Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Du (Có đáp án)

doc 3 trang thaodu 4270
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Du (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2019_2020_truong.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Nguyễn Du (Có đáp án)

  1. Trường THCS Nguyễn Du ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Họ và tên: . VẬT LÍ - 8 Lớp: 8 Thời gian làm bài: 45 phút. Điểm Lời phê: A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. 1. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh hơn thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng? A. Nhiệt độ. B. Thể tích. C. Nhiệt năng. D. Khối lượng. 2. Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm, bởi vì: A. Sứ lâu hỏng B. Sứ cách nhiệt tốt C. Sứ dẫn nhiệt tốt D. Sứ rẻ tiền 3. Nước biển mặn vì sao? A. Các phân tử nước biển có vị mặn. B. Các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau. C. Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách. D. Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách. 4. Khi nén không khí trong một chiếc bơm xe đạp thì A. Khoảng cách giữa các phân tử không khí giảm. B. Số phân tử không khí trong bơm giảm. C. Khối lượng các phân không khí giảm. D. Kích thước các phân không khí giảm. 5. Trong các vật sau đây: Vật A có khối lượng 0,5kg ở độ cao 2m; vật B có khối lượng 1kg ở độ cao 1,5m; vật C có khối lượng 1,5kg ở độ cao 3m. Thế năng của vật nào lớn nhất? A. Vật B. B. Vật A. C. Ba vật có thế năng bằng nhau. D. Vật C. 6. Một học sinh kéo đều một gàu nước trọng lượng 60N từ giếng sâu 6m lên, mất hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là: A. 720W. B. 12W. C. 180W. D. 360W. 7. Một viên đạn đang bay có những dạng năng lượng nào? A. Động năng, thế năng B. Nhiệt năng C. Thế năng, nhiệt năng D. Động năng, thế năng và nhiệt năng 8. Công thức tính công suất là: t A A. P = A.t. B. P = . C. P = . D. P = F.s. A t 9. Cánh máy bay thường được quyét ánh bạc để: A. Giảm ma sát với không khí. B. Giảm sự dẫn nhiệt. C. Liên lạc thuận lợi hơn với các đài ra đa. D. Ít hấp thụ bức xạ nhiệt của mặt trời. 10. Bỏ một chiếc thìa vào một cốc đựng nước nóng thì nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng. B. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm. C. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng. D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều không đổi.
  2. 11. Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở môi trường nào? A. Khí và rắn B. Lỏng và rắn C. Lỏng và khí D. Rắn ,lỏng , khí 12. Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng? A.Do hiện tượng truyền nhiệt C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt B.Do hiện tượng đối lưu D. Do hiện tượng dẫn nhiệt II. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu còn trống sau: 13. Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: lực tác dụng vào vật và . 14. Khi vật có khả năng , ta nói vật có cơ năng. 15. Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn: 16. Nhiệt năng của một vật là tổng của các phân tử cấu tạo nên vật. B. TỰ LUẬN Bài 1.Vì sao các bồn chứa xăng dầu, cánh máy bay thường được sơn màu nhũ trắng sáng mà không sơn các màu khác? Bài 2.a.Các nguyên tử chuyển động hay đứng yên ? Nhiệt độ càng cao thì sự chuyển động của nó như thế nào? Tại sao nồi , xông thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ? b. Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn một áo dày? Về mùa nào chim thường đứng xù long? Tại sao? c. Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo màu trắng mà không mặc áo màu đen? d. Tại sao rót nước vào cốc thủy tinh dày dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Taaij sao về màu lạng khi sờ tay vào miếng đồng ta cảm thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? có phải vì nhiệt độ của đồng thấp hơn gỗ không? e. Tại sao các bể xăng lại thường được quét một lớp nhũ màu trắng bạc? Bài 3 Một cần cẩu nhỏ khi hoạt động với công suất 2000W thì nâng được một vật nặng 200kg lên đều đến độ cao 15m trong 20 giây. a. Tính công mà máy đã thực hiện trong thời gian nâng vật? b. Tính hiệu suất của máy trong quá trình làm việc? Bài 4. a. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi một ấm nhôm có khối lượng 240g đựng 0 1,75lít nước ở 24 C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880J/kg.K, của nước là c2 = 4200J/kg.K. b. Bỏ 100g đồng ở 1200C vào 500g nước ở 250C. Tìm nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt? Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K.
  3. Đáp án và biểu điểm A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. 0,25đ mỗi câu đúng. I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 D B D A D B D C D B C B II. Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu còn trống sau: 13. quãng đường vật dịch chuyển 14. sinh công 15. Q = q . m 16. động năng B. PHẦN TỰ LUẬN. Bài 1. Vì để hạn chế hấp thụ tia nhiệt (hạn chế sự truyền nhiệt bằng bức xạ nhiệt) có thể làm chúng nóng lên. (0,75đ) Tránh xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ. (0,25đ) Bài 2. HS tóm tắt đề bài: 0,25đ a) Công mà máy thực hiện trong thời gian nâng vật (Chính là công toàn phần): Atp = P.t = 2000 . 20 = 40000J (0,5đ) b) Lực nâng vật lên đều: F = P = 2000N (0,25đ) - Tính đúng công có ích nâng vật lên trực tiếp: Ai = P . h = 30000J (0,5đ) - Tính đúng hiệu suất làm việc của máy: H = Ai /Atp = 75% (0,5đ) * Thiếu câu lời giải -0,25đ mỗi câu. Bài 3. HS tóm tắt đề bài: 0,25đ a. Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm là: Q1 = m1 . c1 . ∆t = 0,24 . 880 . 76 = 16051,2J (0,5đ) Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là: Q2 = m2 . c2 . ∆t = 1,75 . 4200 . 76 = 558600J (0,5đ) Nhiệt lượng cần cung cấp cho cả ấm nước là: Q = Q1 + Q2 = 574651 (J) (0,5đ) b. Qtỏa = 0,1.380 . (120 - t) (0.25đ) Qthu = 0,5.4200 . (t - 25) (0.25đ) Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có: Qtỏa = Qthu (0.25đ) => 0,1 . 380 . (120 - t)= 0,5 . 4200 . (t - 25) (0.25đ) => t = 26,68 (0.25đ) * Thiếu câu lời giải -0,25đ mỗi câu.