kiểm tra một tiết giữa học kỳ II: - Đánh giá kết quả nhận thức của học sinh về phần kiến thức sinh học lớp 12 phần các bằng chứng và cơ chế tiến hoá và sự phát sinh phát triển của sự sống trên Trái Đất. - Phát hiện những mặt đã đạt được và chưa đạt được trong quá trình học tập của học sinh, từ đó xác định những nguyên nhân về phía học sinh cũng như về phía người dạy để đề ra phương án giải quyết. - Từ sự phân tích kết quả kiểm tra đánh giá học sinh, giáo viên có sự điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp. - Hoàn thiện kiến thức cho học sinh chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. 2. Bước 2 - Xác định hình thức đề thi Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan 3. Bước 3 - Xác định nội dung đề thi, lập ma trận đề thi KHUNG MA TRẬN Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ở cấp Vận dụng ở cấp (Nội dung, (bậc 1) (bậc 2) độ thấp (bậc 3) độ cao (bậc 4) chương) Chủ đề 1: Bằng Câu 1, 2, 3, 4, 5, Câu 10, 11, 12, Câu 16, 17, 18. Câu 19, 20, 21. chứng và cơ chế 6, 7, 8, 9. 13, 14, 15. tiến hoá (21 câu - 6 tiết) 70,0 % tổng số 42,8% hàng = 28,6 % hàng = 14,3 % hàng = 14,3 % hàng = điểm = 7,0 điểm3,00 điểm 2,00 điểm 1,00 điểm 1,00 điểm Số câu: 9 Số câu: 6 Số câu: 3 Số câu: 3 Chủ đề 2: Sự Câu 22, 23, 24, Câu 26, 27. Câu 28, 29. Câu 30. phát sinh và 25. phát triển của sự sống trên Trái đất (9 câu- 3 tiết) 30,0 % tổng số 44,5% hàng = 22,2 % hàng = 22,2 % hàng = 11,1 % hàng = điểm = 3 điểm 1,33 điểm 0,67 điểm 0,67 điểm 0,33 điểm Số câu: 4 Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 1 100%= 10 điểm 43,33 % tổng số 26,67 % tổng số 16,67 % tổng số 13,33% tổng số điểm = 4,33 điểm điểm = 2,67 điểm điểm = 1,67 điểm điểm = 1,33 điểm
  2. 4. Bước 4 - Biên soạn câu hỏi theo ma trận BIÊN SOẠN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC 12 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Tiến hoá nhỏ là quá trình: A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. Câu 2: Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi: A. quần thể mới xuất hiện. B. chi mới xuất hiện. C. loài mới xuất hiện. D. họ mới xuất hiện. Câu 3: Cách li trước hợp tử là: A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử. C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ. Câu 4: Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng: A. Thực vật B. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa C. Động vật D. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển Câu 5: Hiện tượng cá voi (thuộclớp thú), cá mập (lớp cá) và ngư long (bò sát cổ đại) giống nhau về kiểu hình là kết quả của: A. tiến hóa đồng quy. B. tiến hóa phân li. C. tiến hóa phân nhánh. D. tiêu giảm để thích nghi. Câu 6: Sự đa dạng loài trong sinh giới là do: A. đột biến B. CLTN C. biến dị tổ hợp D. sự tích luỹ dần các đặc điểm thích nghi trong quá trình hình thành các loài Câu 7: Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là: A. đột biến. B. di nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 8: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của tiến hóa lớn là: A. ngày càng đa dạng, phong phú. B. tổ chức ngày càng cao. C. thích nghi ngày càng hợp lý. D. từ đơn giản đến phức tạp. Câu 9: Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào: A. môi trường. B. tổ hợp gen chứa đột biến đó. C. tác nhân gây ra đột biến đó. D. môi trường và tổ hợp gen chứa đột biến đó. Câu 10: Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì: A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau. B. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen. C. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn. D. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 11: Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài A. động vật bậc cao. B. động vật. C. thực vật. D. có khả năng phát tán mạnh. Câu 12: Hiện tượng nào nhanh chóng hình thành loài mới mà không cần sự cách li địa lí? A. Lai xa khác loài. B. Tự đa bội. C. Dị đa bội. D. Đột biến NST. Câu 13: Con đường hình thành loài nhanh nhất và phổ biến là bằng con đường: A. địa lí. B. sinh thái. C. lai xa và đa bội hoá. D. các đột biến lớn.
  3. Câu 14: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại: A. thể đồng hợp. B. alen lặn. C. alen trội. D. thể dị hợp. Câu 15: Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. Đó là dạng cách li A. tập tính. B. cơ học. C. trước hợp tử. D. sau hợp tử. Câu 16: Những đột biến NST thường dẫn đến hình thành loài mới: A. Mất đoạn, chuyển đoạn. B. Mất đoạn, đảo đoạn. C. Đảo đoạn, chuyển đoạn. D. Chuyển đoạn, lặp đoạn nhiều lần. Câu 17: Cách li trước hợp tử gồm: 1: cách li không gian. 2: cách li cơ học. 3: cách li tập tính. 4: cách li khoảng cách. 5: cách li sinh thái. 6: cách li thời gian. Phát biểu đúng là: A. 1,2,3. B. 2,3,4. C. 2,3,5. D. 1,2,4,6. Câu 18: Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì: A. quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh hơn nhiều. B. vi khuẩn đơn bội, alen biểu hiện ngay kiểu hình. C. kích thước quần thể nhân thực thường nhỏ hơn. D. sinh vật nhân thực nhiều gen hơn. Câu 19: Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì: A. không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền. B. hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm. C. hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh D. cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 20: Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là: A. đột biến luôn làm phát sinh các đột biến có lợi. B. đột biến làm thay đổi tần số các alen rất chậm. C. đột biến và giao phối không ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá. D. chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá. Câu 21: Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là: A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài. B. bộ NST của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc. C. có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài. D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá. Câu 22: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá: A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá sinh học. B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học - tiến hoá tiền sinh học. C. Tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học. D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học. Câu 23: Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là: A. ATP. B. Năng lượng tự nhiên. C. Năng lượng hoá học. D. Năng lượng sinh học. Câu 24: Côaxecva được hình thành từ: A. Pôlisaccarit và prôtêin. B. Hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ thành. C. Các đại phân tử hữu cơ hoà tan trong nước tạo thành dung dịch keo. D. Một số đại phân tử có dấu hiệu sơ khai của sự sống.
  4. Câu 25: Ý nghĩa của Hoá thạch là: A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất. D. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ. Câu 26: Để xác định độ tuổi của các hóa thạch hay đất đá còn non, người ta thường dùng: A. Cacbon 12. B. Cacbon 14. C. Urani 238. D. Phương pháp địa tầng. Câu 27: Người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây để chia lịch sử trái đất thành các đại, các kỉ ? A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh vật. B. Quá trình phát triển của thế giới sinh vật. C. Thời gian hình thành và phát triển của trái đất. D. Hóa thạch và khoáng sản. Câu 28: Dạng người biết chế tạo công cụ lao động đầu tiên là: A. Homo erectus. B. Homo habilis. C. Nêanđectan. D. Crômanhôn. Câu 29: Điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của vượn người với người là: A. cấu tạo tay và chân. B. cấu tạo của bộ răng. C. cấu tạo và kích thước của bộ não. D. cấu tạo của bộ xương. Câu 30: Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh điều gì ? A. Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ. B. Axit nuclêic được hình thành từ các nuclêôtit. C. Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ. D. Chất vô cơ được hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất. Hết 5. Bước 5 - Xây dựng hướng dẫn chấm và thang điểm * Mỗi câu trả lời đúng 0,33 điểm. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC 12 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C C D A D C C D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D D A C B C C B C A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án B A B C A B A B C C 6. Bước 6 - Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra - Đối chiếu câu hỏi với ma trận và hướng dẫn chấm, thang điểm. - Thử đề kiểm tra với đối tượng học sinh. - Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm, thang điểm.