Đề kiểm tra 45 phút học kỳ II môn Công nghệ Lớp 11 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

docx 5 trang thaodu 5241
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút học kỳ II môn Công nghệ Lớp 11 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_45_phut_hoc_ky_ii_mon_cong_nghe_lop_11_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút học kỳ II môn Công nghệ Lớp 11 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA 45’ CÔNG NGHỆ 11 Họ và tên: Kỳ 2-Năm học 2018-2019 Lớp: Thời gian : 45’ Câu 1: Bản chất của phương pháp hàn hồ quang tay là: A. Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn B. Dùng nhiệt của ngọn lửa hồ quang làm nóng kim loại chỗ hàn để tạo thành mối hàn C. Dùng điện áp làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn D. Dùng dòng điện lớn làm nóng chảy kim loại chỗ hàn và kim loại que hàn để tạo thành mối hàn Câu 2: Chi tiết nào thuộc cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền: A. Pittông B. Xi lanh C. Xupap D. Nắp xilanh Câu 3: Độ bền của vật liệu cơ khí biểu thị: A. Khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực B. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu khi bị nung nóng C. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực D. Chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của nội năng Câu 4: Hỗn hợp xăng và không khí ở động cơ xăng không tự cháy được do: A. Áp suất và nhiệt độ cao B. Tỉ số nén thấp C. Tỉ số nén cao D. Thể tích công tác lớn Câu 5: Đâu không phải là chi tiết của động cơ Điêzen: A. Thân máy B. Buji C. Trục khuỷu D. Vòi phun Câu 6: Khi áp suất trong mạch dầu của hệ thống bôi trơn cưỡng bức vượt quá trị số cho phép thì van nào sẽ hoạt động: A. Van an toàn B. Van hằng nhiệt C. Van khống chế lượng dầu qua két D. Không có van nào Câu 7: Phương pháp dập thể tích (rèn khuôn) là: A. Nung nóng chảy phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm B. Tác dụng ngoại lực để làm biến đổi hình dạng khuôn và vật liệu C. Tác dụng ngoại lực có định hướng làm biến đổi hình dạng của phôi liệu định hình sản phẩm D. Nung nóng phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm Câu 8: Phân loại ĐCĐT theo nhiên liệu, có các loại động cơ: Page | 1
  2. A. Động cơ 2 kỳ, động cơ 4 kỳ B. Động cơ xăng, động cơ Diesel, động cơ khí Gas C. Động cơ xăng, động cơ Diesel D. Động cơ 4 kỳ, động cơ khí Gas Câu 9: Ai là người đầu tiên chế tạo thành công ĐCĐT chạy nhiên liệu xăng: A. Otto và Lăng ghen B. Lơnoa C. Đemlơ D. Lăng ghen Câu 10: Ở ĐCĐT, khoảng cách giữa hai điểm chết được gọi là: A. Thể tích buồng cháy B. Thể tích công tác C. Kỳ của chu trình D. Hành trình pit tông Câu 11: Độ dãn dài tương đối của vật liệu đặc trưng cho: A. Độ dẻo của vật liệu B. Độ dài tương đối của vật liệu C. Độ cứng của vật liệu D. Độ bền của vật liệu Câu 12: Đâu không phải là chi tiết của động cơ xăng: A. Thanh truyền B. Bơm cao áp C. Pit tông D. Xupap Câu 13: Khi pi tông ở ĐCT kết hợp với nắp máy và xilanh tạo thành thể tích: A. Thể tích xilanh B. Thể tích toàn phần B. Thể tích buồng cháy D. Thể tích công tác Câu 14: Dầu bôi trơn đi tắt đến mạch dầu chính trong hệ thống bôi trơn là do: A. Nhiệt độ dầu thấp, độ nhớt cao B. Nhiệt độ dầu cao, độ nhớt thấp B. Nhiệt độ dầu thấp, độ nhớt thấp D. Nhiệt độ dầu cao, độ nhớt cao Câu 15: Góc sắc của dao tiện tạo bởi: A. Mặt trước của dao với mặt phẳng song song với mặt đáy B. Mặt sau của dao với mặt phẳng song song với mặt đáy C. Mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao D. Mặt trước và mặt sau của dao Câu 16: Trong một chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ, trục cam quay: A. 1 2 vòng B. 1 vòng C. 2 vòng D. 1 4 vòng Câu 17: Chu trình làm việc của động cơ là: A. Tổng hợp của 4 quá trình diễn ra theo trình tự: nạp, nén, nổ, xả B. Số hành trình mà pit tông di chuyển trong xilanh C. Tổng hợp của 4 kì diễn ra theo trình tự: nạp, nén, nổ, xả Page | 2
  3. D. Khoảng thời gian mà pit tông di chuyển từ ĐCT đến ĐCD Câu 18: Trong các thể tích sau đây, thể tích nào được giới hạn bởi hai điểm chết: A. Thể tích công tác B. Thể tích toàn phần B. Thể tích buồng cháy D. Thể tích xilanh Câu 19: Thứ tự làm việc của các kì trong chu trình làm việc của động cơ 4 kì là: A. Nạp, cháy-dãn nở, nén, thải B. Nạp, nén, cháy-dãn nở, thải B. Nén, thải, nạp, cháy-dãn nở D. Nén, nạp, cháy-dãn nở, thải Câu 20: Độ dẻo của vật liệu biểu thị: A. Khả năng chống lại sự bẻ cong vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực B. Khả năng duy trì hình dạng của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực C. Khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực D. Khả năng trả lại hình dạng của vật liệu sau tác dụng của ngoại lực Câu 21: Trong 1 chu trình làm việc của động cơ 4 kì, pit tông lên xuống tổng cộng: A. 4 lần B. 2 lần C.1 lần D. 3 lần Câu 22: Trong 1 chu trình làm việc của động cơ 4 kì, trục khuỷu quay: A. 360ᴼ B. 540ᴼ C. 720ᴼ D. 180ᴼ Câu 23: Ở động cơ xăng 2 kì, khi cửa nạp mở thì hỗn hợp nhiên liệu sẽ được nạp vào trong: A. Buồng đốt B. Nắp xilanh C. Xilanh D. Cacte Câu 24: Tính chất đặc trưng về cơ học của vật liệu chế tạo cơ khí là: A. Độ cứng, độ bền B. Độ cứng, độ bền, độ dẻo C.Độ dẻo, độ bền D. Độ dẻo, độ cứng Câu 25: Bản chất của phương pháp hàn là: A. Cả 3 phương án đã nêu B. Dùng keo điền đầy khe hở giữa hai vật cần hàn C. Nung nóng chảy cục bộ chỗ cần hàn, chờ nguội kim loại kết tinh tạo mối liên kết giữa hai vật cần hàn D. Nung nóng chỗ cần hàn, chờ nguội tạo mối liên kết giữa hai vật cần hàn Câu 26: Điểm chết trên (ĐCT) được xác định mép đỉnh pit tông khi: A. Pit tông gần tâm trục khuyủ B. Pit tông ở trung tâm của trục khuỷu và đổi chiều chuyển động C. Pit tông gần tâm trục khuỷu và đang đổi chiều chuyển động D. Pit tông xa tâm trục khuỷu và đang đổi chiều chuyển động Câu 27: Các rãnh xecmăng được bố trí ở phần nào của pit tông: Page | 3
  4. A. Phần bên ngoài B. Phần thân C. Phần đỉnh D. Phần đầu Câu 28: Chi tiết nào không phải là của hệ thống bôi trơn: A. Van an toàn B. Bầu lọc dầu C. Quạt gió D. Bơm dầu Câu 29: Phương pháp rèn thường áp dụng với loại vật liệu: A. Kim loại dẻo B. Kim loại cứng giòn không uốn được bằng tay C. Gang và hợp kim của gang D. Nhựa Câu 30: Ai là người đầu tiên chế tạo thành công ĐCĐT: A. Lơnoa B. Điezen B. Đemlơ D. Otto và Lăng ghen Câu 31: Mặt sau của dao tiện là: A. Mặt phẳng tì của dao B. Mặt tiếp xúc với phôi C. Mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao D. Đối diện với bề mặt gia công của phôi Câu 32: Van an toàn trong hệ thống bôi trơn tuần hoàn cưỡng bức được mắc: A. Song song với van khống chế B. Song song với bầu lọc B. Song song với két làm mát D. Song song với bơm dầu Câu 33: Chi tiết tạo nồng độ hỗn hợp của hệ thống nhiên liệu trong động cơ xăng là: A. Bộ chế hòa khí B. Bầu lọc dầu C. Bơm xăng D.Bầu lọc khí Câu 34: Epoxi là: A. Vật liệu compozit B. Vật liệu vô cơ C. Nhựa nhiệt cứng D. Nhựa nhiệt dẻo Câu 35: Bản chất của phương pháp đúc kim loại là: A. Các phương án đã nêu B. Rót kim loại nóng chảy vào khuôn định hình, chờ nguội kim loại kết tinh thành sản phẩm đúc C. Đổ kim loại nóng vào khuôn định hình, chờ nguội kim loại tạo thành sản phẩm đúc D. Cho kim loại vào khuôn định hình rồi nung nóng chảy, chờ nguội kim loại kết tinh thành sản phẩm đúc Câu 36: Ruột que hàn của phương pháp hàn hồ quang tay làm từ vật liệu: A. Phải là vật liệu siêu dẫn để dễ tạo hồ quang B. Chỉ cần là kim loại Page | 4
  5. C. Phải là dây đồng chất lượng cao D. Cùng vật liệu với vật cần hàn Câu 37: Đâu không phải là chi tiết của hệ thống đánh lửa: A. Thanh kéo B. Máy biến áp đánh lửa C. Ma-nhê-tô D. Tụ điện CT Câu 38: Mặt trước của dao tiện là mặt: A. Tiếp xúc với phoi B. Tiếp xúc với phôi C. Đối diện với bề mặt đã gia công của phôi D. Đối diện với bề mặt đang gia công của phoi Câu 39: Phương pháp rèn tự do: A. Nung nóng chảy phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm B. Tác dụng lực tự do để làm biến đổi hình dạng phôi liệu C. Nung nóng phôi liệu, dùng ngoại lực ép phôi liệu vào khuôn để định hình sản phẩm D. Tác dụng ngoại lực có định hướng làm biến đổi hình dạng của phôi liệu định hình sản phẩm Câu 40: Tỉ số nén của động cơ là tỉ số: A. Giữa thể tích buồng cháy và thể tích toàn phần B. Giữa thể tích công tác và thể tích toàn phần C. Giữa thể tích buồng cháy và thể tích công tác D. Giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy HẾT ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA 1-A 6-A 11-A 16-B 21-A 26-D 31-D 36-D 2-A 7-D 12-B 17-A 22-C 27-D 32-D 37-A 3-C 8-B 13-C 18-A 23-D 28-C 33-A 38-A 4-B 9-C 14-A 19-B 24-B 29-A 34-C 39-D 5-B 10-D 15-D 20-C 25-C 30-A 35-B 40-D Page | 5