Đề kiểm tra bài viết số 5 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường PTDT Nội trú tỉnh Cao Bằng (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 2730
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra bài viết số 5 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường PTDT Nội trú tỉnh Cao Bằng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_bai_viet_so_5_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2018_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra bài viết số 5 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2018-2019 - Trường PTDT Nội trú tỉnh Cao Bằng (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 5 NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: Ngữ văn - LỚP 11 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Kiểm tra, đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình Ngữ văn lớp 11 học kì II. - Đánh giá học sinh theo năng lực đọc hiểu và tạo lập văn bản thông qua hình thức tự luận, đánh giá việc vận dụng kiến thức - kĩ năng đã học; Đọc hiểu văn bản, viết một đoạn văn nghị luận xã hội. - Cụ thể: + Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học về lí luận văn học, tiếng Việt, làm văn, văn bản đã học để hoàn thành bài đọc hiểu một văn bản văn học. + Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một đoạn văn bàn về một vấn đề xã hội (HTĐS). II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức: Học sinh làm bài tự luận trong thời gian 45 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ cần đạt Tổng Nội dung Vận Nhận biết Thông hiểu Vận dụng số dụng cao Phần - Ngữ liệu: Chỉ ra phương Khái quát vấn Đưa ra được I. Đọc Văn bản nhật thức biểu đạt/ đề chính mà những cảm hiểu dụng. biện pháp tu từ văn bản đề nhận của bản - Tiêu chí nghệ thuật, cập/ Tác thân về vấn lựa chọn ngữ dụng của các đề. liệu: hình thức + Một đoạn nghệ thuật. trích hoặc Rút ra bài một văn bản học nhận hoàn chỉnh. thức cho bản + Độ dài thân . khoảng 150 – 250 chữ. Số câu 2 2 1 4 Số điểm 1,0 1,5 0,5 3,0 Tỉ lệ 10% 15% 5% 30% Phần Nghị luận Thể hiện Thể hiện Thể hiện II. xã hội trong đáp án trong đáp án trong đáp án Viết 01 Làm đoạn văn văn Số câu 1 1 Số điểm 7,0 7,0 Tổng Tỉ lệ 70% 70% cộng Số câu 2 1 1 1 5 Số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 10,0 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ.
  2. SỞ GD&ĐT CAO BẰNG KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ TỈNH NĂM HỌC 2018 – 2019 BÀI VIẾT SỐ 5 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Một người bạn Phi-líp-pin gửi cho tôi cuốn sách mỏng. Tôi mở ra và nhìn thấy tựa đề “12 điều nhỏ bé mỗi người Phi-líp-pin có thể thực hiện để giúp ích Tổ quốc”. Tác giả - luật sư A-lếch-xan-đrơ L. Lác-xơn – chỉ là một thường dân, nhưng cuốn sách đã được khá nhiều nhân vật nổi tiếng của thế kỉ XX quan tâm và giới thiệu. Đọc cuốn sách này, tôi thật sự bị thu hút vì những điều đơn giản mà tác giả đã trình bày và biện giải. Hãy tuân thủ Luật Giao thông. Hãy tuân thủ luật pháp. Bạn có thể thắc mắc vì sao trong 12 điều nhỏ bé này, việc tuân thủ Luật Giao thông lại được đặt lên hàng đầu? Câu trả lời thật đơn giản. Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của một đất nước. Luật Giao thông hiện diện trong mọi mặt sinh hoạt của cuộc sống thường nhật, khi người dân phải ra đường. Chúng ta đối mặt với khoản luật này hằng ngày từ sáng đến tối. Do đó, quyết định tuân thủ hay không tuân thủ Luật Giao thông chính là điều kiện để tạo ra một môi trường liên tục cho mọi người cố gắng và nỗ lực trong từng ngày. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước; từ đó, có thể xây dựng một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp của bất cứ công dân nào trong một đất nước văn minh. Đó là vì trật tự cũng giống như những bậc thang. Trước khi leo lên được bậc cao nhất, hãy bắt đầu bằng nấc thang thấp nhất, bởi lẽ “cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên” (trích châm ngôn của Lão Tử). (Theo báo điện tử Tuoitreonline, ngày 22-10-2007, Bài tập Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.92, 93) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2. Tại sao tác giả cho rằng “việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước”? (0,5 điểm) Câu 3. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ cú pháp được sử dụng trong những câu văn sau: “Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông của chúng ta sẽ trở thành một thói quen, và dĩ nhiên, đó là thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Một ngày nào đó, việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong luật pháp nhà nước”. (1,0 điểm) Câu 4. Theo anh/chị, làm thế nào để việc tuân thủ Luật Giao thông trở thành một thói quen văn hóa biết tôn trọng luật pháp? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) (1,0 điểm)
  3. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Cuộc hành trình ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên”. - HẾT – V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm Phần 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. I 0,5 Đọc Việc tuân thủ Luật Giao thông làm cho chúng ta dễ tuân theo hiểu những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn trong (2,0 luật pháp nhà nước vì: điểm) 2 - Luật Giao thông là những nguyên tắc giản đơn nhất trong nền pháp luật của một đất nước. 0,25 - Tuân thủ Luật Giao thông sẽ hình thành ở mỗi người thói quen tuân thủ chuẩn mực của quốc gia. Từ đó, dễ dàng tuân theo những điều luật phức tạp, khó khăn và quan trọng hơn 0,25 trong luật pháp nhà nước. 3 - Phép tu từ: Phép lặp cú pháp (lặp kết cấu ngữ pháp). 0,5 - Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tuân thủ Luật Giao thông và bày tỏ niềm mong mỏi tha thiết vào ý thức chấp hành Luật Giao thông của người dân. 0,5 4 HS nêu những giải pháp theo quan điểm cá nhân nhưng cần 1,0 phải hợp lí và có sức thuyết phục. (Có thể tập trung vào các giải pháp như: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức của người dân. Tăng cường công tác điều hành, giám sát các hoạt động giao thông. Xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm luật giao thông.) Phần Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về vấn đề: “Cuộc hành trình 7,0 II ngàn dặm nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên”. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: Có câu mở đoạn, các câu 0,25 phát triển ý và câu kết đoạn. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu (khoảng 200 chữ), không quá dài hoặc quá ngắn. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cuộc hành trình ngàn dặm 0,25 nào cũng phải bắt đầu bằng một bước đi nhỏ bé đầu tiên. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành một đoạn văn hoàn chỉnh, 0,5 lôgic; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra được bài học cho bản thân. * Giải thích: 1,5 - Hành trình ngàn dặm: đường đi dài (nghĩa đen), thành công lớn (nghĩa bóng). - Bước đi nhỏ bé: việc làm, hành động nhỏ bé, cụ thể. - Nội dung câu châm ngôn: đúc kết một chân lí đơn giản, có tính quy luật: muốn có được thành công thì phải có bắt đầu; làm tốt việc nhỏ mới có được thành công lớn.
  4. * Chứng minh, bình luận: 2,5 HS có thể trình bày quan điểm cá nhân nhưng cần hợp lí, thuyết phục. Dưới đây là một hướng giải quyết: - Phân tích biểu hiện: Trong đời sống tự nhiên, cũng như xã hội của con người, những điều lớn lao đều được tạo ra bởi những gì nhỏ bé: biển cả mênh mông được tạo ra từ vô số giọt nước; cây đại thụ trưởng thành từ hạt mầm; kì tích của nhân loại có được nhờ những nỗ lực từng bước của con người - Bàn luận: 1,25 + Khẳng định tính đúng đắn của câu châm ngôn: Tất cả mọi điều vĩ đại trên thế giới này đều bắt đầu từ những thứ nhỏ bé ở đâu đó, ở một khoảnh khắc nào đó trong quá khứ. Thực tế cho thấy chẳng mấy ai hoàn thành việc lớn trong đời khi cứ ngồi một chỗ, chẳng làm gì cả. Những người thành đạt là người luôn làm việc, luôn hành động. + Không phải cứ “bước đi” là sẽ vượt được “hành trình ngàn dặm” (tức là có được thành công) nhưng muốn thành công thì nhất thiết phải có những “bước đi nhỏ bé đầu tiên”. + Việc làm, hành động có thể dẫn đến thành công hay thất bại song điều quan trọng là phải biết rút ra những bài học kinh nghiệm từ những thành công hay thất bại đó. + Trong cuộc sống có những người biết ước mơ, dám nghĩ, dám làm và đi đến đích của cuộc hành trình rất đáng ngợi ca; bên cạnh đó, cũng cần phê phán những người không làm gì cả, không đi một bước nào hết, vì thế, không có được thành công thực sự. * Bài học nhận thức và hành động: 0,5 Cần làm tốt việc nhỏ để có được thành công lớn; bắt đầu những điều lớn lao bằng những bước đi vững chắc đầu tiên. d. Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0,25 đề nghị luận; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. VI. KIỂM TRA LẠI QUÁ TRÌNH BIÊN SOẠN ĐỀ - Đã kiểm tra lại quá trình biên soạn đề. TTCM PHÊ DUYỆT Người ra đề Ngày tháng năm 2019 Hà Thị Phương Dung Trần Thị Vân Anh