Đề kiểm tra 15 phút môn Lịch sử Lớp 7
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 15 phút môn Lịch sử Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_15_phut_mon_lich_su_lop_7.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra 15 phút môn Lịch sử Lớp 7
- Câu 1: Vị vua cuối cùng của triều đại nhà Lý là : A. Lý Huệ Tông C. Lý Cao Tông B. Lý Anh Tông D. Lý Chiêu Hoàng Câu 2: Năm 1075 đã diễn ra sự kiện quan trọng gì đối với nền giáo dục thời Lý? A. Mở Quốc Tử Giám cho con em quý tộc đến học B. Khoa thi đầu tiên được mở để tuyển chọn quan lại C. Trường Đại học đầu tiên của quốc gia Đại Việt được thành lập D. Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long Câu 3: Bài học kinh nghiệm rút ra trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ? A. Dốc toàn bộ lực lượng để đối phó. B. Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều. C. Đề nghị giảng hòa D. Xây dựng phòng tuyến để chống giặc Câu 4: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là A. Hồng Đức. B. Quốc triều hình luật. C. Hình luật. D. Hình thư. Câu 5: Văn hóa- nghệ thuật phong phú, độc đáo, sáng tạo và linh hoạt của nhân dân ta bắt đầu hình thành rõ nét vào A. thời Lý B. thời Hậu Lê C. thời Tiền Lê D. thời Đinh Câu 6: Dưới triều vua nào của Đại Cồ Việt, lễ cày tịch điền ra đời? A. Vua Lê Đại Hành. B. Vua Đinh Tiên Hoàng. C. Vua Lê Nhân Tông. D. Vua Lê Thánh Tông. Câu 7: Trong việc duy trì mối quan hệ với các nước láng giềng, nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì? A. Hòa hảo thân thiện. B. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. C. Đoàn kết tránh xung đột. D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa. Câu 8: Lí Thường Kiệt được phong làm Thái úy dưới thời vua
- A. Lí Thánh Tông B. Lí Công Uẩn C. Lí Huệ Tông D. Lí Thái Tông Câu 9: Đâu không là lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc? A. Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây vào Thăng Long B. Dựa trên truyền thống đánh giặc trên sông của các triều đại trước C. Lực lượng quân Tống sang xâm lược Việt Nam chủ yếu là bộ binh D. Là một chiến hào tự nhiên khó để vượt qua Câu 10: Lễ cày tịch điền xuất hiện vào triều đại nào? A. Nhà Ngô B. Nhà Tiền Lê C. Nhà Đinh D. Nhà Lý Câu 11: Giữa lúc quân Tống đang rơi vào tình thế khó khăn, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt đã có hành động gì? A. Chủ động đề nghị “giảng hòa” B. Tổng tiến công để tiêu diệt kẻ thù và buộc chúng phải kí hàng ước C. Tổ chức một trận quyết chiến chiến lược để tiêu diệt kẻ thù D. Đề nghị “giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ phản công Câu 12: Kinh thành Thăng Long được bao bọc bởi một vòng thành ngoài cùng được gọi là gì? A. Cấm thành B. Vi thành C. Hoàng thành D. La thành Câu 13: Thế nào là chính sách "ngụ binh ư nông"? A. cho những quân sẽ hết tuổi quân dịch về quê sản xuất B. cho toàn bộ quân địa phương về quê sản xuất, khi cần sẽ điều động C. cho cấm quân luân phiên nhau về sản xuất, khi cần sẽ điều động D. cho quân sĩ địa phương luân phiên về cày ruộng, khi cần triều đình sẽ điều động Câu 14: “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là câu nói của : A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Anh Tông C. Trần Khánh Dư D. Trần Cảnh
- Câu 15: Kể tên 2 vị vua đầu tiên của hai thời kì: Nhà Lý, nhà Trần A. Lý Công Uẩn, Trần Cảnh B. Lý Chiêu Hoàng, Trần Thủ Độ C. Lý Thường Kiệt, Trần Cảnh D. Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo Câu 16: Người có công lớn trong việc tổ chức cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ là ai? A. Trần Quốc Tuấn. B. Trần Thủ Độ C. Trần Thánh Tông. D. Trần Quang Khải Câu 17: Đây là một trong những trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Người chỉ huy trận đánh – Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta. Vậy đó là trận đánh nào? A. Trận Bạch Đằng năm (981) B. Trận Như Nguyệt (1077) C. Trận đánh châu Ung, châu Khâm và châu Liêm (10-1075) D. Cả ba trận trên Câu 18: Văn Miếu, Quốc Tử Giám được xây dựng dưới những triều vua nào? A. Lý Thái Tổ, Lý Nhân Tông B. Lý Nhân Tông, Lý Thánh Tông C. Lý Thánh Tông, Lý Thái Tông D. Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông Câu 19: Trên cơ sở phân tích diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), anh (chị) hãy cho biết tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý là gì? A. Nhân đạo B. Nhân văn C. Chủ động D. Bị động Câu 20: Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giành thắng lợi ở đâu? A. Sông Như Nguyệt. C. Chi Lăng - Xương Giang. B. Tốt Động - Chúc Động. D. Sông Bạch Đằng. Câu 21: Ai là người đề ra chủ trương “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”? A. Trần Thánh Tông. B. Trần Thủ Độ. C. Lý Kế Nguyên.
- D. Lý Thường Kiệt. Câu 22: Nghệ thuật “Tránh sức mạnh lúc ban mai, tranh thủ chiều tà” đã được quân dân nhà Trần vận dụng như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần 2? A. Chủ động giảng hòa để củng cố lực lượng B. Chủ động đánh trước để chặn thế mạnh của giặc C. Thực hiện vườn không nhà trống, phản công chiến lược D. Chủ động đánh nhanh thắng nhanh Câu 23: Câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của ai? A. Lý Thường Kiệt B. Trần Quốc Tuấn C. Trần Khánh Dư D. Trần Thủ Độ Câu 24: Nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam là của triều đại nào? A. Nhà Lý B. Nhà Tiền Lê C. Nhà Đinh D. Nhà Trần Câu 25: Địa danh nào gắn liền với những chiến công hiển hách của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên? A. Bình Than, Đông Bộ Đầu, Vạn Kiếp. B. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương. C. Thiên Trường, Thăng Long. D. Bạch Đằng. Câu 26: Dưới thời Lý, cơ cấu hành chính được sắp xếp như thế nào? A. Lộ- huyện- hương, xã B. Lộ- phủ- châu, xã C. Lộ- phủ- châu- hương D. Lộ- phủ- huyện- hương, xã Câu 27: Cánh quân bộ của quân Tống tiến sang Đại Việt do ai chỉ huy? A. Quách Quỳ, Vương Thông B. Quách Quỳ, Triệu Tiết C. Liễu Thăng, Triệu Tiết D. Triệu Tiết, Ô Mã Nhi Câu 29: Dưới thời nhà Lý có mấy đời vua, tồn tại bao lâu?
- A. 9 đời, 215 năm B. 8 đời, 165 năm C. 8 đời, 200 năm D. 7 đời, 200 năm Câu 28: Quân đội thời Trần được tuyển chọn theo chủ trương nào? A. Quân đội đông mạnh B. Quân vừa đông vừa tinh nhuệ C. Quân cốt tinh nhuệ không cốt đông D. Quân văn võ song toàn Câu 30: Trong giai đoạn thứ hai của cuộc kháng chiến chống Tống, người chỉ huy bộ binh của quân ta là: A. Tông Đản B. Lí Thường Kiệt C. Lí Kế Nguyên D. Lí Thánh Tông HẾT BẢNG ĐÁP ÁN 1-D 2-B 3-B 4-D 5-A 6-A 7-B 8-A 9-B 10-B 11-A 12-D 13-D 14-A 15-A 16-B 17-B 18-B 19-C 20-D 21-D 22-C 23-D 24-A 25-B 26-D 27-B 28-C 29-B 30-B