Đề Kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử 7 (Có đáp án)

docx 21 trang Hoài Anh 4150
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề Kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_lich_su_7_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề Kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử 7 (Có đáp án)

  1. Câu 1: Ý nghĩa của kháng chiến chống quân xâm lược Tống là A. Biểu thị ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân ta. B. Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước. C. Chứng tỏ khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Việt. D. Tất cả các câu trên đúng. Câu 2: Sự bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân sau thế kỉ XIV chứng tỏ điều gì? A. Nhà Trần đã suy yếu, không còn đảm nhận vai trò ổn định và phát triển đất nước B. Nông dân đã giác ngộ và ý thức dân tộc C. Sự sụp đổ của nhà Trần là khó tránh khỏi D. Triều Trần suy yếu, phe phái trong triều mâu thuẫn Câu 3: Hãy kể tên một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời đại nhà đường? A. Tư Mã Thiên, Đông Trọng Thư, Ngô Thừa Ân B. La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Bạch Cư Dị C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân D. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị Câu 4: Năm 1283, hơn 10 vạn quân Nguyên cùng 300 chuếc thuyền do ai chỉ huy xâm lược Cham-pa? A. Thoát Hoan B. Ô Mã Nhi C. Toa Đô D. Hốt Tất Liệt Câu 5: Phong trào “rào đất cướp ruộng” xuất hiện đầu tiên ở nước nào? A. Nước Anh. B. Nước Pháp. C. Nước Đức D. Nước Nga
  2. Câu 6: “Cờ lau tập trận” là nói về nhân vật nào trong lịch sử Việt Nam? A. Lê Hoàn B. Trần Quốc Tuấn C. Đinh Bộ Lĩnh D. Trần Thủ Độ Câu 7: Điền trang là gì? A. Đất của công chúa, phò mã, vương hầu do nông nô khai hoang mà có. B. Đất của vua và quan lại do bắt nông dân khai hoang mà có. C. Đất của địa chủ, vương hầu do chiếm đoạt của dân mà có. D. Là ruộng đất công của nhà nước cho nông dân thuê cày cấy. Câu 8: Hai bộ sử thi nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời cổ đại là? A. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na B. Ma-ha-bha-ra-ta và Prit-si-cat C. Ra-ma-ya-na và Xat-sai-a D. Ra-ma-ya-na và Mê-ga-du-ta Câu 9: Thời kì cai trị của nhà Lý, quan hệ giữa Đại Việt và Cham-pa như thế nào? A. Xung đột dẫn tới liên tiếp gây chiến tranh B. Mâu thuẫn xung đột theo thời gian C. Quan hệ bình thường D. Hòa hiếu thân thiện Câu 10: Tín ngưỡng phổ biến nhất trong xã hội thời Trần là: A. Tín ngưỡng dân gian, cổ truyền B. Phật giáo C. Nho giáo D. Cao Đài Câu 11: Phong trào cải cách tôn giáo nổ ra trước tiên ở nước nào?
  3. A. Nước Pháp B. Nước Đức C. Nước Thụy Sĩ D. Nước Anh Câu 12: Một trong những đặc điểm của khoa cử thời Lý là: A. Chương trình thi cử dễ dàng nên một số người đỗ đạt cao B. Mỗi năm đều có khoa thi C. Chế độ thi cử chưa có nề nếp, quy cũ, khi nào triều đình cần mới mở khoa thi D. 5 năm một lần triều đình tổ chức khoa thi Câu 13: Người Khơ-me thành lập vương quốc đầu tiên của mình có tên là gì? A. Ăng-co B. Chân lạp C. Chăm-pa D. Pa-gân Câu 14: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa? A. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước là truyền thống nhân đạo của dân tộc. B. Lý thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống. C. Để bảo toàn lực lượng của nhân dân. D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng. Câu 15: Từ triều đại nhà Lý chuyển sang triều đại nhà Trần bằng cách nào? A. Khởi nghĩa của nông dân làm cho nhà Lý suy yếu, nhà trần cướp ngôi B. Nhường ngôi, vì vua Lý quá già C. Nhường ngôi, vì vua Lý không đảm đang việc nước D. Nhà Trầm nổi dậy cướp ngôi nhà Lý Câu 16: Lãnh chúa giao cho nông nô sử dụng phần đất đai nào trong lãnh địa? A. Đất đai xung quanh lâu dài gồm đất canh tác, đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy.
  4. B. Đất đai xung quanh lâu dài gồm ao hồ, đầm lầy, sông ngòi. C. Đất đai xung quanh lâu dài gồm đất canh tác. D. Đất đai gồm đồng cỏ, ao hồ, đầm lầy. Câu 17: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa hết mùi”. Đó là câu nói của ai? Trong tác phẩm nào? A. Trần Hưng Đạo – trong “Hịch Tướng sĩ” B. Lê Văn Hưu – Trong “Đại Việt sử ký toàn thư” C. Nguyễn Trãi – trong “Bình Ngô Đại Cáo” D. Nguyễn Trãi – trong “Phú núi Chí Linh” Câu 18: Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến châu Âu là gì? A. Nghề nông trồng lúa nước. B. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn. C. Kinh tế nông nghiệp đóng kín trong các lãnh địa phong kiến. D. Nghề trồng lúa nước và chăn nuôi gia súc. Câu 19: Nhà Tiền Lê được thành lập và tồn tại trong khoảng thời gian nào? A. Năm 979 đến năm 1008 B. Năm 980 đến năm 1009 C. Năm 981 đến năm 1007 D. Năm 982 đến năm 1009 Câu 20: Hồ Quý Ly lấy vùng nào làm trung tâm phòng ngự chống lại quân Minh? A. Đa Bang (Ba Vì, Hà Tây) B. Đông Đô (Thăng Long) C. Sông Nhị (Sông Hồng) D. Tất cả các vùng trên Câu 21: Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến chường thịnh nhất châu Á? A. Triền đại phong kiến Nhà Tần
  5. B. Triều đại phong kiến nhà Đường C. Triều đại phong kiến Nhà Minh D. Triều đại phong kiến Nhà Thanh Câu 22: Dưới thời Lý – Trần – hồ, nhân dân ta phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm nào của Trung Quốc? A. Quân Tống, quân Thanh, quân Minh B. Quân Đường, quân Tống, quân Minh C. Quân Hán, quân Tống, Quân Minh D. Quân Tống, quân Mông – Nguyên, quân Minh Câu 23: Thời kì phát triển thịnh vượng của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á vào khoảng thời gian nào? A. Đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII B. Giữa thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII C. Nửa sau thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII D. Cuối thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVIII Câu 24: Dưới thời nhà Lý, đến năm 1054 tên nước ta là gì? A. Đại Việt B. Đại Cổ Việt C. Đại Nam D. Việt Nam Câu 25: Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài dưới thời Trần được đẩy mạnh ở đâu? A. Thăng Long B. Chương Dương C. Vân Đồn D. Các vùng trên Câu 26: Để kỉ niệm chuyến đi vòng quanh Trái Đất đầu tiên, hiện nay nơi nào trên thế giới được mang tên Ma-gien-lan?
  6. A. Mũi cực Nam của Nam Mĩ. B. Mũi cực Nam của châu Phi. C. Eo biển giữa châu Á và Bắc Mĩ D. Eo biển giữa châu Âu và châu Á. Câu 27: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất. B. Đinh Tiên Hoàng mất. Vua kế vị còn nhỏ nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta. C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi. D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn. Câu 28: Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì? A. Chế độ Nhiếp chính vương B. Chế độ Thái Thượng Hoàng C. Chế độ lập Thái tử sớm D. Chế độ nhiều Hoàng hậu Câu 29: Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành dần dần từ thế kỉ nào? A. Thế kỉ thứ nhất TCN B. Thế kỉ thứ hai TCN C. Thế kỉ thứ ha TCN D. Hai nghìn năm TCN Câu 30: Tình hình ruộng đất tư hữu của địa chủ thời Trần như thế nào? A. Ngày càng nhiều B. Bị nhà nước tịch thu C. Ngày càng bị thu hẹp D. Bị bỏ hoang nhiều Câu 31: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành trong khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ IV đến thế kỉ X
  7. B. Từ thế kỉ V đến thế kỉ X C. Từ thế kỉ VI đến thế kỉ X D. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ X Câu 32: Dưới thời Lý ở địa phương thành phần nào trở thành địa chủ? A. Một số hoàng tử, công chúa B. Một số quan lại nhà nước C. Một ít dân thường do có nhiều đất ruộng D. Tất cả các thành phần trên. Câu 33: Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến thời gian nào thì bị bộ tộc Giéc-man tràn xuống xâm chiếm? A. Cuối thế kỉ IV. B. Đầu thế kỉ V. C. Cuối thế kỉ V. D. Đầu thế kỉ IV. Câu 34: Sau khi Trần Dụ Tông chết, ai là người lên nắm quyền? vào thời gian nào? A. Hồ Quý Ly (1400) B. Nguyễn Bố (1379) C. Nguyễn Thanh (1379) D. Dương Nhật Lễ (1369) Câu 35: Tôn giáo nào giữ vai trò quan trọng trong quá trình thống nhất vương quốc Ma-ga-da? A. Ấn Độ giáo B. Phật giáo C. Hồi giáo D. Thiên chúa giáo Câu 36: Đinh Bộ Lĩnh người quê ở đâu? Con của ai? A. Gia Viễn - Ninh Bình; Con của Đinh Tiên Hoàng
  8. B. Động Hoa Lư - Gia Viễn - Ninh Bình; Con của Đinh Công Trứ C. Đông Anh - Hà Nội; Con của Đinh Kiến D. Hưng Nguyên - Nam Đàn - Nghệ An; Con của Dinh Điền Câu 37: Tướng nào của Mông Cổ chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt? A. Thoát Hoan B. Ô Mã Nhi C. Hốt Tất Liệt D. Ngột Lương Hợp Thai Câu 38: Trong thời Phục hưng đã xuất hiện rất nhiều nhà văn nhà khoa học thiên tài mà người ta gọi là: A. “Những người vĩ đại" B. “Những người thông minh” C. “Những người xuất chúng” D. Những người khổng lồ Câu 39: Ai là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống những năm 1075-1077 A. Lý Công Uẩn B. Lý Thường Kiệt C. Lý Thánh Tông D. Lý Nhân Tông Câu 40: Các bộ lạc Lào tập hợp thống nhất thành quốc gia nào vào thời gian nào? A. Năm 1350 B. Năm 1351 C. Năm 1352 D. Năm 1353 Câu 41: Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi ở đâu? A. Ở sông Như Nguyệt
  9. B. Ở Chi Lăng-Xương Giang C. Ở Rạch Gầm-Xoài mút D. Ở sông Bạch Đằng Câu 42: Ai là người cho quân đánh Cham-pa để làm bàn đạp tấn công Đại Việt vào thế kỉ XIII? A. Thoát Hoan B. Ô Mã Nhi C. Hốt Tất Liệt D. Ngột Lương Hợp Thai Câu 43: “Vua chỉ biết đục khoét nhân dân đế sống xa hoa, truỵ lạc. Còn những người nông dân và thợ thủ công thì không những phải nộp tô, thuế nặng nề mà còn bị đi lính, đi phu, xây dựng nhiều công trình đồ sộ, tốn kém như cố cung ở Kinh đô, Bắc Kinh”. Đó là tình hình xã hội phong kiến Trung Quốc triều đại nào? A. Cuối thời Trần - Hán B. Cuối thời Đường C. Cuối thời Tông - Nguyên D. Cuối thời Minh - Thanh Câu 44: Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi và phát triển kinh tế? A. Tích cực khai hoang B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kiênh C. Lập điền trang D. Tất cả các câu trên đúng Câu 45: Giai cấp tư sản được hình thành từ đâu? A. Địa chủ giàu có B. Chủ xưởng, chủ đồn điền C. Thương nhân giàu có D. B và C đúng. Câu 46: Điền vào chỗ trống câu sau đây: “Các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều bị thất bại nhưng đó đã làm cho .bị lung lay”?
  10. A. Cơ đồ nhà Lê B. Cơ đồ họ Trịnh C. Cơ đồ chúa Nguyễn D. Cơ đồ vua Lê, chúa Trịnh Câu 47: Chủ nhân đầu tiên sống trên đất Lào là tộc người nào? A. Lào Thơng B. Lào Lùm C. Người Thái D. Người Khơ –me Câu 48: Tại sao Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được đất nước? A. Nhờ sự ủng hộ của nhân dân. B. Tài năng của Đinh Bộ Lĩnh. C. Sự liên kết với các sứ quân. D. Tất cả các câu trên đúng. Câu 49: Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Vậy đó là trận đánh nào? A. Trận Bạch Đằng năm 981 B. Trận đánh châu Ung, châu Khâm và châu Liêm (10-1075) C. Trận Như Nguyệt (1077) D. Cả ba trận trên Câu 50: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại? A. Sản xuất bị đình đốn. B. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa C. Nghề thủ công phát triển càn phải trao đổi mua bán. D. B và C đúng.
  11. Câu 51: Ở châu Âu từ thế kỉ XV, khi các quốc gia phong kiến thống nhất quyền hành tập trung vào bộ phận nào? A. Tập trung vào tay quý tộc B. Tập trung vào tay các lãnh chúa C. Tập trung vào tay vua D. Tập trung vào tay bộ máy quan lại thống trị Câu 52: Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV là A. Chưa có một lãnh tụ đủ sức tập hợp toàn dân. B. Nội bộ những người lãnh đạo có mâu thuẫn. C. Thiếu sự liên kết, phối hợp giữa các cuộc khởi nghĩa để tạo nên một phong trào chung. D. Tất cả các ý trên đúng. Câu 53: Vương triều Hồi giáo Đê-li do người nào lập nên? A. Người Ấn Độ B. Người Thổ Nhĩ Kì C. Người Mông Cổ D. Người Trung Quốc Câu 54: Nhà Tống xúi dục Cham-pa đánh Đại Việt nhằm mục đích gì? A. Làm suy yếu lực lượng của Cham - pa. B. Làm suy yếu lực lượng của Đại Việt. C. Phá vỡ quan hệ Đại Việt và Cham - pa. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 55: Văn hóa - Nghệ thuật phong phú, độc đáo, sáng tạo và linh hoạt của nhân dân ta bắt đầu hình thành rõ nét vào thời kì nào? A. Thời Tiền Lê B. Thời Hậu Lê C. Thời Lý D. Thời Trần
  12. Câu 56: Nội dung của phong trào nông dân Đức là gì? A. Đòi cải cách tôn giáo. B. Đòi thủ tiêu chế độ phong kiến. C. Đòi xóa bỏ lãnh địa phong kiến. D. Đòi giải phóng nông nô. Câu 57: Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến phương Đông là: A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô C. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lãnh canh D. Địa chủ và nông nô Câu 58: Đến thời tống người Trung Quốc đã có nhiều phát minh quan trọng, đó là gì? A. Kĩ thuật luyện đồ kim loại. B. Đóng tàu chế tạo súng. C. Thuốc nhuộm, thuốc in. D. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết. Câu 59: Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên ngôi vào năm nào? A. Năm 1399 B. Năm 1400 C. Năm 1401 D. Năm 1402 Câu 60: Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co kéo dài trong bao lâu? A. Thế kỉ IX đến thế kỉ XII B. Thế kỉ IX đến thế kỉ XIII C. Thế kỉ IX đến thế kỉ XIV D. Thế kỉ IX đến thế kỉ XV
  13. Câu 61: Bộ “Đại Việt sử ký” do ai viết? vào thời gian nào? A. Lê Văn Hưu - năm 1272 B. Lê Hữu Trác - năm 1272 C. Trần Quang Khải - năm 1281 D. Trương Hán Siêu - năm 1271 Câu 62: Loạn 12 sứ quân diễn ra thời điểm nào? A. Cuối thời nhà Ngô B. Đầu thời nhà Đinh C. Cuối thời nhà Đinh D. Đầu thời nhà Tiền Lê Câu 63: Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua nhà Trần như thế nào khi quân Mông Cổ vào Thăng Long? A. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long B. “Vườn không nhà trống” C. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán D. Xây dựng phòng tuyến ngăn chặn bước tiến quân xâm lược Câu 64: Những tiền để của nền kinh tế hàng hóa ở châu Âu xuất hiện vào thời gian nào? A. Thế kỉ IX. B. Thế kỉ XI. C. Thế kỉ X. D. Thể kỉ XII. Câu 65: Nhà Tiền Lê đã tổ chức các đơn vị hành chính trong cả nước như thế nào? A. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và châu B. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có phủ và huyện C. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có châu và huyện D. Chia thành 10 lộ, dưới lộ có huyện và xã
  14. Câu 66: Cuộc chiến đấu để đánh chiếm thành Ung Châu diễn ra bao nhiêu ngày? A. 40 ngày B. 50 ngày C. 45 ngày D. 42 ngày Câu 67: Vương quốc Phù Nam được thành lập tại vùng nào của Đông Nam Á? A. Trung Bộ Việt Nam B. Hạ lưu sông Mê Nam C. Hạ lưu sông Mê Công D. Thượng nguồn sông Mê Công Câu 68: Giai cấp nào, tầng lớp nào là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội phong kiến thời Lý? A. Giai cấp nông dân B. Giai cấp công nhân C. Tầng lớp thợ thủ công D. Tầng lớp nông nô Câu 69: Công trình phòng ngự nổi tiếng của nhân dân Trung Quốc được xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là gì? A. Vạn lý trường thành B. Tử cấm thành C. Ngọ môn D. Lũy Trường Dục Câu 70: Tình hình kinh tế xã hội nước ta vào cuối thời Trần như thế nào? A. Nền kinh tế trì trệ, mất mùa liên tục xảy ra. B. Đời sống của các tầng lớp nhân dân cơ cực, đói khổ. C. Khởi nghĩa của nông dân và nô tì nổ ra khắp nơi. D. Tất cả các ý trên.
  15. Câu 71: Xã hội phong kiến châu Âu suy vong trong khoảng thời gian nào? A. Thế kỉ XIII-XVI B. Thế kỉ XIV-XVI C. Thế kỉ XV-XVI D. Thế kỉ XVI-XVII Câu 72: Tướng nào cầm đầu quân Minh xâm lược nước ta? A. Tướng Trương Phụ B. Tướng Vương Thông C. Tướng Liễu Thăng D. Tướng Mộc Thạnh Câu 73: Ai là người đầu tiên đã đến được Ấn Độ bằng đường biển? A. B đi-a-xơ B. Va-xcôdơ Ga-ma C. Cô-lôm-bô D. Ph.Ma-gien-lan Câu 74: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là: A. Quốc triều hình luật B. Luật Hồng Đức C. Hình luật D. Hình thư Câu 75: Thời Trần chia nước ta làm bao nhiêu lộ, đứng đầu mỗi lộ là ai? A. 12 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó An phủ sứ. B. 14 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Tôn nhân phu. C. 16 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Đồn điền sứ. D. 10 lộ - đứng đầu mỗi lộ là chánh, phó Quốc sứ kiện.
  16. Câu 76: Sau thời kỳ phân tán loạn lạc (thế kỉ III TCN đến đầu thế kỉ IV) Ấn Độ được thống nhất lại dưới Vương triều nào? A. Vương triều Gup-ta B. Vương triều hồi giáo Đê-li C. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn D. Vương triều Mác-sa Câu 77: Thời Trần, những người giàu có trong xã hội có nhiều ruộng đất cho thuê nhưng không thuộc tầng lớp quý tộc được gọi là: A. Chủ nô B. Vương hầu C. Thương nhân D. Địa chủ Câu 78: Phong trào Văn hóa Phục Hưng không chỉ có vai trò tích cực là phát động quần chúng đấu tranh chống lại xã hội phong kiến mà còn là A. Cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại. B. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản. C. Cuộc cách mạng văn hoá. D. Cuộc cách mạng tư sản. Câu 79: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”? Đó là câu nói của ai? A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Thủ Độ C. Lý Thường Kiệt D. Lý Công Uẩn Câu 80: Quốc hiệu của nước ta dưới thời Đinh Bộ Lĩnh là gì? A. Đại Việt B. Vạn Xuân C. Đại Cồ Việt
  17. D. Đại Ngu Câu 81: Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương như thế nào? A. Quân phải đông, nước mới mạnh B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông C. Quân lính vừa đông, vừa tinh nhuệ D. Quân đội phải văn võ song toàn Câu 82: Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo? A. Lu-thơ B. Can-vanh C. Ga-li-lê D. Cô-péc-ních Câu 83: Cuộc khởi nghĩa nào hoạt động ở vùng Nông Cống (Thanh Hóa)? A. Khởi nghĩa Ngô Bệ B. Khởi nghĩa Nguyễn Thanh C. Khởi nghĩa Nguyễn Kỵ D. Khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái Câu 84: Biện pháp tuyển chọn nhân tài dưới thời Đường như thế nào? A. Các quan đại thần tiến cử người tài giỏi cho triều đình. B. Mở trường học chọn ngay từ nhỏ, chủ yếu là con em quan lại. C. Mở nhiều khoa thi. D. Vua trực tiếp tuyển chọn Câu 85: Quân đội nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn đánh quân Mông Cổ tại đâu? A. Quy Hóa B. Hàm Tử C. Chương Dương D. Đông Bộ Đầu
  18. Câu 86: Kinh tế của lãnh địa mang tính chất gì? A. Buôn bán trao đổi với lãnh địa khác. B. Tự cung, tự cấp. C. Phụ thuộc vào thành thị. D. Nông dân vừa làm ruộng, vừa làm thêm một nghề thủ công. Câu 87: Vương quốc Lạng Xạng có chính sách ngoại giao như thế nào với Đại Việt và Cam-pu- chia? A. Đưa quân đánh Đại Việt và Cam-pu-chia. B. Giữ quan hệ hòa hiếu với Đại Việt và Cam-pu-chia. C. Giữ quan hệ hòa hiếu với Đại Việt và lần chiếm Cam-pu-chia. D. Lấn chiếm Đại Việt và giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia. Câu 88: Nguyên nhân bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV? A. Do chính sách thống trị và bóc lột tàn bạo của quân Minh. B. Phủ Trần Diệt Hồ. C. Nhà Minh đồng hóa dân tộc ta. D. Nhà Minh bắt nhân dân ta theo phong tục của Trung Quốc. Câu 89: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1556 - 1605) đã thi hành nhiều biện pháp tiến bộ. Đó là biện pháp gì? A. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo B. Thủ tiêu đặc quyền Hồi Giáo C. Khôi phục và phát triển kinh tế Ấn Độ D. Cả 3 câu trên đều đúng Câu 90: Nhà Lê đã làm gì để phát triển sản xuất? A. Mở rộng việc khai khẩn đất hoang. B. Chú trọng công tác thủy lợi đào vét kênh ngòi. C. Tổ chức lễ Cày tịch điền và tự mình cày mấy đường. D. Tất cả câu trên đều đúng.
  19. Câu 91: Thế nào là chế độ quân chủ? A. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu. B. Thể chế nhà nước quyền lực phân tán. C. Thể chế nhà nước quyền lực tập trung trong tay địa chủ. D. Nhà nước phong kiến của địa chủ và lãnh chúa. Câu 92: Những công trình kiến trúc nổi tiếng nào đã được xây dựng vào thời Trần? A. Tháp Phổ Minh, chùa một cột B. Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô C. Tháp Phổ Minh, chùa Thiên Mụ D. Tháp Phổ Minh, chùa Tây Phương Câu 93: Nước nào đứng đầu trong cuộc phát kiến địa lí? A. Anh Pháp. B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha C. Đức, Ý D. Pháp, Bồ Đào Nha Câu 94: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào? A. Thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng. C. Kí hòa ước kết thúc chiến tranh. D. Đề nghị “ giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ. Câu 95: Tần Thủy Hoàng đã thống nhất Trung Quốc vào năm nào? A. Năm 221 TCN B. Năm 222 TCN C. Năm 231 TCN D. Năm 232 TCN Câu 96: Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với sứ quân nào?
  20. A. Trần Lãm B. Ngô Nhật Khánh C. Nguyễn Thu Tiệp D. Nguyễn Siêu Câu 97: Tại sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò? A. Trâu bò là động vật quý hiếm. B. Đạo phật được đề cao, nên cấm sát sinh. C. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp. D. Trâu bò là động vật linh thiêng. Câu 98: “Ông đã chứng minh được trung tâm hệ thống hành tinh chúng ta là Mặt Trời, Trái Đất tự xoay xung quanh trục của nó và xoay xung quanh Mặt Trời”. Ông là ai? A. Cô-péc-ních. B. Ga-li-lê. C. Đê-các-tơ D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi. Câu 99: Khởi nghĩa của Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân Minh ở đâu? A. Bến Bô Cô (Nam Định) B. Đồ Sơn (Hải Phòng) C. Phú Thọ D. Thái Nguyên Câu 100: Giữa thế kỉ XIV, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, trừ nước nào? A. Việt Nam B. Thái Lan C. Phi-lip-pin D. Xin-ga-po HẾT
  21. BẢNG ĐÁP ÁN 1.D 2.A 3.D 4.C 5.A 6.C 7.A 8.A 9.C 10.A 11.B 12.C 13.B 14.A 15.C 16.A 17.C 18.C 19.B 20.A 21.B 22.D 23.C 24.A 25.C 26.A 27.B 28.B 29.C 30.A 31.B 32.D 33.C 34.D 35.B 36.B 37.B 38.D 39.D 40.B 41.D 42.C 43.D 44.D 45.B 46.B 47.A 48.D 49.C 50.D 51.C 52.B 53.C 54.D 55.B 56.B 57.A 58.D 59.B 60.D 61.A 62.A 63.B 64.C 65.A 66.D 67.C 68.A 69.A 70.D 71.C 72.A 73.B 74.D 75.A 76.A 77.D 78.A 79.C 80.C 81.B 82.A 83.C 84.C 85D 86.B 87.B 88.A 89.D 90.D 91.A 92.B 93.B 94.A 95.A 96.A 97.C 98.A 99.A 100.B