Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lí 7 (Có đáp án)

pdf 22 trang Hoài Anh 17/05/2022 5220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lí 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_1_tiet_mon_dia_li_7_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lí 7 (Có đáp án)

  1. Câu 1: Châu Phi là châu lục có diện tích lớn thứ mấy trên thế giới: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Lục địa châu Phi có độ cao trung bình: A. 600m B. 650m C. 700m D. 750m Câu 3: Châu Phi ngăn cách với Châu Á bởi Biển Đỏ và: A. Địa Trung Hải B. Biển Đen C.Kênh đào Panama D. Kênh đào Xuyê. Câu 4: Châu Phi có khí hậu nóng do: A. Đại bộ phận lãnh thổ nằm ngoài hai đường chí tuyến. B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến. C. Có nhiều hoang mạc và bán hoang mạc. D. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các dòng biển nóng ven bờ. Câu 5: Đặc điểm không phải của đường bờ biển châu Phi là: A. Ít bán đảo và đảo. B. Ít vịnh biển. C. Ít bị chia cắt. D. Có nhiều bán đảo lớn. Câu 6: Dạng địa hình chủ yếu ở châu Phi là:
  2. A. Bồn địa và sơn nguyên. B. Sơn nguyên và núi cao. C. Núi cao và đồng bằng. D. Đồng bằng và bồn địa. Câu 7: Hai bán đảo lớn nhất của châu Phi là: A. Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li. B. Ma-đa-ga-xca và Trung Ấn. C. Xô-ma-li và Xca-đi-na-vi. D. Xca-đi-na-vi và Ban-Căng. Câu 8: Nguyên nhân làm cho hoang mạc Xahara lan ra sát biển là: A. Nằm trên đường chí tuyến B. Ít mưa C. Có dòng biển lạnh đi qua. D. Tất cả đều đúng Câu 9: Châu Phi có nguồn tài nguyên nào giàu có? A. Nhiều đồng bằng B. Nhiều sông lớn C. Nhiều khoáng sản D. Nhiều tôm cá. Câu 10: Châu Phi nối liền với châu Á bởi eo đất: A. Pa-na-ma B. Xuy-ê C. Man-sơ D. Xô-ma-li Câu 11: Châu Phi có những loại khoáng sản chủ yếu: A. Vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng và phốt phát.
  3. B. Dầu mỏ, khí đốt, đồng, vàng, kim cương và manga. C. Vàng, kim cương, chì, đồng, sắt, apatit và uranium. D. Dầu mỏ, vàng, đồng, kim cương, apatit và sắt. Câu 12: Sông dài nhất châu Phi là: A. Nin. B. Ni-giê. C. Dăm-be-di. D. Công-gô. Câu 13: Kim cương tập trung chủ yếu ở: A. Bắc Phi B. Trung Phi C. Nam Phi D. Khắp châu Phi Câu 14: Vàng tập trung chủ yếu ở: A. Bắc Phi B. Trung Phi C. Nam Phi D. Khắp châu Phi Câu 15: Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 trên thế giới, đứng sau châu lục nào? A. Châu Á, châu Âu B. Châu Mĩ, châu Đại Dương C. Châu Á, châu Mĩ D.Châu Âu, châu Mĩ Câu 16: Châu Phi là châu lục có nhiều: A. Núi cao và đồng bằng thấp B. Rất ít núi cao và đồng bằng thấp
  4. C. Núi trung bình và đồng bằng thấp D. Cả A, B, C đều sai Câu 17: Châu Phi có nhiều tài nguyên khoáng sản chủ yếu: A. Kim cương, vàng B. Dầu mỏ, khí đốt C. Uranium D. Tất cả đều đúng Câu 18: Hoang mạc Xahara nằm ở khu vực: A. Đông Phi B. Tây Phi C. Bắc Phi D. Nam Phi Câu 19: Thảm thực, vật chủ yếu của môi trường xích đạo ẩm: A. Rừng thưa B. Rừng rậm xanh quanh năm C. Rừng cây bụi lá cứng D. Xavan Câu 20: Tính chất nhiệt và mưa đặc trưng của khí hậu Châu Phi là: A. Nóng – Ẩm B.Nóng – Khô C.Mát – Khô D.Lạnh – khô Câu 21: Môi trường xích đạo ở châu Phi có đặc điểm là: A. Rừng thưa và cây bụi chiếm diện tích lớn. B. Có nhiều động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt C. Thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.
  5. D. Mùa đông mát mẻ, mùa hạ nóng và khô. Câu 22: Biên độ nhiệt ngày đêm lớn; thực, động vật nghèo nàn là đặc điểm của môi trường: A. Nhiệt đới. B. Địa trung hải. C. Hoang mạc. D. Xích đạo. Câu 23: Càng xa xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa và xavan cây bụi là đặc điểm của môi trường: A. Xích đạo ẩm B. Nhiệt đới C. Hoang mạc D. Địa Trung Hải Câu 24: Hai môi trường nào ở châu Phi có mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô, thảm thực vật là cây bụi lá cứng? A. Hai môi trường nhiệt đới B. Hai môi trường hoang mạc C. Hai môi trường địa trung hải D. Môi trường xích đạo ẩm Câu 25: Hai môi trường địa trung hải có đặc điểm: A. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô. B. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt ngày và đêm lớn. C. Càng xa xích đạo nhiệt độ và lượng mưa càng lớn. D. Thảm thực vật rừng rậm xanh tốt quanh năm. Câu 26: Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới là do: A. Có nhiều dạng địa hình đa dạng (núi, đồng bằng, ). B. Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong khu vực nội chí tuyến. C. Có nhiều hoang mạc rộng bậc nhất thế giới (Xa-ha-ra, Na-míp, ).
  6. D. Chịu ảnh hưởng của nhiều loại gió. Câu 27: Hoang mạc lớn nhất Châu Phi là : A.Xahara B.Etiôpia C.Namip D.Đông Phi Câu 28: Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm phân bố ở: A. Phía Đông bán đảo Ma-đa-ga-xca và phía bắc vịnh Ghi-nê. B. Trung Phi và rìa phía Bắc ở châu Phi. C. Bắc Phi và rìa phía Tây Nam của châu Phi. D. Cực Nam của châu Phi và phía Bắc của vịnh Ghi-nê. Câu 29: Lượng mưa trung bình năm dưới 200mm phân bố ở: A. Bắc Phi và rìa phía Tây Nam của châu Phi. B. Cực Nam của châu Phi và phía Bắc của vịnh Ghi-nê. C. Hoang mạc Xa-ha-ra và hoang mạc Na-mip. D. Tây Phi, Trung Phi và rìa phía đông của châu Phi. Câu 30: Môi trường xích đạo ẩm phân bố chủ yếu ở: A. Phía Bắc và phía Nam của châu Phi. B. Phần cực Bắc và cực Nam của châu Phi. C. Bồn địa Công-gô và miền duyên hải phía Bắc vịnh Ghi-nê. D. Sơn nguyên Đông Phi, Bồn địa Ninh Thượng và Bồn địa Sát. Câu 31: Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc có diện tích rộng: A. Lớn nhất thế giới B. Lớn thứ hai thế giới C. Lớn thứ 3 thế giới D. Lớn thứ 4 thế giới
  7. Câu 32: Loại cây to nhất trên các xa van Châu Phi là: A. Chà là B. Cọ C. Bao báp D. Bông. Câu 33: Dựa vào lược đồ sau, hãy cho biết dân cư châu Phi thưa thớt ở vùng nào? A. Duyên hải phần cực Bắc B. Ven vịnh Ghi-nê C. Thung lũng sông Nin D. Duyên hải cực Nam Câu 33: Châu Phi là một trong những cái nôi của:
  8. A. Loài người B. Lúa nước C. Văn minh D. Dịch bệnh Câu 34: Vấn đề đáng lo ngại nhất về tự nhiên ở châu Phi là A. Bão lũ B. Lũ quét C. Hạn hán D. Sạt lở đất Câu 35: Dân cư châu Phi tập trung đông đúc ở: A. Vùng rừng rậm xích đạo. B. Hoang mạc Xa-ha-ra. C. Vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam. D. Hoang mạc Ca-la-ha-ri. Câu 36: Các thành phố của châu Phi thường tập trung ở: A. Trên các cao nguyên. B. Tại các bồn địa. C. Một số nơi ven biển D. Vùng đồng bằng. Câu 37: Thành phố trên 5 triệu dân ở châu Phi là: A. Cai-rô và La-gôt B. Cai-rô và Ha-ra-rê C. La-gôt và Ma-pu-tô D. Cai-rô và Ac-cra Câu 38: Đâu không phải nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Phi là: A. Bùng nổ dân số.
  9. B. Xung đột tộc người. C. Sự can thiệp của nước ngoài. D. Hạn hán, lũ lụt. Câu 39: Nền văn minh cổ đại nào ở châu Phi là một trong những cái nôi của loài người? A. Văn minh sông Nin B. Văn minh Lưỡng Hà C. Văn minh sông Hồng D. Văn minh sông Ấn - Hằng Câu 40: Nguyên nhân các vùng rộng lớn như rừng rậm xích đạo, các hoang mạc không có người sinh sống do: A. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. B. Chính sách phân bố dân cư của châu lục. C. Sự thống trị của các nước chủ nghĩa thực dân. D. Có nhiều thiên tai thiên nhiên (động đất, núi lửa, ) xảy ra. Câu 41: Người châu Phi (da đen) bị bán sang châu lục nào làm nô lệ? A. Châu Âu B. Châu Á C. Châu Mĩ D. Châu Đại Dương Câu 42: Đặc điểm nào sau đây không thuộc đặc điểm dân cư Châu Phi? A. Gia tăng nhanh B. Nhiều bệnh dịch C. Thu nhập cao D. Xung đột thường xuyên. Câu 43: Dân cư Châu Phi chủ yếu thuộc chủng tộc nào? A. Môn-gô-lô-it B. Nê-grô-it
  10. C. Ơ-rô-pê-ô-it D. ÔXtraloit. Câu 44: Nguyên nhân chính khiến Châu Phi nghèo đói qua thời gian dài: A. Đông dân B. Bùng nổ dân số C. Xung đột sắc tộc D. Bị xâm lược Câu 45: Thực dân châu Âu đã có chính sách gì khi cai trị các nước châu Phi: A. Chính sách chia để trị. B. Lập các thủ lĩnh người dân tộc. C. Gây mâu thuẫn các tộc người. D. Không cho nước ngoài can thiệp. Câu 46: Đặc điểm kinh tế nhiều nước châu Phi là: A. Nền kinh tế hàng hóa. B. Nền kinh tế thị trường. C. Nền kinh tế tự cấp, tự túc. D. Nền kinh tế phụ thuộc. Câu 47: Đặc điểm phân bố dân cư châu Phi: A. Phân bố không đều và gia tăng nhanh B. Phần lớn sống ở nông thôn C. Các thành phố lớn trên triệu dân thường tập trung ven biển D. Tất cả đều đúng Câu 48: Nền kinh tế vùng núi phần lớn mang tính chất: A. Tự cung tự cấp B. Lưu truyền từ đời này sang đời khác C. Kinh tế cổ truyền
  11. D. Kinh tế tư bản. Câu 49: Để khai thác tốt nguồn nước vùng núi, người ta thường: A. Trồng rừng. B. Dẫn nước vào ruộng. C. Làm thủy điện. D. Đắp đập ngăn dòng. Câu 50: Hoạt động kinh tế ở vùng núi chủ yếu là: A. Lâm tặc phá rừng, săn bắt động vật. B. Trồng trọt, chăn nuôi, khai thác chế biến lâm sản. C. Các hoạt động thương mại, tài chính. D. Nuôi trồng thủy hải sản. Câu 51: Nguyên nhân chính khiến cho vùng núi ít người sinh sống là: A. Độ cao B. Độ dốc C. Giao thông khó khăn D. Khí hậu khắc nghiệt. Câu 52: Ngoài khai khoáng, trồng trọt, người dân vùng núi còn : A. Làm nghề thủ công B. Chài lưới C. Nuôi cá D. Nuôi vịt. Câu 53: Để phát triển kinh tế miền núi không cần các điều kiện: A. Điện, lao động. B. Đường giao thông. C. Các nguồn tài nguyên (rừng, khoáng sản, ). D. Đầy đủ lương thực, thực phẩm.
  12. Câu 54: Nguyên nhân chính khiến cho vùng núi ít người sinh sống là: A. Độ cao. B. Độ dốc. C. Đi lại khó khăn. D. Khí hậu khắc nghiệt. Câu 55: Vùng núi nào ở nước nước ta có tuyết rơi vào mùa đông là: A. Mẫu Sơn, Ba Vì. B. Tam Đảo, SaPa. C. Mẫu Sơn, SaPa. D. Tam Đảo, Mẫu Sơn. Câu 56: Ngoài khai khoáng, trồng trọt, người dân vùng núi còn: A. Làm nghề thủ công . B. Chài lưới. C. Nuôi cá. D. Nuôi vịt. Câu 57: Một giải pháp tốt để làm giao thông ở vùng núi là: A. Làm đường vòng. B. Phá núi làm đường. C. Làm đường hầm. D. Cầu treo. Câu 58:Một biện pháp để giao thông ở vùng núi đảm bảo an toàn cho người tham gia đi lại là: A. Làm đường vòng B. Phá núi làm đường C. Làm đường hầm D. Cầu treo. Câu 59: Để khai thác tốt nguồn nước vùng núi, người ta thường:
  13. A. Trồng rừng B. Dẫn nước vào ruộng C. Làm thủy điện D. Đắp đập ngăn dòng. Câu 60: Bộ mặt kinh tế miền núi thay đổi nhanh chóng khi xuất hiện: A. Các ngành kinh tế trọng điểm. B. Các tuyến đường sắt, ô tô, đường hầm xuyên núi. C. Các ngành công nghiệp hiện đại. D. Các chính sách phát triển miền núi. Câu 61: Ở vùng núi phát triển loại hình du lịch: A. Nghỉ dưỡng, trượt tuyết, leo núi. B. Nghỉ dưỡng, tắm sông, biển. C. Trượt băng nghệ thuật, leo núi. D. Leo núi, tham quan thiên nhiên và tắm biển. Câu 62: Quan sát hình 23.2 (SGK) cho biết sự phân tầng thực vật theo độ cao ở hai sườn núi: A. Sườn núi đón ánh nắng, thực vật, cây cối phát triển như sườn khuất nắng B. Sườn núi khuất nắng, thực vật phát triển nhanh hơn sườn đón nắng
  14. C. Sườn núi đón nắng, cây cối phát triển lên tới độ cao hơn sườn khuất nắng D. Hai sườn đều có sự phát triển như nhau Câu 63: Ngoài sự thay đổi theo độ cao, thực vật vùng núi còn có sự thay đổi khác: A. Hướng vĩ độ B. Hướng kinh độ C. Hướng gần hoặc xa biển D. Hướng sườn đón gió hoặc khuất gió Câu 64: Vùng núi là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc : A. Đa số B. Ít người C. Ưa lạnh D. Ưa nóng. Câu 65: Ở vùng núi khí hậu và nhiệt độ thay đổi theo độ cao. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sự thay đổi khí hậu theo độ cao: A. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm. B. Càng lên cao không khí càng loãng. C. Càng lên cao áp suất càng tăng. D. Càng lên cao lượng oxi trong không khí càng ít. Câu 67: Các dân tộc miền núi Nam Mĩ sinh sống ở độ ca A. Dưới 1000m B. 1000-2000m C. 2000-3000m D. Trên 3000m Câu 68: Vùng núi thường là nơi A. Thưa dân B. Có nhiều dân tộc, đặc điểm cư trú khác nhau
  15. C. Có nhiều dân tộc sinh sống rải rác men theo sườn núi, thung lũng hay những độ cao khác nhau D. Tất cả đều đúng Câu 69: Ở đới lạnh, khu vực có Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời trong suốt 6 tháng liền là: A. Vòng cực Bắc (Nam). B. Cực Bắc (Nam). C. Từ vòng cực đến vĩ tuyến 800 D. Từ vĩ tuyến 800 đến hai cực. Câu 70: Dựa vào biểu đồ hình 21.3 (SGK) cho thấy đới lạnh có khí hậu: A. Lạnh lẽo và khắc nghiệt B. Mùa đông rất dài và có bão tuyết, nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°c C. Mùa hạ ngắn từ 2 đến 3 tháng, nhiệt độ ít khi vượt quá 10°c D. Tất cả đều đúng Câu 71: Động vật tồn tại ở đới lạnh có những đặc điểm thích nghi.
  16. A. Lông dày B. Mỡ dày C. Lông không thấm nước D. Tất cả đều đúng Câu 72: Tộc người nào thường sống trong các ngôi nhà băng? A. Người La- Pông B. Người I-Núc C. Cả hai dân tộc D. Không có ai. Câu 73: Thiên tai xảy ra thường xuyên ở đới lạnh là: A. núi lửa. B. bão cát. C. bão tuyết. D. động đất. Câu 74: Đâu không phải là đặc điểm để thích nghi với giá rét của động vật vùng đới lạnh? A. Lông dày. B. Mỡ dày. C. Lông không thấm nước. D. Da thô cứng. Câu 75: Loài động vật nào sau đây không sống ở đới lạnh? A. Trâu B. Tuần lộc. C. Hải cẩu. D. Chim cánh cụt. Câu 76: Thảm thực vật đặc trưng của miền đới lạnh là: A. rừng rậm nhiệt đới.
  17. B. xa van, cây bụi. C. Rêu, địa y. D. rừng lá kim. Câu 77: Nguyên nhân nào làm cho diện tích băng ở hai cực đang ngày càng bị thu hẹp? A. Do con người dùng tàu phá bang. B. Do Trái Đất đang nóng lên. C. Do nước biển dâng cao. D. Do ô nhiễm môi trường nước. Câu 78: Đâu không phải là đặc điểm khí hậu của môi trường đới lạnh? A. Mùa đông rất dài, mùa hạ chỉ kéo dài 2 – 3 tháng. B. Nhiệt đột trung bình luôn dưới – 100C C. Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm). D. Mùa hạ nhiệt độ tăng lên, cao nhất khoảng 150C. Câu 79: Điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là: A. ôn hòa. B. thất thường. C. vô cùng khắc nghiệt. D. thay đổi theo mùa. Câu 80: Hậu quả lớn nhất của biến đổi khí hậu toàn cầu ở vùng đới lạnh hiện nay là: A. băng tan ở hai cực. B. mưa axit. C. bão tuyết. D. khí hậu khắc nghiệt. Câu 81: Vì sao sông ngòi miền đới lạnh thường có lũ lớn vào cuối xuân đầu hạ? A. Thời kì mùa hạ, mặt trời sưởi ấm làm băng tan. B. Đây là thời kì mùa mưa lớn nhất trong năm.
  18. C. Có dòng biển nóng chảy qua làm tăng nhiệt độ khiến băng tan. D. Có bão lớn kèm theo mưa lớn. Câu 82: Đặc điểm nổi bật của khí hậu đới lạnh là: A. Ôn hòa B. Thất thường C. Khắc nghiệt D. Theo mùa. Câu 83: Hoạt động kinh tế nào sau đây đem lại nguồn lợi lớn cho người dân ở hoang mạc: A. Vận chuyển trao đổi hàng hoá qua các hoang mạc B. Hoạt động du lịch C. Trồng trọt D. Chăn nuôi gia súc Câu 84: Các hoạt động kinh tế mới phát triển trong những năm gần đây là gì? A. Khai thác dầu khí, quặng kim loại hiếm. B. Khai thác các loại rừng. C. Phát triển nông nghiệp. D. Phát triển các loại hình dich vụ vận tải. Câu 85: Tại sao các hoang mạc ngày càng mở rộng? A. Cát lấn B. Biến đổi khí hậu C. Tác động của con người D. Tất cả đều đúng Câu 86: Giải pháp hữu hiệu để chống sa mạc hóa là: A. Tưới nước B. Chăn nuôi du mục C. Trồng rừng
  19. D. Khoan sâu Câu 87: Trong các tên gọi sau, tên gọi nào nói lên mức độ khô nóng nhất? A. Bán hoang mạc. B. Hoang mạc. C. Hoang mạc hóa. D. Sa mạc. Câu 88: Diện tích đất bị hoang mạc hóa hàng năm trên Trái Đất ngày một tăng, không phải vì: A. Vì lượng mưa ngày một ít, Trái Đất đang nóng dần lên do khí thải. B. Vì con người khai thác, chặt phá các rừng cây xanh xung quanh hoang mạc. C. Vì gió thổi làm cát ngày một lấn sâu vào đồng ruộng. D. Vì phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, dịch vụ. Câu 89: Quá trình hoang mạc hóa làm mất đi bao nhiêu ha đất trồng trong 1 năm? (tính trên toàn Trái Đất). A. 5 triệu ha. B. 10 triệu ha. C. 15 triệu ha.cao D. 20 triệu ha. Câu 90: Ở môi trường hoang mạc, sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra ở: A. Ven biển. B. Trong các ốc đảo. C. Trên cát. D. Nơi có mưa. Câu 91: Nhờ sự tiến bộ của kĩ thuật khoan sâu, người ta đã phát hiện được trong hoang mạc các loại tài nguyên khoáng sản gì? A. Mỏ dầu khí B. Mỏ khoáng sản C. Túi nước ngầm trong lòng đất
  20. D.Tất cả đều đúng Câu 92: Giải pháp hữu hiệu để chống xa mạc hóa là: A. Tưới nước. B. Chăn nuôi du mục. C. Trồng rừng. D. Khoan sâu. Câu 93: Ở Việt Nam, vùng nào có hiện tượng hoang mạc hóa mạnh nhất: A. Cực Nam Trung Bộ. B. Duyên Hải Nam Trung Bộ. C. Bắc Trung Bộ. D. Ven biển hai đồng bằng lớn. Câu 94: Hoang mạc nào có diện tích lớn nhất thế giới? A. Xa-ha-ra. B. Gô-bi. C. Na-mip. D. Ca-la-ha-ri. Câu 95: Tính chất chung của khí hậu các hoang mạc trên thế giới là: A. rất nóng B. rất khô hạn và khắc nghiệt C. rất lạnh giá D. rất nhiều bò sát Câu 96: Ở hoang mạc, nơi có dân cư khá đông để trồng trọt và chăn nuôi là: A. trung tâm hoang mạc B. các con đường qua hoang mạc C. trên ốc đảo D. rìa hoang mạc
  21. Câu 97: Hoang mạc có ở hầu hết các châu lục và chiếm: A. Gần 1/3 diện tích đất nổi của Trái Đất. B. Gần 1/2 diện tích đất nổi của Trái Đất. C. Gần 1/4 diện tích đất nổi của Trái Đất. D. Gần 1/5 diện tích đất nổi của Trái Đất. Câu 98: Ý nào sau đây không đúng về vị trí các hoang mạc trên thể giới: A. Tập trung dọc theo hai đường chí tuyến B. Nơi có các dòng biển lạnh cháy qua C. Nằm sâu trong nội địa D. Nơi có các dòng biển nóng chảy qua Câu 99: Phần lớn các hoang mạc nằm: A. Châu Phi và châu Á. B. Hai bên đường chí tuyến và giữa đại lục Á-Âu. C. Châu Phi. D. Châu Âu và nằm sâu trong nội địa. Câu 100: Các dòng hải lưu lạnh chảy gần bờ: A. Ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc. B. Ảnh hưởng rất ít đến việc hình thành các hoang mạc. C. Hầu như không ảnh hưởng đến việc hình thành các hoang mạc. D. Không có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành các hoang mạc. Hết Bảng đáp án 1. C 2. D 3. A 4. B 5. D 6. A 7. A 8. D 9. C 10. B 11. A 12. A 13. C 14. B 15. C 16. B 17. D 18. C 19. B 20. B 21. C 22. C 23. B 24. C 25. A 26. B 27. A 28. A 29. C 30. C 31. A 32. C 33. A 34. C 35.C 36. C 37. A 38. D 39. A 40. A 41.C 42. C 43. B 44. B 45. C 46. C 47. D 48. A 49. C 50. B 51. C 52. A 53. C 54. C 55. C 56. A 57. C 58. C 59. A 60. B 61. A 62. C 63. D 64. B 65. A 66. C 67. D 68.D 69.B 70. D
  22. 71.D 72. B 73. C 74. D 75. A 76. C 77. B 78. D 79. C 80. A 81. A 82. C 83. B 84. A 85. D 86. C 87. D 88. D 89. B 90. B 91. D 92. C 93. A 94. A 95. A 96. B 97. C 98. D 99. B 100. A