2 Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2+3 môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2015-2016 - Trịnh Biết

doc 4 trang thaodu 2110
Bạn đang xem tài liệu "2 Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2+3 môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2015-2016 - Trịnh Biết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doc2_de_kiem_tra_1_tiet_chuong_23_mon_hoa_hoc_lop_10_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: 2 Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2+3 môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2015-2016 - Trịnh Biết

  1. KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 2,3 LỚP 10 NĂM HỌC 2015-2016 ĐỀ SỐ 01 I. PHẦN TỰ LUẬN (7đ): Câu 1: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các chất sau: CO2, N2, HClO3. Câu 2: Cho ion N3−, Fe2+ (biết Fe có Z = 26). Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion trên từ đơn chất. Viết cấu hình electron của các ion trên. Câu 3: Viết phương trình phản ứng biểu diễn sự di chuyển electron khi tạo thành hợp chất sau từ các đơn chất: CaO, K2S. Câu 4: Cation X3+ và anion Y− có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng là 2p6. Viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y. Xác định tên nguyên tố X, Y. Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm) của Y trong bảng tuần hoàn (không giải thích). Viết công thức oxit cao nhất, công thức hợp chất khí với hiđro (nếu có) của nguyên tố X. Hãy sắp xếp các nguyên tố X, Y, 19K, 12Mg theo chiều tính kim loại giảm dần. Câu 5: Cho các phân tử NH3, K3N, P2O3. Dự đoán kiểu liên kết của các phân tử trên. Viết sơ đồ hình thành liên kết các phân tử trên. Câu 6: Nguyên tố B thuộc nhóm IIA. Trong công thức oxit cao nhất của B, có chứa 40% khối lượng oxi. Định tên nguyên tố B. Tính thành phần % theo khối lượng của B trong công thức hiđroxit của B. Câu 7: Xác định vị trí (ô, chu kỳ, nhóm) và tính chất (kim loại, phi kim hay khí hiếm) không cần giải thích trong các trường hợp sau: X có cấu hình electron phân mức năng lượng cao nhất là 3d7. Ion Mn2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p63d5. Câu 8: So sánh tính chất: Cho Mg, Al, Ca, K. Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều tăng dần tính kim loại. Cho A (Z = 7), X (Z = 15), Y (Z = 14), D (Z = 8). Hãy sắp xếp các nguyên tố trên theo chiều giảm dần tính phi kim. Câu 9: Viết sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử Mg3N2. Câu 10: Viết công thức electron, công thức cấu tạo của các chất sau: N 2O3. b) CCl4. II. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ): Câu 1: Sắp xếp các bazơ: Al(OH)3, Mg(OH)2, Ba(OH)2 theo độ mạnh tăng dần A. Ba(OH)2 < Mg(OH)2 < Al(OH)3 B. Mg(OH)2 < Ba(OH)2 < Al(OH)3 C. Al(OH)3 < Mg(OH)2 < Ba(OH)2 D. Al(OH)3 < Ba(OH)2 < Mg(OH)2 Câu 2: Trong trường hợp chất AB 2 các nguyên tử A và B đều có số hạt mang điện gấp 2 lần số hạt không mang điện. Tổng số hạt proton, notron và electron trong AB 2 là 96. Cấu hình electron của nguyên tử B có 4 phân mức năng lượng cao nhất là 2p . AB2 là A. CaC2. B. SO2. C. NO2. D. CO2. Câu 3: Nguyên tố M thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất O chiếm 60% khối lượng. Công thức oxit đó là: A. CO2 B. SO3 C. SO2 D. CO Câu 4: Tính axit của các hiđroxyt tương ứng của Cl, P, S, Si tăng dần theo thứ tự: 17 15 16 14 A. HClO , H SO , H PO , H SiO B. H SO , HClO H SiO , H PO 4 2 4 3 4 2 3 2 4 4, 2 3 3 4 C. H SO , H PO , HClO H SiO D. H SiO , H PO , H SO , HClO 2 4 3 4 4, 2 3 2 3 3 4 2 4 4 Câu 5: Z là một nguyên tố mà nguyên tử có chứa 20 proton, còn Y là một nguyên tố mà nguyên tử có chứa 9 proton. Công thức của hợp chất hình thành giữa các nguyên tố này là: A. Z2Y với liên kết cộng hóa trị B. ZY 2 với liên kết Ion. C. ZY với liên kết ion D. Z 2Y3 với liên kết CHT. GIÁO VIÊN: Th.S TRỊNH BIẾT-ĐỊA CHỈ 7-ĐÔNG LỢI 4-095404669 1
  2. Câu 6: Ion nào sau đây không có cấu hình của khí hiếm? A. Na+ B. Mg 2+ C. Al 3+ D. Fe 2+ Câu 7: Sự kết hợp của các nguyên tử nào dưới đây không thể tạo hợp chất dạng 2 hoặc 2 : X 2 O X Y2 A. Na và OB. K và S C. Ca và OD. Ca và Cl. Câu 8: Trong các phân tử sau: C2H2, C2H4, O3, N2, CO2, NH3, CH4, có bao nhiêu phân tử có liên kết đôi và bao nhiêu phân tử có liên kết ba? A. 2 và 2B. 3 và 2 C. 3 và 1D. 2 và 1 Câu 9: Trong các hợp chất sau: H2O, K2S, NH3, MgCl2, Na2O, CH4. Chất có liên kết ion là: A. H2O, K2S, NH3, MgCl2. B. K 2S, MgCl2, Na2O, CH4. C. H2O, NH3, Na2O, CH4. D. K 2S, MgCl2, Na2O. Câu 10: Nhận định nào sau đây không hoàn toàn đúng: A.Liên kết ion là liên kết giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình B.Liên kết cộng hóa trị không cực có trong đơn chất và hợp chất C.Hiệu độ âm điện nhỏ hơn 0,4 cho biết đó là liên kết cộng hóa trị không cực D.Liên kết giữa kim loại và phi kim luôn là liên kết ion Câu 11: Các nguyên tố X,Y, T(ZX <ZY<ZT) liên tiếp trong một chu kì có tổng số hiệu nguyên tử là 45. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử X,Y,T lần lượt là A.4,5,6 B.6,5,4 C.5,6,7 D.2,3,4 Câu 12: Cho 0,45gam một kim loại nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thì thu được 4 gam muối. Kim loại có nguyên tử khối là : A.24 B.40 C.137 D.9 Câu 13: Trong dãy oxit sau: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Những oxit có liên kết ion là: A.Na2O, SiO2, P2O5.B.Na 2O, MgO, Al2O3.C.MgO, Al 2O3, P2O5.D.SO 3, Cl2O7, Na2O. Câu 14: Những tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân ? (a) Bán kính nguyên tử ; (b) Số đơn vị điện tích hạt nhân ; (c) Khối lượng nguyên tử ; (d) Số electron lớp ngoài cùng trong một chu kỳ ; (e) Tính axit, bazơ của oxit và hiđrôxit ; (f) Năng lượng ion hoá thứ nhất. A. a, e, f B. a, b, d C. a, d, e, f D. b, c, e, f Câu 15. Hợp chất nào sau đây chứa liên kết ion. A.SO2 B. CO2 C.CH4 D.MgO KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 2,3 LỚP 10 NĂM HỌC 2015-2016 ĐỀ SỐ 02 I. PHẦN TỰ LUẬN (7đ): Câu 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong: 2− Ion MnO4 . b) Hợp chất NaHCO3. Câu 2: Nguyên tố R có cấu hình electron phân mức năng lượng cao nhất là 3p5. Trong oxit cao nhất nguyên tố này chiếm 38,8% về khối lượng. Tìm tên nguyên tố R. Câu 3: Cho các chất sau: Cl2, HCl, AlF3, CH4. Cho biết chất nào được hình thành từ liên kết ion? Viết sơ đồ tạo liên kết ion trong phân tử chất đó. Viết công thức cấu tạo của các chất sau: C2H4, N2, NH3, CO2. Câu 4: Oxi cao nhất của R có dạng RO 3. Trong hợp chất khí với hiđro, R chiếm 94,12% về khối lượng. Xác định nguyên tố R? Câu 5: Cho 2,55 gam hỗn hợp hai kim loại nhóm IA thuộc hai chu kì liên tiếp nhau phản ứng với lượng nước có dư. Sau phản ứng thu được dung dịch A và 1,008 lít khí H2 (đktc). GIÁO VIÊN: Th.S TRỊNH BIẾT-ĐỊA CHỈ 7-ĐÔNG LỢI 4-095404669 2
  3. Xác định hai kim loại? Để trung hòa hết dung dịch A cần dùng V ml dung dịch H 2SO4 6% có khối lượng riêng là 1,03 g/ml. Tính V? Câu 6: Cho ion A2+, B2-, D3-, E+ có cấu hình [ Ar]. Hãy sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính của các nguyên tử. Hãy viết các hidroxit tương ứng của A, B, D, E và sắp xếp theo chiều tăng tính axit. Câu 7: Hãy giải thích sự tạo thành hợp chất sau: 19A + 16B 1D + 17E Xác định điện hóa trị A, B trong sản phẩm trên Câu 8: a.Định nghĩa liên kết ion ?Viết phương trình có sự chuyển electron hình thành các hợp chất ion :CaCl2, Al2O3. b) thế nào là liên kết cộng hóa trị ?viết công thức electron của HCl,CO2 . Viết công thức cấu tạo của C2H4,HCN. Xác định hóa trị của C,N trong HCN. Câu 9: Viết công thúc cấu tạo các hợp chất sau : Br2,NH3,HNO3 . Xác định hóa trị của nito trong HNO3. Câu 10: Cho các chất sau : CO2, H2O, NH3 a) Viết CTCT và xác định cộng hóa trị của C trong CO2, của N trong NH3 b)Hãy nêu dạng hình học của NH3,H2O .Vẽ obitan lai hóa của NH3 II. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ): Câu 1: X là một nguyên tố thuộc nhóm nhóm VIA. Tỉ số giữa thành phần phần trăm oxi trong oxit cao nhất của X với thành phần phần trăm hiđro trong hợp chất khí với hiđro của X là 51:5. Vậy X là A.SB. CC. SeD.Cr Câu 2: Trong ion Na+: A. số proton nhiều hơn số electron.B. số electron bằng số proton. C. số electron nhiều hơn số proton.D. số electron bằng hai lần số proton Câu 3 : X, Y, Z là các ntố thuộc cùng chu kì trong BTH. Oxit của X tan trong nước tạo thành dd làm đỏ quỳ tím. Y pư với nước tạo thành dd làm quỳ tím hóa xanh. Oxit của Z pư được với cả axit và dd kiềm. Dãy nào sắp xếp các ntố theo chiều tăng dần số hiệu nguyên tử? A. X, Y, ZB. X, Z, YC. Y, Z, XD. Z , Y, X Câu 4 : Các nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: A: 3s1 ; B: 3s2 ; C: 3p1 ; D; 2s1 ; E: 3s23p3 ; F: 4s1 ; H: 3d24s2. Các nguyên tố cùng nhóm là: A. A, B, C, HB. A, C, D, HC. A, C, D, FD. A, D, F, H Câu 5 : Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn. Hãy chọn câu phát biểu đúng. A. Nguyên tử R có 2 lớp electron, lớp ngoài cùng có 3 electron. B. Nguyên tử R có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2 C. Công thức oxit cao nhất của R là RO2. D. R là nguyên tố kim loại có khuynh hướng nhận thêm 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững. Câu 6 : Nguyên tố R là phi kim thuộc nhóm VA. Tỉ lệ giữa thành phần % nguyên tố R trong oxit cao nhất và % nguyên tố R trong hợp chất khí với hiđro là 0,3148. Khối lượng mol nguyên tử và tên gọi R là: A. 14 – NitoB. 31- photphoC. 75-AsenC. 32-luu huỳnh Câu 7 : Y là hiđroxit của nguyên tố M thuộc phân nhóm chính nhóm I, II hay III. Cho 80g dung dịch 5% của Y tác dụng hết với HCl rồi cô cạn thì được 5,85g muối khan. Y là. A. NaOH.B. KOH.C. LiOH.D. KQ khác. Câu 8. Nguyên tử R có Z= 15. Công thức hợp chất khí đối với hiđro và oxit cao nhất của R là. A. RH5, R2 O5 B. RH3; R2O3 C. RH3 , R2 O5 D. RH3 , RO3 Câu 9: Chất ôxi hóa là chất A. nhận electron và số oxi hóa tăng B. nhận electron và số oxi hóa giảm C. cho electron và số oxi hóa tăng D. cho electron và số oxi hóa giảm GIÁO VIÊN: Th.S TRỊNH BIẾT-ĐỊA CHỈ 7-ĐÔNG LỢI 4-095404669 3
  4. Câu 10: Các liên kết trong phân tử H2S thuộc loại liên kết A. cho–nhận B. ion C. cộng hóa trị phân cực D. cộng hóa trị không phân cực Câu 11: Cho các nguyên tố sau: 12X, 11Y, 13Z, Chọn cách sắp xếp theo chiều tăng dần (từ trái sang phải) tính kim loại đúng trong các câu sau: A. Y < X < ZB. Z < Y < X C. Z < X < Y D. Y < Z< X. Câu 12. Nguyên tố Y có tổng số electron ở các phân lớp p là 7. Số hiệu nguyên tử của Y là A. 13 B. 12 C. 7 D. 11 Câu 13. Cho 4 nguyên tố: K (Z = 19), Mn (Z = 25), Cu (Z = 29), Cr (Z = 24). Nguyên tử của nguyên tố nào có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1 ? A. K, Mn, và Cr B. K, Mn và Cu C. Mn, Cu và Cr D. K, Cu và Cr. Câu 14. Hợp chất khí với Hiđro của một nguyên tố có dạng RH 4. Ôxit cao nhất của nguyên tố này chứa 53,3% Ôxi về khối lượng. Nguyên tử khối của R là: A.12 B. 28 C. 207 D. 32. Câu 15. Nguyên tử X có Z= 12 và nguyên tử Y có Z= 17. Hợp chất hình thành giữa 2 nguyên tử này có thể là A. X2Y với liên kết cộng hóa trị. B. XY2 với liên kết ion. C. XY với liên kết ion. D. X3Y2 với liên kết cộng hóa trị Câu 1. Hoà tan 7,6 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm thổ thuộc 2 chu kì liên tiếp bằng dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đkc). Xác định tên 2 kim loại đó. Câu 2. Cho một dung dịch chứa 8,19 gam muối NaX tác dụng một lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 20,09 gam kết tủa .Tìm nguyên tử khối và gọi tên X Câu 3. Cho 3,45 gam một kim loại kiềm tác dụng hết với Cl2 khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,775 gam muối. Xác định tên của kim loại đã dùng. Câu 4.Khi cho m (g) kim loại canxi tác dụng hoàn toàn với 17,92 lit khí X2 (đktc) thì thu được 88,8g muối halogenua. a. Viết PTPƯ dạng tổng quát. b. Xác định công thức chất khí X2 đã dùng. Tính giá trị m. Câu 5. Hoà tan 15 g hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại nhóm IIA thuộc 2 chu kì liên tiếp bằng dd HCl dư thu được 2,24 lít khí (đkc). Xác định tên 2 kim loại. Câu 6. Cho Na(Z =11), Mg (Z =12), S (Z= 16), Fe (Z = 26), Cl (Z=17) a. Viết cấu hình e của nguyên tử. b. Viết quá trình tạo thành ion và cấu hình e của ion Na+, Mg2+, S2-, Fe2+, Fe3+, Cl- Câu 7.Cation X3+ và anion Y− có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng là 2p6. Viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y. Xác định tên nguyên tố X, Y. Xác định vị trí (số thứ tự, chu kỳ, nhóm) của Y trong bảng tuần hoàn (không giải thích). Viết công thức oxit cao nhất, công thức hợp chất khí với hiđro (nếu có) của nguyên tố X. 2- Câu 8.Tổng số hạt mang điện trong ion AB3 bằng 82. Số hạt mang điện trong hạt nhân của nguyên tử B là 8. Xác định số hiệu nguyên tử của hai nguyên tố A và B. Viết cấu hình e, xác định vị trí của A và B trong bảng HTTH . GIÁO VIÊN: Th.S TRỊNH BIẾT-ĐỊA CHỈ 7-ĐÔNG LỢI 4-095404669 4