Đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm

docx 6 trang thaodu 6600
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_dinh_ky_mon_tieng_viet_lop_7_nam_hoc_2017_2018_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt Lớp 7 - Năm học 2017-2018 - Huỳnh Thị Thanh Tâm

  1. TRƯỜNG T. H. C. S PHỔ VĂN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ Họ và tên giáo viên: Huỳnh Thị Thanh Tâm Năm học 2017 - 2018 Môn: Tiếng Việt Lớp: 7 Thời gian: 45’ A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: - Khắc sâu lại những kiến thức cơ bản về tiếng Việt đã học trong thời gian qua (Từ vựng: cấu tạo từ, các lớp từ, nghĩa của từ; Ngữ pháp: từ loại, cụm từ). - Rèn luyện kĩ năng nhận biết, thông hiểu và vận dụng chúng. B/Thiết kế ma trận : Mức độ Các cấp độ tư duy Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Chủ đề Thấp Cao Chủ đề 1: - Nhận biết - Nhận biết tác Đưa ra nhận Từ vựng từ láy và từ dụng của các từ xét thể hiện (7t) ghép. láy. quan điểm - Nhận biết - Nhận biết tác riêng của các từ đồng dụng của các từ bản thân về nghĩa. đông nghĩa. việc sử dụng từ Hán – Việt trong văn bản mới. Số câu, 1 C (C1a, 2a) 1 C (C1b, 2b) 1 C (C5) 3C số điểm 3đ 2đ 2đ 7đ Tỉ lệ 30% 20% 20% 70% Chủ đề 2: Đặt một câu có Nhận biết lỗi Ngữ pháp sử dụng đại từ và về dùng quan (3t) chỉ ra đại từ đó. hệ từ trong văn cảnh cụ thể và chữa lại. Số câu, 1C (C4) 1C (C3) 2C số điểm 1đ 2đ 3đ Tỉ lệ 10% 20% 30% Tổng số câu, số 1 C 2C 1C 1C 5C điểm 3đ 3đ 1đ 2đ 10đ Tỉ lệ % 30% 30% 10% 20% 100% Đề 1: 1/ Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Trong hơi sương còn đang phàng phất đâu đây, biển mơ màng dịu dàng, vài cơn gió nhè nhẹ thổi vào đất liền mang theo cái vị mặn đặc trưng của biển. Đứng trước biển, tôi cảm nhận được cái vị nồng nồng khó tả phả vào người. a. Chỉ ra các từ ghép và từ láy có trong đoạn trích. (1đ) b. Phân tích tác dụng của các từ láy. (1đ) 2/ Đọc những câu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
  2. - Con mèo đã chết từ hôm qua. - Các chiến sĩ đã anh dung hy sinh để bảo vệ tổ quốc. - Hàng vạn quân giặc đã bỏ mạng. a. Tìm các từ đồng nghĩa. (1đ) b. Giải thích sắc thái ý nghĩa của các từ đồng nghĩa đó. (1đ) 3/ Chỉ ra các lỗi về dùng quan hệ từ trong các câu sau đây và chữa lại: (2đ) a. Bạn Nam luôn đi học đúng giờ nên nhà bạn ở xa. b. Qua bài thơ “Cảm nghĩ trng đêm thanh tĩnh” cho ta thấy tình yêu quê hương tha thiết của Lý Bạch. 4/a. Đặt một câu có sử dụng đại từ. (0,5đ) b. Chỉ ra đại từ đó. (0,5đ) 5/ Nhận xét về câu nói: “Trong bếp, thân mẫu của em đang nấu cơm.”, có bạn cho rằng cách dùng từ “thân mấu” như vậy không phù hợp. Em có đồng ý như vậy không? Hãy giải thích cho câu trả lời của em. (2đ) Đáp án: Câu/ ý Yêu cầu Điểm 1 2,0 điểm a. - Từ ghép: hơi sương, cơn gió, đất liền, cái vị, đặc trưng. cảm (1đ) nhận, cái vị, khó tả. - Từ láy: phàng phất, đâu đây, mơ màng, dịu dàng, nhè nhẹ (1đ) nồng nồng. b. Thể hiện cảm giác cua tác giả khi đứng trước biển một cách (1đ) sinh động. 2 2,0 điểm a. Các từ đồng âm: chết, hy sinh, bỏ mạng. (1đ) b. - Chết: sắc thái bình thường. (1đ) - Hy sinh: sắc thái trang trọng. - Bỏ mạng: sắc thái khinh bỉ. 3 2,0 điểm a. - Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa. - (0,5đ) - Bạn Nam luôn đi học đúng giờ tuy nhà bạn ở xa. (0,5đ) b. - Thừa quan hệ từ. (0,5đ) - Chữa lại bằng cách bỏ quan hệ từ “qua”. (0,5đ) 4 a. HS đặt được một câu có sử dụng đại từ. 1,0 điểm (0,5đ) b. HS chỉ đúng đại từ đó. (0,5đ) Đồng ý. Vì từ “thân mẫu” dùng trong những trường hợp mang (2đ) 5 tính chất trang trọng, còn ở hoàn cảnh bình thường này không phù hợp. Duyệt của tổ trưởng (HPCM): Phổ Văn, ngày 15 – 11 – 2019 Giáo viên: Huỳnh Thị Thanh Tâm
  3. TRƯỜNG T.H.C.S PHỔ VĂN Bài kiểm tra số: Họ và tên HS: Môn: Tiếng Việt Lớp: . Thời gian : 45’ Điểm: Lời phê của thầy cô: Đề 1: 1/ Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Trong hơi sương còn đang phàng phất đâu đây, biển mơ màng dịu dàng, vài cơn gió nhè nhẹ thổi vào đất liền mang theo cái vị mặn đặc trưng của biển. Đứng trước biển, tôi cảm nhận được cái vị nồng nồng khó tả phả vào người. a. Chỉ ra các từ ghép và từ láy có trong đoạn trích. (1đ) b. Phân tích tác dụng của các từ láy. (1đ) 2/ Đọc những câu sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: - Con mèo đã chết từ hôm qua. - Các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh để bảo vệ tổ quốc. - Hàng vạn quân giặc đã bỏ mạng. a. Tìm các từ đồng nghĩa. (1đ) b. Giải thích sắc thái ý nghĩa của các từ đồng nghĩa đó. (1đ) 3/ Chỉ ra các lỗi về dùng quan hệ từ trong các câu sau đây và chữa lại: (2đ) a. Bạn Nam luôn đi học đúng giờ nên nhà bạn ở xa. b. Qua bài thơ “Cảm nghĩ trng đêm thanh tĩnh” cho ta thấy tình yêu quê hương tha thiết của Lý Bạch. 4/a. Đặt một câu có sử dụng đại từ. (0,5đ) b. Chỉ ra đại từ đó. (0,5đ) 5/ Nhận xét về câu nói: “Trong bếp, thân mẫu của em đang nấu cơm.”, có bạn cho rằng cách dùng từ “thân mẫu” như vậy không phù hợp. Em có đồng ý như vậy không? Hãy giải thích cho câu trả lời của em. Bài làm:
  4. 1/ Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi (“Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả” – Tô Hoài) a. Chỉ ra các từ ghép và từ láy có trong đoạn trích. (2đ) b. Phân tích tác dụng của các từ láy. (1đ) 2/ Đọc câu thơ sau: Trẻ đi, già trở lại nhà, Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu. (“Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” – Hạ Tri Chương) a. Tìm các cặp từ trái nghĩa. (1đ) b. Nêu tác dụng của các cập từ trái nghĩa đó. (1đ) 3/ Chỉ ra các lỗi về dùng quan hệ từ trong các câu sau đây và chữa lại: (2đ) a. Mèo là động vật có ích nên nó bắt chuột. b. Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” cho ta thấy tình yêu thương của Bác Hồ đối với bộ đội và dân công. 4/a. Đặt một câu có sử dụng đại từ. (0,5đ) b. Chỉ ra đại từ đó. (0,5đ) Đề 1: 1/ Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi (“Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả” – Tô Hoài) a. Chỉ ra các từ ghép và từ láy có trong đoạn trích. (2đ) b. Phân tích tác dụng của các từ láy. (1đ) 2/ Đọc câu thơ sau: Trẻ đi, già trở lại nhà, Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu. (“Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” – Hạ Tri Chương) c. Tìm các cặp từ trái nghĩa. (1đ) d. Nêu tác dụng của các cập từ trái nghĩa đó. (1đ) 3/ Chỉ ra các lỗi về dùng quan hệ từ trong các câu sau đây và chữa lại: (2đ) c. Mèo là động vật có ích nên nó bắt chuột. d. Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” cho ta thấy tình yêu thương của Bác Hồ đối với bộ đội và dân công. 4/a. Đặt một câu có sử dụng đại từ. (0,5đ) b. Chỉ ra đại từ đó. (0,5đ)
  5. Trong hơi sương còn đang phàng phất đâu đây, biển mơ màng dịu dàng, vài cơn gió nhè nhẹ thổi vào đất liền mang theo cái vị mặn đặc trưng của biển. Đứng trước biển tôi cảm nhận được cái vì cái nồng nồng khó tả phả vào người. Trên không trung, những con hải âu trắng chao nghiêng đôi cánh, mải miết bay về phía chân trời xa thẳm, nơi bình minh hồng tươi đang hắt những tia nắng hình dẻ quạt xuống mặt nước. Từng đợt sóng nhẹ nhẽ vỗ vào bờ, nước biển trong xanh, bờ cát trắng trải dài tít phía xa. Tôi bước đi với đôi chân trần trên cát, cảm giác mát dịu xuyên thấu vào da thịt tôi. Một cảm giác lạ lan tỏa khắp cơ thể tôi. Từng hạt cát mịn màng, mát rượi lùi lại dưới đôi chân của tôi. Tôi tìm, nhặt nhạnh từng chiếc vỏ óc lăn lóc trên cat. Mỗi cái vỏ là nơi chứa đựng những kỉ niệm của quê hương. Từ ghép: bình minh, trong xanh, mát dịu Từ láy: nồng nồng