Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 7 (Có đáp án)

docx 24 trang Hoài Anh 16/05/2022 3050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_mon_lich_su_lop_7_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 7 (Có đáp án)

  1. Câu 1: Nông nô thường làm việc ở đâu? A. Cày thuê ruộng đất của địa chủ B. Trong các xưởng thủ công C. Trong các cung điện hoặc các nhà quan D. Trong các xí nghiệp, công trường Câu 2: Dương Tam Kha đã cướp ngôi của họ Ngô trong hoàn cảnh như thế nào? A. Tình hình đất nước rối loạn, nguy cơ ngoại xâm. B. Vua mới còn nhỏ, giao quyền chấp chính cho Dương Tam Kha. C. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình gay gắt, tranh dành quyền lực. D. Ngô Quyền mất, con còn trẻ không đủ uy tín và sức mạnh giữ vững chính quyền trung ương. Đất nước lâm vào tình trạng không ổn định. Câu 3: Trong giáo lý của mình, Lu-thơ chủ trương vấn đề gì? A. Lên án những hành vi của giáo hoàng B. “Cứu vớt con người bằng lòng tin” C. Chỉ trích giáo lý giả dối của giáo hội D. Phủ nhận vai trò thống trị của giáo hội Câu 4: Bộ “Hình thư”, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta được ban hành dưới thời vua nào? A. Lý Thái Tông (1042) B. Lý Thái Tổ (1010) C. Lý Thánh Tông (1054) D. Lý Nhân Tông (1072) Câu 5: Sự giống nhau giữa vương quốc hồi giáo Đê-li và vương quốc Môn-gôn là gì?
  2. A. Cùng theo đạo phật B. Cùng theo đạo Hồi C. Đều là vương triều của người nước ngoài D. Đều là dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì Câu 6: “Đầu thần chưa rơi xuống xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói của ai? A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Bình Trọng C. Trần Quốc Toản D. Trần Thủ Độ Câu 7: Mục đích ra đời của các phường hội, thương hội là A. Cùng nhau sản xuất và buôn bán. B. Cùng nhau trao đổi hàng hóa. C. Tổ chức triển lãm giới thiệu hàng hóa của mình. D. Tổ chức các hội chợ trao đổi hàng hóa. Câu 8: Hãy cho biết tên 2 tướng tài của Giản Định hoàng đế? A. Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân B. Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Dị C. Đặng Tất và Đặng Dung D. Nguyễn Cảnh Chân và Nguyễn Cảnh Dị Câu 9: Từ thế kỉ XIII, do sự di thiên của người Thái từ phía Bắc xuống phía nam đã dẫn tới sự hình thành 2 quốc gia mới đó là? A. Đại Việt và Chăm-pa B. Pa-gan và Chăm-pa C. Su-khô-thay và Lạng Xạng
  3. D. Mô-giô-pa-hit và Gia-ra Câu 10: Nhà y, được học lỗi lạc thời Trần đã nghiên cứu thành công nhiều loại cây có trong nước để chữa bệnh cho nhân dân. Ông là ai? A. Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) B. Nguyễn Bá Tĩnh (Tuệ Tĩnh) C. Phan Phu Tiên D. Phạm Sư Mạnh Câu 11: Tình trạng chia cắt loạn lạc sau thời Đường trước thời Tống ở Trung Quốc được sử sách gọi là gì? A. Thời Đông Tấn B. Thời Ngũ Đại C. Thời Tam Quốc D. Thời Tây tấn Câu 12: Vị vua đầu tiên của nhà Trần là ai? A. Trần Duệ Tông (Trần Kinh) B. Trần Anh Tông (Trần Thuyên) C. Trần Thánh Tông (Trần thừa) D. Trần Thái Tông (Trần Canh) Câu 13: Các giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là? A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô C. Quý tộc địa chủ và nông nô, nô tì D. Lãnh chú phong kiến và nông dân lĩnh canh Câu 14: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khiêm và châu Liêm vào mục đích gì?
  4. A. Đánh vào bộ chỉ huy của quân Tống. B. Đánh vào nơi tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt. C. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt. D. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt. Câu 15: Chủ nghĩa tư bản ở châu Âu đươc hình thành trên cơ sở nào? A. Các thành thị trung đại. B. Thu vàng bạc hương liệu từ Ấn Độ và phương Đông. C. Sự phá sản của chế độ phong kiến. D. Vốn và công nhân làm thuê. Câu 16: Năm 1358, diễn ra cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân? Khởi nghĩa nổ ra ở đâu? A. Khởi nghĩa Nguyễn Thanh - ở Thanh Hóa B. Khởi nghĩa của Nguyễn Bố - Ở Bắc Giang C. Khởi nghĩa của Nguyễn KỴ - ở Nông Cống D. Khởi nghĩa của Ngô Bệ - ở Hải Dương Câu 17: Kinh đô Hoa Lư thời Đinh Tiên Hoàng nay thuộc tỉnh nào? A. Tỉnh Hà Nam B. Tỉnh Ninh Bình C. Tỉnh Nam Định D. Tỉnh Thái Bình Câu 18: Tướng nào của Mông Cổ chỉ huy 3 vạn quân xâm lược Đại Việt? A. Thoát Hoan B. Ô Mã Nhi C. Hốt Tất Liệt
  5. D. Ngột Lương Hợp Thai Câu 19: Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hưng muốn nói lên điều gì? A. Lên án nghiêm khắc giáo hội Ki-tô. B. Đề cao giá trị chân chính của con ngươi. C. Đả phá trật tự xã hội phong kiến. D. Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 20: Quân đội thời Tiền Lê có những bộ phận nào? A. Bộ binh, tượng binh và kị binh B. Cấm quân và quân địa phương C. Quân địa phương và quân các lộ D. Cấm quân và quân các lộ Câu 21: Vương triều Ấn Độ Mô-gôn có một vị vua kiệt xuất, ông là ai? A. A-cơ-ba B. A-sô-ca C. Sa-mu-dra-gup-ta D. Mi-bi-ra-cu-la Câu 22: Lý Công Uẩn lên ngôi vua, lập ra nhà Lý vào năm nào? A. Cuối năm 1009 B. Đầu năm 1009 C. Cuối năm 1010 D. Đầu năm 1010 Câu 23: Quân Minh xâm lược nước ta vào thời gian nào? A. Tháng 11 năm 1407
  6. B. Tháng 12 năm 1406 C. Tháng 11 năm 1406 D. Tháng 10 năm 1406 Câu 24: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ các tầng lớp nào của xã hội? A. Nông dân tự do có nhiều ruộng đất. B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc có nhiều ruộng đất. C. Nô lệ được giải phóng. D. Tất cả các thành phần trên. Câu 25: Đầu thế kỉ XIII, quân Mông Cổ đã là gì? A. Lo phòng thủ đất nước B. Mở rộng xâm lược các nước vùng lân cận C. Mở rộng xâm lược khắp châu Á, châu Âu D. Cho sứ giả sang Đại Việt thực hiện chính sách giao bang, hòa hảo. Câu 26: Xoá bỏ chế độ pháp luật hà khắc của nhà Tần, giảm nhẹ tô thuế và sưu dịch cho nông dân, khuyến khích họ nhận ruộng cày cấy và khai hoang, phát triển sản xuất nông nghiệp. Đó là việc làm của triều đại nào? A. Triều đại phong kiến Nhà Hán B. Triều đại phong kiến Nhà Đường C. Triều đại phong kiến Nhà Tống D. Triều đại phong kiến Nhà Nguyên Câu 27: Dòng sông nào ở nước ta đã ghi dấu ấn ba lần đánh bại quân xâm lược A. Sông Như Nguyệt B. Sông Mã C. Sông Bạch Đằng
  7. D. Các dòng sông trên Câu 28: Hệ tư tưởng của chế độ phong kiến châu Âu là gì? A. Phật giáo B. Ki-tô giáo C. Hồi giáo D. Ấn Độ giáo. Câu 29: Chùa Một Cột ở Hà Nội được xây dựng trong thời kì nào? A. Thời nhà Tiền Lê B. Thời nhà Trần C. Thời nhà Họ Lê D. Thời nhà Lý Câu 30: Những thành thị cổ nhất của người Ấn xuất hiện ở đâu? A. Lưu vực sông Ấn B. Lưu vực sông Hằng C. Miền Đông Bắc Ấn D. Miền Nam Ấn Câu 31: Người nông dân dưới thời Trần cuối thế kì XIV, họ phải bán ruộng, bán vợ, con cho quý tộc, địa chủ thì họ trở thành tầng lớp nào? A. Nông dân bần cùng B. Nông nô C. Nô tì D. Càng tầng lớp trên Câu 32: Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?
  8. A. Mùa khô tương đối lạnh, mát B. Mùa mưa tương đối nóng C. Gió mùa kèm theo mưa D. Khí hậu mát, ẩm Câu 33: Ngô Quyền đã xây dựng chính quyền độc lập như thế nào? A. Ngô Quyền xưng vương B. Bãi bỏ chức tiết độ sứ C. Lập triều đình theo chế độ quân chủ D. Tất cả các câu trên đều đúng Câu 34: Tại sao lại nói rằng nước Đại Việt dưới thời nhà Trần phát triển hơn dưới thời Lý? A. Thời Trần sử đổi, bổ sung thêm pháp luật B. Thời Trần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng C. Thời Trần phục hồi và phát triển kinh tế D. Tất cả các câu trên Câu 35: Sự xuất hiện công cụ bằng sắt ở Trung Quốc vào giai đoạn lịch sử nào? A. Thời Xuân Thu - chiến quốc B. Thời tam quốc C. Thời Tây Tấn D. Thời Đông Tấn Câu 36: Khi Lê Hoàn lên ngôi vua nước ta phải đối phó với quân xâm lược nào? A. Nhà Minh ở Trung Quốc B. Nhà Đường ở Trung Quốc
  9. C. Nhà Tống ở Trung Quốc D. Nhà Hán ở Trung Quốc Câu 37: Thời Trần, nhà nước độc quyền quản lí nghề thủ công nào? A. Chế tạo vũ khí B. Dệt vải C. Đúc đồng D. Làm giấy Câu 38: Ai là người đến châu Mĩ đầu tiên nhưng lại cho rằng đó là Ấn Độ A. Ph.Ma-gien-lan B. Cô-lôm-bô C. Đi-a-xơ D. Va-xcô đơ Ga-ma Câu 39: Giữa thế kỉ XI, nhà Tống thường bị hai nước nào quấy nhiễu? A. Hai nước Liêu – Hạ B. Hai nước Minh – Thanh C. Hai nước Thục – Ngô D. Hai nước Sở - Hán Câu 40: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu là gì? A. Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm nhường cho chủ nghĩa tư bản. B. Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản. C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn. D. Hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm.
  10. Câu 41: Hãy điền vào chỗ trống câu sau đây: “Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng biệt của dân tộc ” A. Văn hóa Thăng Long B. Văn hóa Đại Nam C. Văn hóa Đại La D. Văn hóa Hoa Lư Câu 42: Người Ấn Độ có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ gì? A. Chữ Nho B. Chữ tượng hình C. Chữ Phạn D. Chữ Hin-đu Câu 43: Mùa xuân 1077, gắn với lịch sử dân tộc ta như thế nào? A. Lê Hoàn đánh bại quân nhà Tống B. Vua tôi nhà Trần đánh bại quân Mông – Nguyên C. Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống D. Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long Câu 44: Cuộc khởi nghĩa nào hoạt động ở vùng sông Chu (Thanh Hóa) A. Cuộc khởi nghĩa Ngô Bệ B. Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Thanh C. Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Kỵ D. Cuộc khởi nghĩa Phạm Sư Ôn Câu 45: Sau cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV, người nông nô như thế nào? A. Được hưởng thành quả do phát kiến mang lại.
  11. B. Được ấm no vì của cải xã hội ngàv càng nhiều. C. Bị thất nghiệp vì phải làm thuê cho tư sản. D. Bị trở thành những người nô lệ. Câu 46: Đặc điểm của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV là gì? A. Nổ ra sớm, mạnh mẽ, liên tục, phối hợp chặt chẽ. B. Nổ ra sớm, khá liên tục, mạnh mẽ nhưng thiếu sự phối hợp. C. Nổ ra muộn, nhưng phát triển mạnh mẽ. D. Nổ ra muộn, nhưng phát triển liên tục, phối hợp chặt chẽ. Câu 47: Đặc điểm nhà nước phong kiến phương Đông là gì? A. Nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung do vua đứng đầu. B. Nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay giai cấp thống trị. C. Nhà nước phong kiến phân quyền. D. Nhà nước trở thành Hoàng Đế hay Đại Vương. Câu 48: Tại Bình Lệ Quyên, trước thế giặc mạnh, vua Trần đã có quyết định như thế nào? A. Cho sứ giả sang cầu hòa, vừa chuẩn bih lực lượng phản công B. Dâng biểu xin hàng C. Lui quân để bảo toàn lực lượng D. Dốc toàn lực phản công Câu 49: Dưới thời Đường, đời sống của nông dân và sản xuât nông nghiệp như thế nào? A. Nông dân mất ruộng, sản xuất nông nghiệp sa sút. B. Nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp phát triển. C. Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất sản xuất nông nghiệp trì trệ
  12. D. Nông dân được cấp ruộng sản xuất nông nghiệp được mùa bội thu. Câu 50: Hãy cho biết những nghề thủ công phát triển dưới thời Đinh Tiền Lê? A. Đúc đồng, rèn sắt, làm giấy, dệt vải, làm đồ gốm. B. Đúc đồng, luyện kim, làm đồ trang sức. C. Đức đồng, rèn sắt, dệt vải. D. Đúc đồng, rèn sắt, làm đồ trang sức, làm đồ gốm. Câu 51: Những ai được tuyển chọn vào cấm quân? A. Trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần B. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi C. Trai tráng con em quý tộc, vương hầu D. Trai tráng con em quan lại trong triều Câu 52: Cư dân chủ yếu của thành thị xã hội phong kiến châu Âu là A. Lãnh chúa và nông nô. B. Lãnh chúa và thương nhân. C. Thợ thủ công và thương nhân. D. Thợ thủ công và nô lệ. Câu 53: Cuối thế kỉ XIV, người có công chế tạo ra súng thần cơ và đóng các loại thuyền lớn là ai? A. Trần Hưng Đạo B. Hồ Nguyên Trừng C. Trần Quang Khải D. Trần Nguyên Đán Câu 54: Những sự kiện nào chứng tỏ thời kì Ăng-co đất nước Cam-pu-chia rất phát triển?
  13. A. Nông nghiệp phát triển. B. Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, sang hạ lưu sông Mê Nam và vùng trung lưu Mê Công. C. Kinh đô Ăng-co được xây dựng như 1 thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo nổi tiếng thế giới. D. Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 55: Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì? A. Củng cố khối đoán kết dân tộc. B. Tạo sức mạnh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. C. Củng cố nền thống nhất quốc gia. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 56: Vì sao xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo? A. Giáo hội tăng cường bóc lột nhân dân. B. Giáo hội là lực lượng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản đang lên. C. Giáo hội dựa vào kinh thánh của đạo Ki-tô bóc lột nhân dân về mặt tinh thần. D. Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 57: Vào thời gian nào hàng chục vạn nông dân chết đói, người sống sót phải lìa bỏ làng quê, phiêu tán khắp nơi? A. Những năm 30 của thế kỉ XVII B. Những năm 50 của thế kỉ XVIII C. Những năm 40 của thế kỉ XVIII D. Những năm 60 của thế kỉ XVII Câu 58: Đinh Bộ Lĩnh được nhân dân tôn xưng là gì?
  14. A. Bắc Bình Vương B. Vạn Thắng Vương C. Bình Định Vương D. Bố Cái Đại Vương Câu 59: Quân ở làng xã gọi là gì? A. Phiên binh B. Chính binh C. Cấm binh D. Hương binh Câu 60: Đến thế kỉ III TCN, đất nước Ma-ga-da trở nên hùng mạnh nhất dưới thời vua nào? A. A-co-ba B. A-sô-ca C. Sa-mu-dra-gup-ta D. Mi-hi-ra-cu-la Câu 61: Ai là thầy giáo, nhà nho dưới thời Trần được triều đình trọng dụng nhất? A. Chu Văn An B. Trương Hán Siêu C. Đoàn Nhữ Hải D. Phạm Sư Mạnh Câu 62: Triều đình trung ương thời tiền Lê được tổ chức như thế nào? A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, quan võ. B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.
  15. C. Vua đứng đầu nằm toàn quyền, giúp việc vua có Thái Sư và Đại Sư. D. Vua đứng đầu nằm toàn quyền, giúp việc vua có các con của vua. Câu 63: Nền tảng kinh tế của xã hội thời Lý là ngành gì? A. Nông nghiệp B. Công nghiệp C. Thủ công nghiệp D. Thương nghiệp Câu 64: Lần đầu tiên họ đã đi vòng quanh Trái Đất gần hết 3 năm, từ năm 1519 đến năm 1522, đó là đoàn thám hiểm nào? A. Đoàn thám hiểm của Ph.Ma-gien -Lan. B. Đoàn thám hiểm của Đi-a-xơ. C. Đoàn thám hiểm của Va-xcơ đơ Ga ma D. Đoàn thám hiểm của Cô-lôm-bô. Câu 65: Dưới thời Trần nửa sau thế kỉ XIV, hầu hết ruộng đất tập trung trong tay tầng lớp nào? A. Vương hầu, quý tộc B. Vương hầu, quý tộc, nhà chúa, địa chủ C. Vương hầu, quý tộc, địa chủ D. Vương hầu, quý tộc, nhà chúa, địa chủ, nông dân Câu 66: Chế độ phong kiến phương Đông khủng hoảng và suy vong trong khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ XV cho tới giữa thế kỉ XIX. B. Từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX. C. Từ thế kỉ XVI cho tới đầu thế kỉ XIX. D. Từ thế kỉ XVI cho tới cuối thế kỉ XIX.
  16. Câu 67: Nhà Minh đã đổi Quốc hiệu của nước ta thành quận của Trung Quốc đó là quận gì? A. Quận Cửu Châu B. Quận Nhật Nam C. Quận Giao Chỉ D. Quận Hợp Phố Câu 68: Chia đất nước thành các quận, huyện và trực tiếp cử quan lại để cai trị, ban hành một chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất cho cả nước, gây chiến tranh, mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và phía Nam. Đó là chính sách của triều đại nào ở Trung Quốc? A. Nhà Tần (221-206 TCN) B. Nhà Hán (206 TCN đến 220) C. Nhà Tùy (589-618) D. Nhà Đường (618-907) Câu 69: Người có công lớn trong việc tổ chức cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ là ai? A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Thủ Độ C. Trần Thánh Tông D. Trần Quang Khải Câu 70: Nhà Đinh tồn tại trong thời gian bao lâu? A. 10 năm B. 15 năm C. 14 năm D. 12 năm
  17. Câu 71: Thời gian tồn tại của nhà Lý nhiều hơn nhà Hồ là bao nhiêu năm? A. 215 năm B. 210 năm C. 208 năm D. 220 năm Câu 72: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào? A. Tầng lớp quý tộc và nông dân. B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô. C. Chủ nô và nô lệ. D. Địa chủ và nông dân. Câu 73: Tại sao nhà Tống quyết tâm xâm chiếm Đại Việt? A. Do nhà Lý không chấp nhận tước vương của nhà Tống. B. Do sự xúi dục của Cham-pa. C. Do khó khăn về tài chính và sự quấy nhiễu của các tộc người Liêu-Hạ ở biên cương. D. Do giai đoạn này nhà Tống hùng mạnh. Câu 74: Vương quốc Cham-pa được thành lập tại vùng nào của Đông Nam Á? A. Hạ lưu sông Mê Công B. Hạ lưu sông Mê Nam C. Trung Bộ Việt Nam D. Các đảo của In-đô-nê-xi-a Câu 75: Xã hội thời Trần gồm có những tầng lớp nào? A. Vương hầu, quý tộc – nông dân, nông nô B. Vương hầu, quý tộc – nông dân, nô tì, thợ thủ công
  18. C. Vương hầu, quý tộc – địa chủ, nông dân tự do, nông dân tá điền – thợ thủ công, thương nhân – nô tì, Nông nô D. Quý tộc – địa chủ - nông dân, nông nô, nông dân tự do, nông dân tá điền Câu 76: Triều đại phong kiến nhà Minh ở Trung Quốc do ai lập ra? A. Lý Tự Thành B. Chu Nguyên Chương C. Hốt Tất Liệt D. Lưu Bang. Câu 77: Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh vào thời gian nào? A. Tháng 8/1226 B. Tháng 11/1225 C. Tháng 12/1226 D. Tháng 7/1225 Câu 78: Ngôi Quyền đã cử ai làm Thứ sử Châu Hoan (Nghệ An - Hà Tĩnh)? A. Đinh Công Trứ B. Kiều Công Hãn C. Ngô Xương Ngập D. Ngô Xương Văn Câu 79: Phong trào văn hóa phục hưng diễn ra trong khoảng thời gian nào? A. Thế kỉ XIV – XVII B. Giữa thế kỉ XIV – XVII C. Cuối thế kỉ XIV-XVII D. Đầu thế kỉ XIV – XVII
  19. Câu 80: Kinh đô Thăng Long chính thức được thành lập vào năm nào? A. Năm 939 B. Năm 1009 C. Năm 1010 D. Năm 1012 Câu 81: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự ở đâu A. Sông Bạch Đằng B. Sông Mã C. Sông Như Nguyệt D. Sông Thao Câu 82: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào? A. Năm 1075 B. Năm 1076 C. Năm 1077 D. Năm 1078 Câu 83: Quá trình phong kiến hóa ở châu Âu có nội dung gì? A. Hình thành các lãnh địa phong kiến. B. Quý tộc trở thành lãnh chúa. C. Nô lệ và nông dân trở thành nông nô. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 84: Thời kì Tiền Lê có mấy đời vua? Vị vua nào tồn tại lâu nhất? A. Bốn đời vua. Lê Long Đình lâu nhất B. Ba đời vua. Lê Đại Hành lâu nhất
  20. C. Hai đời vua. Lê Long Việt lâu nhất D. Ba đời vua. Lê Long Việt lâu nhất Câu 85: Nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân nổi dậy ở Quôc Oai vào năm nào? A. Năm 1369 B. Năm 1379 C. Năm 1390 D. Năm 1391 Câu 86: Tại sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc? A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Hán. B. Ngô Quyền phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập. C. Ngô Quyền thiết lập một chính quyền mới hoàn toàn của người Việt. D. Tất cả các câu trên đều đúng. Câu 87: Tầng lớp nào trong xã hội thời Trần có nhiều ruộng đất để lập điền trang, thái ấp? A. Vương hầu, quý tộc B. Địa chủ C. Nông dân D. Nông dân tham gia kháng chiến Câu 88: Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến xã hội làm cho xã hội Trung Quốc có những sự thay đổi như thế nào? A. Giai cấp địa chủ xuất hiện B. Nông dân bị phân hoá. C. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủ. D. Câu A và B đúng.
  21. Câu 89: Tước vị cao nhất của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là gì? A. Vua B. Thái úy C. Thái sư D. Tể tướng Câu 90: Từ năm 1226 đến năm 1400, đó là thời gian tồn tại và phát triển của triều đại nào ở nước ta? A. Triều đại nhà Lý B. Triều đại Lý – Trần C. Triều đại nhà Hồ D. Triều đại nhà Trần Câu 91: Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu? A. Ấn Độ và các nước phương Đông. B. Trung Quốc và các nước phương Đông. C. Nhật Bản và các nước phương Đông. D. Ấn Độ và các nước phương Tây. Câu 92: Thời gian nào nhà Lý ban hành bộ Hình thư? A. Năm 1010 B. Năm 1042 C. Năm 1005 D. Năm 1008 Câu 93: Nhà Trần thay nhà Lý có ý nghĩa như thế nào? A. Củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh.
  22. B. Tạo điều kiện cho nền quân chủ phát triển vững mạnh. C. Làm cho chế độ phong kiến suy sụp. D. Chứng tỏ nhà Trần mạnh hơn nhà Lý. Câu 94: Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay? A. Cam-pu-chia B. Lào C. Phi-lip-pin D. Mi-an-ma Câu 95: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì? A. Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc. B. Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc. C. Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình. D. Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền. Câu 96: Khi vua ăn chơi sa đọa thì vương hầu, quý tộc có thái độ và hành động như thế nào? A. Chống lại hành động của vua B. Thả sức ăn chơi xa hoa C. Nổi dậy chống lại vua D. Từ quan về ở ẩn Câu 97: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất? A. Vương triều Gup-ta B. Vương triều hồi giáo Đê-li C. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn
  23. D. Vương triều Mác-sa Câu 98: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần thái độ của vua Trần như thế nào? A. Trả lại thư ngay B. Bắt giam vào ngục C. Tỏ thái độ giảng hòa D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ Câu 99: Xã hội phong kiến phương Đông hình thành trong khoảng thời gian nào? A. Từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ X B. Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X C. Từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X D. Từ thế kỉ IV TCN đến thế kỉ X Câu 100: Công trình kiến trúc nổi tiếng dưới thời Lý như Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn xây dựng ở đâu? A. Hà Nội, Hải Phòng B. Hà Nội, Nam Định C. Nam Định, Hải Phòng D. Các địa phương trên HẾT BẢNG ĐÁP ÁN 1.C 2.D 3.B 4,A 5.C 6.D 7.A 8.A 9.C 10.B 11.B 12.D 13.B 14.B 15.D 16.D 17.B 18.B 19.D 20.B 21.A 22.C 23.C 24.B 25.B 26.A 27.C 28.B 29.D 30.A 31.C 32.C 33.D 34.D 35.A 36.C 37.A 38.B 39.A 40.A 41.A 42.C 43.C 44.B 45.D 46.B 47.A 48.C 49.B 50.A 51.A 52.C 53.B 54.D 55.D 56.D 57.D 58.B 59.D 60.B 61.A 62.C 63.A 64.A 65.B 66.D 67.C 68.A 69.D 70.D
  24. 71.C 72.B 73.C 74.C 75.C 76.B 77.C 78.A 79.A 80.C 81.C 82.A 83.D 84.B 85.C 86.D 87.A 88.D 89.B 90.D 91.A 92.B 93.A 94.D 95.B 96.B 97.C 98.B 99.C 100.B