Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thắng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thắng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_7_nam_h.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nam Thắng (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III Môn Ngữ văn lớp 7- Năm học: 2016-2017 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm) Đọc kĩ câu hỏi rồi lựa chọn đáp án đúng đối với mỗi câu hỏi Câu 1: Trong câu “Cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của các nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần” trạng ngữ có thể đứng ở vị trí? A. Đầu câu C. Giữa câu B. Cuối câu D. Cả đầu, cuối và giữa câu Câu 2: Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có phương thức biểu đạt là: A. Miêu tả B. Tự sự C. Nghị luận Câu 3: Câu “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi” trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) có vai trò? A. Là một luận điểm C. Là một luận cứ B. Là một luận chứng D. Là một luận đề Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt? A. Tấc đất, tấc vàng B. Trăng lên C. Đêm trên sông Hương Câu 5: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu bị động? A. Trong xã hội cũ, người dân Việt Nam bị bóc lột hết sức tàn nhẫn. B. Khi đê vỡ, quan phụ mẫu đã ù được một ván bài to. C. Ca Huế đã được bảo tồn và lưu truyền qua bao đời nay. Câu 6: Để chứng minh cái đẹp của tiếng Việt (trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”), tác giả Đặng Thai Mai đã dựa vào các yếu tố nào? A. Sự tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu; B. Sự hài hoà về âm hưởng, thanh điệu; C. Khả năng biểu đạt tư tưởng, tình cảm của con người, thoả mãn nhu cầu xã hội. Câu 7: Luận điểm nào bao trùm văn bản "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta"? A. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. B. Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. C. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Câu 8: Câu văn "Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày" thuộc kiểu câu gì? A. Câu rút gọn B. Câu bị động C. Câu chủ động Phần II. Tự luận (8 điểm) Câu 1(3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Giản dị trong đời sống trong quan hệ với mọi người, trong tác phong Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “ Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc việt nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi” những chân lí
- giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Sgk Ngữ Văn 7- Tập 2 a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? của ai? b.Nêu cảm nhận của con về đoạn văn trên? Câu 2(5điểm): Ít lâu nay, một số bạn trong lớp có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
- ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III Môn Ngữ văn lớp 7- Năm học: 2016-2017 Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1: C Câu 5: B Câu 2: C Câu 6: C Câu 3: B Câu 7: A Câu 4: C Câu 8: B Phần II. Tự luận (8 điểm) Câu 1: 3điểm *Ý a nêu tên được tác giả, tác phẩm cho 1 điểm: Tác giả: Phạm Văn Đồng (0.5điểm) Tác phẩm: Đức tính giản dị của Bác Hồ(0.5điểm) *Ý b cảm nhận cho 2 điểm đảm bảo các ý cơ bản sau: - Bằng cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng cụ thể, toàn diện, lời văn giản dị kết hợp cả ba thao tác chứng minh, giải thích và bình luận, đoạn văn đã ca ngợi sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết (0.5) - Bác nói và viết giản dị vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. (0.25) - Bác viết giản dị thể hiện: tùy từng tình huống và nhiệm vụ chính trị mà người chọ cách viết cho phù hợp: với lực lượng cách mạng Người chọn hình thức là ca dao và thơ lục bát và lồng vào đố nội dung tuyên truyền cách mạng. Vối những chân lí lớn về dộc lập tự do và ấm no hạnh phúc Người viết cô động hàm súc nhưng có sức cảm hóa, lôi cuốn người đọc mà mọi người dân đều hiểu và quyết tâm thực hiện lời dạy đó(0.75) -Câu văn cuối cùng đưa ra lời bình luận đề cao sức mạnh của chân lí đó(0.5) Câu 2: Học sinh có thể trình bày bố cục theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần tập trung làm sáng tỏ các ý sau: 1. Mở bài: (0.5) Nêu thực trạng hiện nay Qua thực tế hiện nay ta nhận thấy có nhiều bạn còn mải chơi, bỏ học để đánh điện tử, về nhà không chịu ôn bài. Hơn thế các bạn còn có thái độ học tập chưa nghiêm túc, thiếu tính tự giác, nhiều bạn coi học tập là nghĩa vụ nặng nề, cho nên học theo kiểu đối phó, học cho xong. Có thể nói đây là một vấn đề cần được xem xét bởi việc chểnh mảng học hành của các bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai sau này. 2. Thân bài: * Nêu tầm quan trọng của học tập: : (2 điểm) - Ai sinh ra và lớn lên đều mong muốn sau này mình sẽ làm được điều gì có ích cho bản thân cho gia đình và cho xã hội.
- - Nếu không nắm bắt được kiến thức cơ bản thì học càng cao càng không hiểu bài. - Chẳng thế mới có chuyện có rất nhiều người sau này lớn lên không nghề nghiệp bởi ngày xưa đi học thì mải chơi nên giờ tiếc nuối. Vậy nên nếu không nhận thức vấn đề học tập một cách nghiêm túc chắc chắn sau này có hối tiếc cũng không kịp nữa. * Muốn học tập tốt thì phải làm gì? (2 điểm) - Vậy nên khi còn ngồi trên ghế nhà trường phải chú ý học tập ngay từ đầu để tránh tình trạng rỗng kiến thức. - Muốn học tốt thì việc làm đầu tiên là phải chăm chú nghe cô giáo giảng bài ở trên lớp, về nhà học lại bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị cho buổi học tiếp theo - Không nên học vẹt Từ đó để nói lên rằng học giỏi hay không là do chính bản thân mình quyết định. Cánh cửa duy nhất giúp bạn tiến vào tương lai một cách tươi sáng chính là tri thức 3. Kết bài (0.5): Khái quát lại vấn đề Từ đó ta nhận thấy đối với mỗi học sinh chúng ta, nhưng người chủ trong tương lai cần có một khối lượng tri thức để tạo dựng cho mình một tương lai vững chắc và để có thể làm tốt được điều đó con đường duy nhất của chúng ta là phải học tập sao cho thật tốt. Điều đó vô cùng quan trọng bởi trước tiên thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ tiếp đến là tạo hành trang vững chắc vào đời. Do đó, việc học tập đối với chúng ta, những học sinh đang cắp sách đến trường là vô cùng quan trọng.