Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học Lớp 10 - Trường THPT Bỉm Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học Lớp 10 - Trường THPT Bỉm Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_hoa_hoc_lop_10_truong_thpt_bim_son.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Hóa học Lớp 10 - Trường THPT Bỉm Sơn
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG THPT BỈM SƠN MÔN : HÓA HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút,không kể phát đề Họ và tên: Lớp : Điểm Lời phê của thầy cô I- PHÀN TRẮC NGHIỆM :6 điểm(Khoanh tròn đáp án đúng nhất) Câu 1: Để phân biệt khí oxi và ozon , người ta dùng hóa chất nào? A.Hồ tinh bột B. Khí hidro C. Đồng kim loại D.dd KI và hồ tinh bột Câu 2: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hóa học của lưu huỳnh? A. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hóa B. Lưu huỳnh chỉ có tính khử C. Lưu huỳnh vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa D. Lưu huỳnh không có tính khử và oxi hóa Câu 3: Trong phản ứng : SO2+ 2H2S → 3S + 2H2O. Câu nào diễn tả đúng? A. Lưu huỳnh bị oxi hóa và hidro bị khử C. Lưu huỳnh bị khử, không có chất nào bị oxi hóa
- B. Lưu huỳnh bị khử và hidro bị oxi hóa D. Lưu huỳnh trong SO2 bị khử, S trong H2S bị oxh Câu 4: Trong hợp chất nào nguyên tố lưu huỳnh không thể hiện tính oxi hóa? A . H2SO4 B. KHS C. SO2 D. Na2SO3 Câu 5: Trong các câu sau câu nào không đúng? A.dd H2SO4 loãng là một axit mạnh. B. Đơn chất lưu huỳnh chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng hoá học. C.SO2 vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử D. Ion S2- chỉ thể hiện tính khử, không thể hiện tính oxi hóa Câu 6 : Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không là phản ứng oxi hóa - khử? A.H2SO4 + Fe Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O B. H2SO4 + S SO2 + H2O C.H2SO4 + Fe3O4 FeSO4 + Fe2(SO4)3 + H2O D. H2SO4 + FeO Fe2(SO4)3 + SO2 + H2 Câu 7: Cho 7,8g hỗn hợp 2 kim loại Mg và Al tác dụng với dd H2SO4 loãng dư. Khi phản ứng kết thúc người ta thu được 8,96 lít khí(đktc). Khối lượng của Mg và Al trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là A. 5,4g và 2,4g B. 2,4g và 5,4g C. 4,5g và 3,3g D. 3,3g và 4,5g Câu 8: Sản phẩm tạo thành giữa FeO và H2SO4 đặc nóng là A. FeSO4 và H2O B. Fe2(SO4)3 và H2O C. FeSO4, SO2 và H2O D. Fe2(SO4)3, SO2, H2O
- Câu 9: Cho phản ứng hóa học SO2 + Br2 + H2O → HBr + H2SO4. Hệ số cân bằng của phản ứng trên lần lượt là? A. 1,1,2,2,1 B. 2,2,1,1,2 C. 2,1,2,1,2 D. 1,2,1,2, Câu 10: Trong sản xuất H2SO4 trong công nghiệp người ta cho khí SO3 hấp thụ vào A. H2O. B. dung dịch H2SO4 loãng. C. H2SO4 đặc để tạo oleum. D. H2O2. Câu 11: Cho 4,48 lít(đktc) khí SO2 hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dd NaOH 1M. Sau phản ứng thu được muối gì? A. Na2SO3 B. NaHSO3 C. NaHSO3 và Na2SO3 D. NaHSO4 Câu 12: Sản phẩm tạo thành giữa Fe3O4 và H2SO4loãng là ? A. Fe2(SO4)3 + H2O B. FeSO4 + H2O C. Fe2(SO4)3 + FeSO4 + H2O D. Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Câu 13. Hãy chọn phát biểu đúng về Oxi và ozon. A. Oxi và ozon đều có tính oxi hoá mạnh như nhau. B. Oxi và ozon đều có số proton và nơtron giống nhau trong phân tử. C. Oxi và ozon là các dạng thù hình của nguyên tố oxi. D. Cả oxi và ozon đều phản ứng đuợc với các chất như Ag, KI, PbS ở nhiệt độ thường. Câu 14: Để pha loãng dung dịch H2SO-4 đặc trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào dưới đây? A. cho từ từ nước vào axit và khuấy đều . B. cho từ từ axit vào nước và khuấy đều.
- C. cho nhanh nước vào axit và khuấy đều. D. cho nhanh axit vào nước và khuấy đều. Câu 15: Lớp ozon ở tầng bình lưu khí quyển là tấm lá chắn tia tử ngoại của mặt trời bảo vệ sự sống trên trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozon đang là vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên nhân là do A. Hợp chất hữu cơ B. Chất thải CFC C. Sự thay đổi khí hậu D. Nguyên nhân khác Câu 16: Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccarazo với H2SO4đặc bao gồm A. H2S và SO2 B. H2S và CO2 C. SO3 và CO2 D. SO2 và CO2 II- PHẦN TỰ LUẬN(4 điểm) Câu 1: Hoàn thành sơ đồ phản ứng: S SO2 SO3 H2SO4 HCl Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp Mg, Fe, Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 2,24 lít khí SO2 duy nhất (dktc) và dung dịch chứa m gam muối. a) Viết phương trình hóa học xảy ra b) Tính m