Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11 - Đề 102
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11 - Đề 102", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_ly_lop_11_de_102.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý Lớp 11 - Đề 102
- Đề 102: Câu 1: Suất điện động của nguồn điện định nghĩa là đại lượng đo bằng: A. Công của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương B. Thương số giữa công và lực lạ tác dụng lên điện tích q dương C. Thương số của lực lạ tác dụng lên điện tích q dương và độ lớn của điện tích đấy D. Thương số công của lực lạ dịch chuyển điện tích q dương từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích đó Câu 2: Trong nguồn điện hóa học (Pin, acquy) có sự chuyển hóa năng lượng từ A. Cơ năng thành điện năng B. Nội năng thành điện năng C. Hóa năng thành điện năng D. Quang năng thành điện năng Câu 3: Dùng một dây dẫn mắc bóng đèn vào mạng điện. Dây tóc bóng đèn nóng sáng, dây dẫn hầu như không sáng lên vì: A. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn. B. Cường độ dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn. C. Điện trở của dây tóc bóng đèn lớn hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn. D. Điện trở của dây tóc bóng đèn nhỏ hơn nhiều so với điện trở của dây dẫn. Câu 4: Quy ước chiều dòng điện là: A. Chiều dịch chuyển của các e B. Chiều dịch chuyển của các ion C. Chiều dịch chuyển của các ion
- D. Chiều dịch chuyển của các điện tích dương Câu 5: Tác dụng đặc trưng nhất của dòng điện là: A. Tác dụng nhiệt B. Tác dụng hóa học C. Tác dụng từ D. Tác dụng cơ học Câu 6: Cường độ dòng điện có biểu thức định nghĩa nào A. I=q.t B. I=q/t C. I=t/q D. q/e Câu 7: Cường độ dòng điện không đổi chạy qua một điện trở là I=2A. a) Tính q của điện trở trong thời gian 2p. b) Tính số e dịch chuyển qua tiết diện thẳng của điện trở trong khoảng thời gian nói trên. Câu 8: Cho mạch điện như hình vẽ. Các ác quy giống nhau có cùng suất điện động E=3V và điện trở trong r=0,25Ω, điện trở R1=4 Ω và điện trở R2=3 Ω. Đèn chỉ 3V-3W. a) Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. Tính cường độ dòng điện của toàn mạch và hiệu điện thế giữa 2 cực của nguồn. b) Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong 5 phút.
- Đề 209: 1. Chọn một đáp án sai: A. Cường độ dòng điện đo bằng ampe kế B. Để đo cường độ dòng điện phải mắc nối tiếp ampe kế với mạch C. Dòng điện qua ampe kế đi vào chốt dương, đi ra chốt âm của ampe kế D. Dòng điện qua ampe kế đi vào chốt âm, đi ra chốt dương của ampe kế 2. Dòng điện chạy qua nguồn điện thì các hạt mang điện chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực A. Culong B. Hấp dẫn C. Lực lạ D. Điện trường 3. Dòng điện không đổi: A. Có chiều không thay đổi theo thời gian B. Có cường độ không thay đổi theo thời gian C. Có điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây không đổi theo thời gian
- D. Có chiều và cường độ không đổi theo thời gian 4. Pin điện hoá có 2 cực là A. Hai vật dẫn cùng chất B. Hai vật cách điện C. Hai vật dẫn khác chất D. Một cực là vật dẫn, một vật điện môi 5. Đơn vị của cường độ dòng điện, suất điện động, điện lượng lần lượt là: A. Vôn(V), ampe(A), ampe(A) B. Ampe(A), vôn(V), cu lông (C) C. Niutơn , fara (F), vôn (V) D. Fara (F), vôn/mét (V/m), jun (J) 6. Một nguồn điện có suất điện động là, công của nguồn là A, q là độ lớn điện tích dịch chuyển qua nguồn. Mối liên hệ giữa chúng là: A. A=qE B. Q=AE C. E=Aq D. A=q2E 7. Cường độ dòng điện không đổi chạy qua một bóng đèn là I=6,25mA. 1. Tính q đèn trong thời gian 0,02 giờ. 2. Tính số e dịch chuyển qua dây dẫn của đèn trong khoảng thời gian giống trên. 8. Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Trong đó các nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động E=7V và có điện trở trong r=1 Ω. Các điện trở mạch ngoài R1=2 Ω, R2=3 Ω . Một bóng đèn có số chỉ 5V- 5W.
- a) Tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn. Tính cường độ dòng điện qua R2 và hiệu điện thế giữa hai điểm BD. b) Điện năng tiêu thụ trên đèn trong 5 phút.