Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kì 1 - Năm học 2022-2023

docx 226 trang Hàn Vy 02/03/2023 7584
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kì 1 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_day_them_ngu_van_lop_7_sach_canh_dieu_chuong_trinh_h.docx

Nội dung text: Giáo án dạy thêm Ngữ văn Lớp 7 (Sách Cánh diều) - Chương trình học kì 1 - Năm học 2022-2023

  1. MỤC LỤC TRA CỨU TÀI LIỆU DẠY THÊM BỘ VĂN 7 CÁNH DIỀU STT NỘI DUNG TRANG 1 HỌC KÌ I 1 BÀI 1: TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT - Ôn tập văn bản: Người Đàn ông cô độc giữa rừng - Ôn tập văn bản: Buổi học cuối cùng - Ôn tập văn bản: Dọc đường xứ Nghệ - Thực hành Tiếng Việt: Ngôn ngữ các vùng miền 41 - Rèn kĩ năng viết kể lại một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. - Hướng dẫn nói và nghe: Trình bày ý kiến về một vẫn đề trong đời sống. ( Các văn bản Đọc – Hiểu bổ sung nhiều bài tập trắc nghiệm, Phiếu học tập với các ngữ liệu trong và ngoài SGK) 2 BÀI 2: THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ 42 - Ôn tập văn bản: Mẹ - Ôn tập văn bản: Ông Đồ - Ôn tập văn bản: Tiếng gà trưa - Thực hành tiếng Việt: Các biện pháp tu từ ( So sánh, phép đối lập, câu hỏi tu từ - Lí thuyết và nhiều bài tập thực hành đi kèm) - Rèn kĩ năng viết đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc bài thơ 4 chữ, 5 chữ - Hướng dẫn nói và nghe trao đổi về một vấn đề 86 ( Các văn bản Đọc – Hiểu bổ sung nhiều bài tập trắc nghiệm, Phiếu học tập với các ngữ liệu trong và ngoài SGK) 3 BÀI 3: TRUYỆN KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG 87 - Ôn tập văn bản: Bạch tuộc - Ôn tập văn bản: Chất làm gỉ - Ôn tập văn bản: Nhật trình Sol 6 - Thực hành tiếng Việt: Số từ, phó từ - Rèn kĩ năng viết bài văn biểu cảm về sự vật con người 109 - Hướng dẫn nói và nghe: Thảo luận về một vấn đề 4 BÀI 4: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC 110 - Ôn tập văn bản thiên nhiên và con người trong truyện đất rừng phương Nam. - Ôn tập văn bản: Vẻ đẹp của bài thơ Tiếng gà trưa - Ôn tập văn bản: Sức hấp dẫn của tác phẩm hai vạn dặm dưới đáy biển. - Thực hành tiếng Việt: Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm Chủ – Vị - Rèn kĩ năng viết bài phân tích về đặc điểm nhân vật 130 5 BÀI 5: VĂN BẢN THÔNG TIN 131 - Ôn tập văn bản: Ca Huế - Ôn tập văn bản: Hội thi thổi cơm
  2. - Ôn tập văn bản: Những nét đặc sắc trên “Đất vật” Bắc Giang - Thực hành tiếng Việt: Mở rộng trạng ngữ - Hướng dẫn nói và nghe: giải thích về một quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi - Rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh về một quy tắc, luật lệ hay trò chơi 159 - Hướng dẫn nói và nghe giải thích quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi. 6 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I 160 - Rèn kĩ năng làm đề ( Theo cấu trúc đề mới nhất năm 2022 Bao gồm: Ma trận đề kiểm tra, Bảng đặc tả đề kiểm tra, Đề kiểm tra bao gồm 2 phần: Phần đọc hiểu có câu hỏi Trắc nghiệm kết hợp 200 phần viết) 7 HỌC KÌ II 201 BÀI 6: TRUYỆN NGỤ NGÔN VÀ TỤC NGỮ - Ôn tập văn bản Ếch ngồi đáy giếng - Ôn tập văn bản: Đẽo cày giữa đường - Ôn tập văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên lao động và con người. xã hội 230 -Thực hành tiếng Việt: Nói giảm nói tránh - Rèn kĩ năng viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật - Hướng dẫn nói và nghe: Kể lại một câu chuyện ngụ ngôn 8 BÀI 7: ÔN TẬP VỀ THƠ 231 - Ôn tập văn bản: Những cánh buồm - Ôn tập văn bản Mây và sóng - Ôn tập văn bản: Mẹ và quả - Thực hành tiếng Việt: Ngữ cảnh và nghĩa của từ trong ngữ cảnh, Dấu chấm lửng - Rèn kĩ năng viết đoạn văn ghi lại cảm xúc khi đọc một bài thơ 262 - Hướng dẫn nói và nghe: trao đổi về một vấn đề 9 BÀI 8: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 263 - Ôn tập văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Ôn tập văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ - Ôn tập văn bản: Tượng đài vĩ đại nhất - Thực hành Tiếng Việt: Liên kết và mạch lạc trong văn bản 293 - Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống 10 BÀI 9: TÙY BÚT VÀ TẢN VĂN 294 - Ôn tập văn bản: Cây tre Việt Nam - Ôn tập văn bản: Trưa Tha hương - Thực hành tiếng Việt: Từ Hán Việt - Luyện viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc 314 11 BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN 316 - Ôn tập văn bản Ghe xuồng Nam Bộ - Ôn tập văn bản tổng kiểm soát an toàn giao thông
  3. - Ôn tập văn bản Phương tiện vận chuyển của các dân tộc thiểu số Việt nam ngày xưa. - Thực hành tiếng Việt: Thuật ngữ 322 - Viết: Tóm tắt văn bản theo yêu cầu khác nhau về độ dài 12 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II - Rèn kĩ năng làm đề ( Theo cấu trúc đề mới nhất năm 2022 Bao 350 gồm: Ma trận đề kiểm tra, Bảng đặc tả đề kiểm tra, Đề kiểm tra bao gồm 2 phần: Phần đọc hiểu có câu hỏi Trắc nghiệm kết hợp phần viết) BÀI 1: TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực - Phát triển khả năng tự chủ, tự học qua việc đọc và hoàn thiện phiếu học tập ở nhà - Giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo trong việc chủ động tạo lập văn bản. - Nêu được ấn tượng chung về văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” . - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (bối cảnh, nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi ngôi kể, ngôn ngữ vùng miền, ) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, ) của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”. - Nhận biết được từ ngữ địa phương, đặc sắc ngôn ngữ vùng miền trong các văn bản đã học được thể hiện trong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”. - Viết được đoạn văn khát quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” . 2. Về phẩm chất: - Có tình yêu thương con người, biết cảm thông và chia sẻ với người khác. II. NỘI DUNG ÔN TẬP VĂN BẢN: NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG (Trích tiểu thuyết Đất rừng phương Nam- Đoàn Giỏi) I. Tìm hiểu chung về truyện ngắn 1. Tính cách nhân vật, bối cảnh - Tính cách nhân vật: Thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật; qua nhận xét của người kể chuyện và các nhân vật khác. - Bối cảnh trong truyện: Thường chỉ hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung (bối cảnh lịch sử); thời gian và địa điểm, quang cảnh cụ thể xảy ra câu chuyện (bối cảnh riêng); 2. Tác dụng của việc thay đổi ngôi kể Một câu chuyện có thể linh hoạt thay đổi ngôi kể để việc kể được linh hoạt hơn 3. Ngôn ngữ các vùng miền - Tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam, vừa có tính thống nhất cao, vừa có tính đa dạng. Tính đa dạng tiếng Việt thể hiện ở mặt ngữ âm và từ vựng: + Về ngữ âm: một từ ngữ có thể được phát âm không giống nhau ở các vùng miền khác nhau.
  4. + Về từ vựng: Các vùng miền khác nhau đều có từ ngữ mang tính địa phương. II. Nội dung 1. Tác giả tác phẩm + Nhà văn Đoàn Giỏi (17/05/1925-02/04/1989), sinh ra tại thị xã Mỹ Tho, tỉnh Mỹ Tho. Nay thuộc xã Tân Hiệp, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang. + Gia đình: Xuất thân trong một gia đình địa chủ lớn trong vùng và giàu lòng yêu nước. + Ông có những bút danh khác như: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư. - Phong cách nghệ thuật: viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người Nam Bộ. - Cuộc đời: + Ông từng theo học tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1939-1940 + Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ, từng giữ chức Phó trưởng Ty thông tin Rạch Giá (1949) + Từ 1949-1954, ông công tác tại Chi hội Văn nghệ Nam Bộ, viết bài cho tạp chí Lá Lúa, rồi tạp chí Văn nghệ Miền Nam + Sau 1954, ông tập kết ra Bắc, đến năm 1955 ông chuyển sang sáng tác và biên tập sách báo, công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi Hội Văn nghệ Việt Nam + Ông là viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. + Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. + Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư + 07/04/2000, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định đặt tên ông cho một phố thuộc Quận Tân Phú. + Tác phẩm a. Xuất xứ: - Bối cảnh: - Bối cảnh chung: kháng chiến chống Pháp. - Bối cảnh riêng: ban đêm ở lều của chú Võ Tòng trong rừng U Minh – nơi diễn ra cuộc nói chuyện, bàn bạc của ông Hai và chú Võ Tòng về chuyện đánh giặc. - Ngôi kể: - Ngôi thứ nhất – nhân vật An. - Ngôi thứ ba – tác giả. - Xuất xứ: tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”. - Thể loại: tiểu thuyết - Nhân vật chính: Võ Tòng - Ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3 (có sự chuyển đổi ngôi kể) * Nội dung chính: - Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng”: Kể lại việc tía nuôi An dắt An đi thăm chú Võ Tòng tại nhà của chú. Đó là một túp lều ở trong rừng sâu với nhiều cây cối và con vượn bạc má kêu “chét ét, chét ét” tạo cảm giác hoang vắng, cô đơn. - Bố cục: 2 phần + Phần 1: Người đàn ông cô độc giữa rừng qua ngôi kể thứ nhất. + Phần 2: Người đàn ông cô độc giữa rừng qua ngôi kể thứ ba. c. Nhân vật: Nhân vật chính: Võ Tòng. * Tóm tắt văn bản: An được tía nuôi đưa đến gặp chú Võ Tòng. Mười mấy năm về trước, chú một mình bơi xuồng đến che lều ở nơi rừng hoang nhiều thú này và từng đánh bại một con hổ. Chú cũng có một gia đình đàng hoàng. Một lần, Võ Tòng bị tên
  5. địa chủ vu oan cho tội ăn trộm. Chú một mực cãi lại, bị tên địa chủ đánh. Chú vô tình chém bị thương tên địa chủ, nhưng không trốn chạy mà đường hoàng đến chịu tội. Đi tù về, chú nghe tin vợ đã lấy tên địa chủ kia, còn đứa con trai độc nhất thì đã chết, Võ Tòng liền bỏ làng đi. Sống trong rừng lâu, chú càng trở nên kì hình dị tướng, nhưng ai cũng quý mến chú bởi tính tình thật thà, hay giúp đỡ mọi người. III. ÔN TẬP VĂN BẢN “NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG” 1. Bối cảnh + Thời gian: nửa đêm lúc về sáng. - Ánh lửa bếp chiếu qua khung cửa sổ, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành bậc thang dài xuống bến. - Bên ngoài, trời rạng dần. + Không gian: hoang vắng. - Tiếng con vượn bạc má kêu “ché ét, ché ét”, ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa người - Bậc gỗ trơn tuột. - Một cái bếp cà ràng, lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít Tài liệu của Nhung tây - Một làn khói hăng hắc màu xanh bay ra từ chiếc nồi dậy kín vung sôi “ùng ục ” => Nổi bật lên trong khung cảnh hoang dã, heo hút, rờn rợn, nằm sâu trong rừng U Minh là hình ảnh ông Hai bán rắn (tía nuôi An), chú Võ Tòng và An – những con người chung chí hướng, lí tưởng. 2. Thiên nhiên Nam Bộ - Sông nước (xuồng). - Rừng: hoang sơ: (nhiều thú dữ; nai, heo rừng be bé (An dặn chú Võ Tòng đem cho) và chim (tiếng chim rừng ríu rít gọi nhau trở dậy đón bình minh trên những cây xung quanh lều). - Trù phú và hoang sơ. 3. Con người Nam Bộ a. Con người Nam Bộ - Đi xuồng (tía nuôi và An) - Sống giữa rừng (chú Võ Tòng) - Sống hòa mình với thiên nhiên. b. Nhân vật Võ Tòng Đặc điểm tính cách của nhân vật Võ Tòng được thể hiện qua lời kể của dân làng, qua cách ăn mặc, hành động thái độ của chú: - Ngoại hình: cởi trần, mặc chiếc quần ka ki, hàng sẹo khủng khiếp từ thái dương xuống cổ. - Ngôn ngữ: + Nói với ông Hai: nghiêm túc, thẳng thắn. + Nói với An: trêu đùa, vui vẻ, chắc chắn. - Cử chỉ, hành động, lối sống: Chất phác, thật thà, tốt bụng, gan dạ pha chút ngang tàng, liều lĩnh. - Suy nghĩ: Khẳng khái, chính trực, tốt bụng, thật thà, chất phác, gan dạ pha chút ngang tàng, liều lĩnh.
  6. - Chú Võ Tòng là một người nông dân cao lớn, chất phác. Chú rất hào sảng và dễ mến, luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người xung quanh mà không nề hà khó khăn nặng nhọc. =>Võ Tòng là một người mộc mạc, giản dị, chân thành, cởi mở và yêu nước, căm thù giặc. c. Nhân vật Ông Hai - Sống tình cảm: thương An, nhận An làm con nuôi; để cho An ngủ đã giấc trên xuồng; đỡ lời cho má An. - Gan dạ: bàn với Võ Tòng chuyện giết giặc Pháp. d. Nhân vật An - Biết quan sát, cảm nhận: nhìn và nhận xét được về chú Võ Tòng. - Gan dạ: bị con vượn bạc dọa nhưng vẫn không sợ mà đi lên lều của chú Võ Tòng, thản nhiên ăn khô nai. 3. Đánh giá *Nội dung - Đoạn trích đã thành công thể hiện được tính cách của cương trực, thẳng thắn, gan dạ của người Nam Bộ. *Nghệ thuật: - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình. - Sử dụng đa dạng ngôi kể để câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực, nhiều chiều. - Sử dụng từ ngữ địa phương, tạo sắc thái thân mật, gần gũi, phù hợp với bối cảnh mà tác phẩm miêu tả. IV. Định hướng phân tích văn bản Dàn ý bài văn phân tích nhân vật Võ Tòng a. Mở bài - Giới thiệu khái quát về nhân vật Võ Tòng (Đó là nhân vật trong tác phẩm nào, của ai? Nhân vật ấy là người như thế nào? ) b. Thân bài - Phân tích và làm sáng tỏ đặc điểm nhân vật Võ Tòng qua các phương diện: + Lai lịch: “Chú tên là gì, quê ở đâu cũng không rõ. Võ Tòng là tên mọi người gọi chú từ một sự tích trong truyện Tàu” + Ngoại hình: Hai hố mắt sâu hoắm, và từ trong đáy hố sâu thâm đó, một cặp tròng mắt trắng dã, long qua, long lại sắc như dao + Lời truyền tụng: Ra tù, Võ Tòng không trẻ thù kẻ đã phá hoại gia đình mình, chỉ kêu trời một tiếng, cười nhạt rồi bỏ làng vào rừng sinh sống; + Hành động và việc làm - Nhận xét về nhân vật Võ Tòng: trình bày những suy nghĩ, cảm xúc, của em về các đặc điểm đã phân tích về chú Võ Tòng c. Kết bài - Nêu đánh giá khái quát về nhân vật Võ Tòng - Liên hệ với những con người Nam Bộ bình thường, giản dị mà anh dũng, bất khuất trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; từ đó, rút ra bài học cho mình và thế hệ trẻ hôm nay. BÀI MẪU THAM KHẢO
  7. Đất rừng phương Nam là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Đoàn Giỏi. Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” được trích trong cuốn tiểu thuyết đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Đoạn trích kể về việc An theo tía nuôi đến thăm Võ Tòng - một người đàn ông sống cô độc giữa rừng. Không ai biết tên thật của Võ Tòng là gì, người dân ở đây chỉ biết rằng từ mười mấy năm về trước, chú đã một mình bơi xuồng đến dựng lều giữa khu rừng đầy thú dữ. Người ta vẫn truyền nhau kể lại việc một mình Võ Tòng đã giết chết hơn hai mươi con hổ. Có lẽ nguồn gốc cái tên Võ Tòng cũng bắt đầu từ đó. Cuộc đời của Võ Tòng cũng trải qua nhiều cay đắng, bất hạnh. Trước đây, chú cũng từng có một gia đình như ai. Vợ chú là một người đàn bà xinh xắn, lúc mang thai đứa con đầu lòng cứ kêu thèm ăn măng. Yêu quý vợ hết mực, chú liều xách dao đến bụi tre đình làng xắn một mụt măng. Khi về ngang qua bờ tre nhà địa chủ liền bị hắn vu cho tội ăn trộm. Võ Tòng một mực cãi lên nhưng bị tên địa chủ quyền thế lại ra sức đánh, khiến chú chém trả. Nhưng chú không trốn chạy mà đường hoàng chịu tội. Câu chuyện này cho thấy Võ Tòng là một con người gan dạ, dũng cảm. Võ Tòng cũng là một người giàu lòng yêu nước thể hiện qua cuộc trò chuyện với tía nuôi của An về chuyện đánh giặc Pháp. Tài liệu của Nhung tây Từ việc chú chuẩn bị những mũi tên tẩm thuốc độc, rồi chia cho tía nuôi của An, cũng như việc kể lại chiến công giết chết tên giặc Pháp với vẻ hào hứng, sung sướng. Nhà văn đã khắc họa nhân vật này để cho thấy vẻ đẹp phẩm chất của con người Nam Bộ: phóng khoáng, tốt bụng, giàu tình cảm. Cùng với đó, một điểm khiến người đọc cảm thấy ấn tượng là không gian núi rừng Nam Bộ được nhà văn khắc họa đầy chân thực. Những hình ảnh như “ánh lửa bếp chiếu qua khung cửa sổ, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành bậc thang dài xuống bến”. Hay căn nhà của Võ Tòng: “Trên vách lều đóng đầy mồ hóng đen sì, một chùm xương sọ khỉ ước chừng vài mươi cái treo lủng láng cạnh những đầu con nhọ nồi khô, những chân tay khỉ, tay chân dọc xâu từng đôi một, gác trên đoạn sào nhỏ”. Cùng với tiếng kêu của con vượn bạc má “Ché ét ché ét ”. Tất cả đã tạo nên một khung cảnh hoang dã, vắng vẻ. Với điểm nhìn của nhân vật An, Võ Tòng là nhân vật trung tâm của đoạn trích hiện lên đầy chân thực. Ẩn sâu trong vẻ bên ngoài dị thường là một tính cách hiền lành, tốt bụng. Không chỉ vậy, Võ Tòng còn là một người có tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Chú căm thù giặc Pháp và thứ vũ khí hiện đại của chúng. Chú đã tạo ra những mũi tên tẩm độc để giết giặc. Có thể thấy, nhân vật này chính được khắc họa nhằm đại diện cho tính cách của con người Nam Bộ - chất phác, thật thà mà dũng cảm, gan dạ. BÀI MẪU 2 Nhân vật Võ Tòng trong tác phẩm "Người đàn ông cô độc giữa rừng" của nhà văn Đoàn Giỏi, là nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng nhất trong chương trình ngữ văn lớp 7, là nhân vật có tính cách phóng khoáng, trượng nghĩa, lại pha lẫn chút ngang tàng, bụi bặm. Nhân vật này đã để lại trong tôi những ấn tượng, tình cảm sâu sắc. Võ Tòng là một người thành thật, khảng khái, tốt bụng, có chút liều lĩnh, ngang tàng ẩn trong một hình hài hung dữ. Người đọc hẳn sẽ còn nhớ hàng sẹo khủng khiếp chạy từ thái dương xuống cổ của chú Võ Tòng. Đây chính là cái tích để người ta gọi chú là Võ Tòng giống như nhân vật trong Thủy hử. Bởi Võ Tòng trong Thủy hử là một người vô cùng khỏe mạnh, đã tay đôi đấu với hổ và giành chiến thắng. Việc đánh hổ
  8. cho thấy Võ Tòng dù là nhân vật trong tác phẩm nào cũng có một sức mạnh thật phi thường và một bản lĩnh hiếm có. Riêng với Võ Tòng trong Đất rừng phương Nam, sức mạnh thể lực và bản lĩnh ấy đã được thể hiện bằng hàng sẹo dài có phần hung dữ. Vẻ bề ngoài tưởng như hung dữ của Võ Tòng lại ẩn chứa bên trong là một con người có lòng tốt bụng, thành thật, gần gũi. Điều này được thể hiện qua cách ăn mặc, ngôn ngữ, hành động và suy nghĩ của nhân vật. Trong mắt cậu bé An, chú Võ Tòng là một người gần gũi, tốt tính, hào phóng, ăn mặc dân dã, cởi trần, mặc chiếc quần ka ki nhưng đã lâu không giặt. Chú nói với An theo lối trêu đùa, vui vẻ; hứa với An sẽ sẵn một con heo hoặc nai cho cậu. Đặc biệt, tôi ấn tượng với chi tiết chú Võ Tòng lấy miếng khô nai to nhất đưa cho An để cậu nhai cho đỡ buồn miệng. Tại sao phải là miếng khô nai to nhất mà không phải một miếng khô nai nào khác? Đó là vì chú Võ Tòng quan tâm, quý mến An và cũng là sự hào phóng, tốt bụng của chú. Sự thành thật của chú Võ Tòng được thể hiện qua hai chi tiết. Đó là khi chú giết chết địa chủ và tự đi đầu thú và dân làng đều quý chú vì sự thành thật, chân chất của chú. Chỉ với hai chi tiết này thôi, chú Võ Tòng đã hiện lên là một người đáng tin tưởng, đáng để nhận được sự tôn trọng, quý mến mà không phải là sự sợ hãi ban đầu khi nhìn thấy hàng sẹo dài chạy từ thái dương xuống cổ. Chú Võ Tòng dễ gần, dễ mến còn bởi chú là một người có suy nghĩ thấu đáo, chu toàn. Chú đã chia cho bác Hai những mũi tên mà chú đã chuẩn bị, tẩm thuốc độc để giết lũ giặc Pháp. Nhưng chú lại không nói điều đó với má nuôi của An - vợ của bác Hai vì sợ má An ngăn trở công việc, sợ rằng má An sẽ cảm thấy sợ hãi. Chính cái im ỉm, không nói với má của An đã cho thấy chú Võ Tòng là một người có suy nghĩ thấu đáo. Cũng ở chi tiết này, người đọc còn thấy được một phầm chất đáng quý của chú Võ Tòng như bao nhiêu người Việt Nam khác. Đó là tình yêu quê hương, đất nước, căm thù lũ giặc xâm lược. Chẳng vậy mà chú Võ Tòng đã tẩm thuốc độc vào những mũi tên để chuẩn bị đi hạ những tên lính giặc. Như vậy, có thể thấy, chú Võ Tòng trong tác phẩm Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi là một nhân vật có vẻ ngoài hung dữ, nhưng ẩn chứa bên trong lại là những vẻ đẹp rất ấm áp. Đó là sự chân thành, thật thà, thẳng thắn; là sự quan tâm, chăm sóc, lo nghĩ chu đáo; là sự hào phóng, tốt bụng; là lòng yêu nước nhiệt thành. Nhân vật Võ Tòng chính là đại diện cho hình ảnh con người Nam Bộ giàu sự phóng khoáng, tốt bụng và tình cảm. III. LUYỆN TẬP 1. Dạng đề trắc nghiệm Câu 1: Võ Tòng có xuất thân từ đâu? A. Không ai biết tên thật của gã, gã đến đây từ mười mấy năm trước, có vợ con nhưng vợ và con đều mất sớm. B. Hắn là người ở vùng này, sau một lần giết hổ mọi người gọi hắn là Võ Tòng. C. Không ai biết tên thật của gã, gã đến đây từ mười mấy năm trước, sống đơn độc không có bạn. D. Không ai biết hắn đến từ đâu, chỉ biết tên là Võ Tòng. Câu 2: Văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” sử dụng ngôi kể nào? A. Ngôi kể thứ nhất B. Ngôi kể thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi kể thứ nhất và thứ ba Câu 3: Qua ngôi kể thứ nhất, Võ Tòng hiện lên là một nhân vật như thế nào? A. Là một người đàn ông hiền lành, thật thà.
  9. B. Là một người cởi mở, hiếu khách. C. Là một người chân thành, mộc mạc D. Là một người mộc mạc, giản dị, chân thành, cởi mở và yêu nước, căm thù giặc Câu 4: Qua ngôi kể thứ ba, Võ Tòng hiện lên là một nhân vật như thế nào? A. Là một người đàn ông hiền lành, thật thà. B. Là một người cởi mở, hiếu khách. C. Là người đàn ông hiền lành, khỏe mạnh, tính tình bộc trực, có chí khí nhưng số phận lại vô cùng bất hạnh. D. Là một người yêu nước, căm thù giặc. Câu 5: Sắp xếp các chi tiết, sự kiện sau đây theo thứ tự xuất hiện trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng. A. An cùng tía nuôi đi thăm chú Võ Tòng. B. Lai lịch của chú Võ Tòng. C. Võ Tòng bàn về việc dùng con dao và chiếc nỏ giết giặc. D. Võ Tòng trao chiếc nỏ cho ông Hai. E. Tía con An chia tay chú Võ Tòng. Đáp án: A.B.C.D.E Câu 6: Câu văn nào sau đây có yếu tố miêu tả? A. Một buổi trưa, gã đang ngủ trong lều, có con hổ chúa mò vào, từ ngoài sân phóng một cái phủ lên người gã. B. Vào đây An! - Tía nuôi gọi tôi. C. Sau mười năm tù đày, gã trở về làng cũ thì nghe tin vợ đã làm lẽ tên địa chủ kia, và đứa con trai độc nhất mà gã chưa biết mặt thì đã chết từ khi gã còn ngồi trong khám lạnh. D. Ánh bếp lửa từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa sổ, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành bậc thang dài xuống bến. 2. Dạng bài đọc hiểu ngữ liệu sgk PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Chắc tôi ngủ một giấc lâu lắm thì phải. Khi tôi mở mắt ra, thấy xuồng buộc lên một gốc cây tràm. Không biết tía nuôi tôi đi đâu. Nghe có tiếng người nói chuyện rì rầm bên bờ. “A! Thế thì đến nhà chú Võ Tòng rồi!”. Tôi ngồi dậy, dụi mắt trông lên. Ánh lửa bếp từ trong một ngôi lều chiếu qua khung cửa mỡ, soi rõ hình những khúc gỗ xếp thành bậc thang dài xuống bến. Tôi bước ra khỏi xuồng, lần theo bậc gỗ mò lên. Bỗng nghe con vượn bạc má kêu “Ché ét. ché ét” trong lều, và tiếng chú Võ Tòng nói: “Thằng bé của anh nó lên đấy!” - Vào đây, An! – Tía nuôi tôi gọi. Tôi bước qua mấy bậc gỗ trơn tuột và dừng lại chỗ cửa. Con vượn bạc má ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi. Tía nuôi tôi và chú Võ Tòng ngồi trên hai gốc cây. Trước mắt hai người, chỗ giữa lều, có đặt một cái bếp cà ràng lửa cháy riu riu, trên cà ràng bắc một chiếc nồi đất đậy vung kín mít. Chai rượu đã vơi và một đĩa khô nướng còn bày trên nền đất ngay dưới chân chủ và khách, bên canhh hai chiếc nỏ gác chéo lên nhau (Sách Ngữ văn 7, tập 1 – Cánh diều) Câu 1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn.
  10. Câu 3. Nhân vật “tôi” và “tía nuôi” trong đoạn trích trên là những ai? Câu 4. Chi tiết nào cho em thấy cảm giác về một bối cảnh hoang vắng rợn ngợp? Câu 5.Qua đoạn trích, theo em con người Nam Bộ có cuộc sống như thế nào? Gợi ý trả lời Câu 1. Đoạn văn được trích trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính: tự sự. Câu 3. Nhân vật “tôi”: An - Nhân vật “tía nuôi”: ông Hai Câu 4. Chi tiết cho em thấy cảm giác về một bối cảnh hoang vắng rợn ngợp: Tiếng kêu và hình ảnh của con vượn bạc má (ché ét ché ét; ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhẹ răng dọa). Câu 5. Con người Nam Bộ có cuộc sống hòa mình vào thiên nhiên, giữa cảnh núi rừng và sông nước, đã được thể hiện qua các chi tiết: Tía nuôi và An dùng xuồng để làm phương tiện di chuyển và chú Võ Tòng sống trong túp lều giữa rừng vắng hoang vu. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: NGƯỜI ĐÀN ÔNG CÔ ĐỘC GIỮA RỪNG - Ngồi xuống đây, chú em! Chú Võ Tòng đứng dậy, lôi một gộc cây trong tối đặt bên bếp lửa. Chú cởi trần, mặc chiếc quần ka ki còn mới, nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần lính Pháp có những sáu cái túi). Bên hông, chú đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời mà nuôi tôi đã tả. Lại còn thắt cái xanh-tuya-rông nữa chứ! Tôi không sợ chú Võ Tòng như cái đêm đã gặp chú lần đầu tiên ở bờ sông, mà lại còn có đôi chút cảm tính xen lẫn ngạc nhiên hơi buồn cười thế nào ấy. Tía nuôi ngó tôi, cười cười nhấc cái tẩu thuốc lá ở miệng ra. - Ngủ đẫy giấc rồi à! Tía thấy con ngủ say, tía không gọi. Thôi, đã dậy rồi thì ngồi đây chơi! - Nhai bậy một miếng khô nai đi, chú em. Cho đỡ buồn miệng mà! - Chú Võ Tòng nhặt trong lửa ra một thỏi khô nướng to nhất đặt vào tay tôi. (Sách Ngữ văn 7, tập 1 - Cánh diều) Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Nhan đề văn bản gợi cho em những suy nghĩ gì? Câu 3. Em hãy tìm những chi tiết miêu tả nhân vật Võ Tòng thông qua cách ăn mặc và tiếp khách của chú? Những chi tiết đó đã gợi lên ấn tượng gì về chú Võ Tòng? Gợi ý trả lời Câu 1. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ nhất. Câu 2. Nhan đề văn bản gợi cho em về một người đàn ông cô đơn, sống một mình giữa một khu rừng mênh mông, hoang dã. Câu 3. Những chi tiết miêu tả nhân vật Võ Tòng thông qua cách ăn mặc và tiếp khách của chú: - Cởi trần, mặc chiếc quần ka ki còn mới nhưng đã lâu không giặt. - Bên hông, đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt. - Khi nói với An: trêu đùa, vui vẻ.
  11. - Lấy miếng khô nai to nhất cho An nhai đỡ buồn miệng. 3. Đọc hiểu ngữ liệu ngoài chương trình SGK PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Một người đàn ông dừng lại trước cửa hàng bán hoa để đặt mua hoa và gửi điện hoa về cho mẹ, người đang sống cách anh 200 dặm. Khi bước ra khỏi ôtô, anh chú ý đến một bé gái đang ngồi khóc nức nở. Anh đến để hỏi xem có điều gì không ổn và bé gái trả lời: “Con muốn mua tặng một bông hồng đỏ cho mẹ. Nhưng con chỉ có bảy mươi lăm xu, mà một bông hồng giá tớihai đô la.” Người đàn ông mỉm cười rồi nói: “Lại đây nào, chú sẽ mua cho con một bông hồng”. Anh mua cho bé gái một bông hồng và đặt hoa gửi tặng mẹ anh. Khi họ chuẩn bị đi, anh đề nghị được đưa cô bé về nhà. Bé gái trả lời: “Vâng ạ. Chú có thể dẫn cháu đến gặp mẹ cháu”. Cô bé chỉ đường cho anh tới một nghĩa trang rồi cô đặt bông hồng lên trên một phần mộ mới xây. Người đàn ông quay lại tiệm hoa, hủy bỏ dịch vụ điện hoa, rồi cầm bó hoa và lái xe hơn 200 dặm để về nhà tặng mẹ anh. (Trích Quà tặng cuộc sống) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên. Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 3. Theo em, vì sao người đàn ông ban đầu đã đặt dịch vụ điện hoa gửi về cho mẹ, sau đó hủy bỏ dịch vụ điện hoa, rồi cầm bó hoa và lái xe hơn 200 dặm để về nhà tặng mẹ anh? \ Câu 4. Từ nội dung văn bản ở phần Đọc - hiểu cùng với sự tưởng tượng của mình, em hãy viết một đoạn văn ngắn (3-5 câu) kể tiếp phần sau của câu chuyện đó. Gợi ý trả lời Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: tự sự Câu 2 : Câu chuyện kể về tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn của những người con dành cho mẹ. Câu 3: - Người đàn ông nhớ mẹ đã mua hoa gửi về tặng mẹ vì bận công việc. Nhưng khi chia sẻ với cô bé có mẹ mất sớm thì anh nhận ra tình yêu người con dành cho mẹ không chỉ là những bông hoa hoa mà còn là nỗi nhớ thương. Anh thay đổi quyết định ban đầu, muốn tự lái xe về nhà để gặp mẹ vì anh nhận thấy khi còn mẹ là niềm hạnh phúc nhất và thứ mẹ anh muốn là được gặp anh chứ không phải chỉ đơn giản là những thứ vật chất. Câu 3 HS có thể tưởng tượng linh hoạt phần kết truyện phù hợp với diễn biến có sẵn của câu chuyện. - Trong phần kể của học sinh kể linh hoạt nhưng cần thể hiện được một số nội dung cơ bản để toát lên tình cảm của con dành cho mẹ và mẹ dành cho con. Từ đó cho thấy tình mẫu tử vô cùng thiêng liêng . Ví dụ HS có thể kể tiếp: - Tình cảm yêu kính của người con( người đàn ông) đi hai trăm cây số để về thăm mẹ như thế nào? - Cảm xúc của người mẹ như thế nào khi thấy con về .
  12. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới: ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. - Cháu hát hay quá, một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền chậm rãi bước đi. Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước. Khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!” Nói xong cụ già lại một mình chậm rãi bước đi. Như vậy, nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. Cô hỏi mọi người trong công viên về ông cụ: - Ông cụ bị điếc ấy ư? Ông ấy đã qua đời rồi, một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn. Tài liệu của Nhung tây Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 3. Tình huống bất ngờ trong câu chuyện là sự việc nào? Câu 4. Ý nghĩa mà câu chuyện gửi tới chúng ta là gì? Gợi ý trả lời Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự: Câu 2. Ngôi kể: Thứ ba. Tác dụng: làm cho câu chuyện khách quan, hay hơn Câu 3. Tình huống bất ngờ trong câu chuyện: Cô gái sững người khi nhận ra người bấy lâu nay luôn khích lệ, động viên cho giọng hát của cô lại là một ông cụ bị điếc Câu 4. Ý nghĩa câu chuyện gửi tới người đọc: - Trước khó khăn, thử thách, con người cần có niềm tin, nghị lực vượt lên hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh. - Truyện còn đề cao sức mạnh của tình yêu thương con người. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Các bạn lớp tôi thường gọi Lộc là “Lộc còi” vì Lộc bé lắm, mười một tuổi mà bằng đứa chín tuổi. Hẳn vì “còi” nên Lộc có vẻ yếu, thường hôm nào học năm tiết, tiết học hát cuối cùng là Lộc hát chẳng ra hơi, có khi cứ dựa vào tập thể mà Lộc chỉ lí nhí hoặc mấp máy mồm hát theo thôi. Người ta bảo thể lực yếu thì thường học kém, thế mà Lộc học chẳng kém. Còn tôi, trông tôi có vẻ cao lớn hơn Lộc thì học lại chẳng giỏi giang gì. Tôi kém nhất là môn Toán. Cô giáo phân công Lộc giúp đỡ tôi về môn này. Không hiểu sao, mỗi lần giúp tôi học, Lộc thích đến nhà tôi hơn là tôi đến nhà
  13. Lộc. Nói cho đúng thì từ đầu năm học, tôi chưa đến nhà Lộc lần nào. Tính Lộc rủ rỉ ít nói. Mẹ tôi rất mến Lộc. Mẹ thường hay nêu Lộc để làm gương cho tôi. Mẹ làm tôi lắm khi tự ái. Mẹ nói là Lộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận Có thể những điều trên mẹ tôi nói đúng, nhưng riêng cái điểm cẩn thận thì tôi không chịu. Tôi nghĩ rằng Lộc “ki bo” thì có. Cả lớp tôi chúng nó đều nhận xét thế. Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp. Có cái bút máy Trường Sơn nét đã to bè, thế mà cứ viết viết, cất cất chi chút, chỉ dám viết cái bút ấy vào những buổi kiểm tra bài, còn ngày thường thì Lộc viết bút chấm mực. [ ] Cuối học kì hai, Lộc báo cho tôi một tin chả vui gì: - Bố tớ sắp mù hẳn rồi, Viện mắt người ta bảo phải mổ mới khỏi. Mấy hôm nữa bố tớ vào viện. Tớ phải làm thay cả phần việc của bố ở nhà để kiếm sống, lại còn phải chăm sóc bố nữa chứ. Chắc tớ chả tiếp tục học được nữa. – Lộc giúi vào tay tôi cái bút Trường Sơn: - Cậu cầm lấy cái này mà dùng, tớ giữ mà không dùng nó phí đi! Lúc này giọng Lộc đã run run, không còn bình tĩnh như trước. Tôi nắm chặt tay Lộc và nói: - Cậu cứ giữ lấy cái bút này. Cậu cần phải tiếp tục học. Tớ sẽ giúp cậu trong thời gian bố cậu vào viện. Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được. Mẹ tớ sẽ rất vui lòng nếu như tớ giúp được cậu. Mẹ tớ quý và thương cậu lắm. (Bạn Lộc, Xuân Quỳnh, Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 10 năm 2021, tr.48- 51) Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Chỉ ra số từ trong câu “Vả lại cái việc sửa dép cũng dễ thôi, cậu bảo tớ vài lần là tớ làm được” và đặt một câu khác với số từ đó. Câu 3. Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xétLộc là người như thế nào? Câu 4. Xác định và nêu chức năng của thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. Câu 5. Thông tin Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp giúp em hiểu gì về Lộc? Câu 6. Nhân vật tôi và Lộc đã có một tình bạn đẹp. Theo em, cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp? Viết câu trả lời trong một đoạn văn ngắn (khoảng 3 – 5 câu). Gợi ý làm bài Câu 1: Ngôi kể thứ nhất. Câu 2: Số từ trong câu là “vài” (Đây là số từ chỉ số lượng không xác định). Đặt câu: - Tôi đã đến Hạ Long vài lần rồi. - Đã vài năm trôi qua, em Mi đã không còn là cô bé hay nhõng nhẽo như trước nữa. Câu 3: Trong đoạn trích, mẹ của nhân vật tôi nhận xétLộc bé mà học giỏi, chăm, ngoan, lại nền nếp, cẩn thận Câu 4:
  14. Câu văn: Sau giờ học ở trường, tớ sẽ về nhà cậu, chúng mình cùng học, cùng làm. - Thành phần trạng ngữ trong câu là: Sau giờ học ở trường - Chức năng của trạng ngữ: bổ sung ý nghĩa về thời gian. Câu 5: - Thông tin “Lộc có cái cặp sách đã cũ mà cứ quý như vàng, không bao giờ vứt cặp xuống đất, không bao giờ dám ngồi lên cặp” giúp em Lộc là cậu bé có tính cách cẩn thận, nền nếp, biết quý trọng những đồ dùng học tập. Câu 6. HS viết đoạn văn theo yêu cầu đề bài - Hình thức: đảm bảo dung lượng số dòng, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành; - Nội dung: Cần làm gì để có thể xây dựng được một tình bạn đẹp? + Cần lắng nghe, tôn trọng bạn và dành thời gian để vun đắp tình bạn. + Biết an ủi, chia sẻ, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn; biết tha thứ những lỗi lầm của nhau. + Góp ý chân thành khi bạn mắc khuyết điểm để cùng nhau tiến bộ. + Đối xử với nhau chân thành, thân ái, có thiện ý, biết hi sinh cho nhau; không tính toán, vụ lợi. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy xém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không. Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì. Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.” Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy. Cha tôi khoác tay qua vai tôi và nói:“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.” Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác. Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khóa quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.
  15. Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.” (Theo Quà tặng cuộc sống) Câu 1. Xác định ngôi kể trong văn bản trên. Câu 2. Theo em, vì sao người cha lại nói với vợ:“Em à, anh thích bánh mì cháy mà.” Câu 3. Qua câu nói sau, người cha muốn nhắn nhủ con điều gì? “Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.” Câu 4. Em hãy rút cho cho mình thông điệp ý nghĩa nhất qua câu chuyện trên. Gợi ý làm bài Câu 1: Ngôi kể thứ nhất. Câu 2: - Người cha nói vậy vì ông biết người vợ làm việc cả ngày rất mệt mỏi nên không thể chuẩn bị bữa tối tốt cho gia đình. - Người cha đã đặt mình vào hoàn cảnh của vợ để thông cảm cho những điều chưa hoàn hào của vợ. Câu 3: Ý nghĩa của câu nói: những lời chê bai, trách móc sẽ để lại những tổn thương rất lớn cho con người, vì vậy, hãy tha thứ cho nhau khi có thể. Câu 4: Học sinh có thể tuỳ chọn một trong các thông điệp của câu chuyện: - Tình thương yêu trong gia đình; - Sự tha thứ, lòng cảm thông; - Cách chấp nhận những khiếm khuyết của người khác; 4. Dạng viết ngắn Bài 1: Qua đoạn trích, em hiểu thêm được gì về con người của vùng đất phương Nam? Hãy nêu một chi tiết mà em thích nhất và lí giải vì sao Đoạn văn tham khảo Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng giúp ta hiểu thêm về con người Nam Bộ. Cụ thể là những người như ông Hai, bà Hai (tía và má nuôi của An), nhân vật “tôi” và đặc biệt là chú Võ Tòng, Đó là những người sống chan hào với thiên nhiên, tính cách trung thực, thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài, anh dũng, luôn vì nghĩa lớn Chi tiết mà em thích nhất là câu nói cảm ơn của ông Hai và chú Võ Tòng. Nó thể hiện được lối sống ân nghĩa giữa người với người, tất cả hướng về nghĩa lớn, quyết tâm bảo vệ mảnh đất thân yêu. Bài 2: Viết đoạn văn 6-8 dòng nêu bật những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng. Đoạn văn tham khảo
  16. Chỉ bằng một cuộc chuyện trò, tác giả đã khắc họa được những nét đẹp tiêu biểu cho màu sắc thiên nhiên và con người Nam Bộ trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng”. Hình tượng con người Nam Bộ hồn hậu, chất phác, thật thà hồn nhiên được tác giả thể hiện rõ nét qua hình ảnh nhân vật, tiêu biểu là nhân vật chú Võ Tòng. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc kết hợp với việc sử dụng ngôi kể linh hoạt khiến câu chuyện trở nên gần gũi, thân thuộc và khách quan hơn với người đọc. Thiên nhiên qua ngòi bút miêu tả chân thực của nhà văn cũng hiện lên xanh tươi đậm chất sông nước miền Nam khiến người đọc không khỏi ngạc nhiên, yêu thích và nhớ nhung. ÔN TẬP VĂN BẢN: BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (Truyện kể của một em bé người An- dat) (An-phông-xơ- đô-đê) I. Tác giả tác phẩm 1. Tác giả - An-phông-xơ Đô-đê (1840- 1897) sinh tại sinh tại Nim, tỉnh Lăng-gơ-đốc, miền nam nước Pháp trong một gia đình kinh doanh tơ lụa. - Là nhà văn hiện thực, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của nước Pháp cuối thế kỉ 19. - Sáng tác của An-phông-xơ Đô-đê chủ yếu là truyện ngắn với văn phong trong sáng, nhẹ nhàng, giàu chất thơ thấm đẫm tình yêu thương con người, tình yêu quê hương đất nước, niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người. - Tác phẩm chính: Chú nhóc (1886), Những lá thư viết từ cối xay gió (1869), 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác - Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận. Hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Các trường học trong vùng này bị buộc học bằng tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát. - Bối cảnh: Các sự việc trong truyện diễn ra tại lớp học vùng An- dát ở Pháp, sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, nước Pháp phải cắt vùng đất An- dát cho nước Phổ. - Xuất xứ: in trong quyển 3 tuyển tập truyện ngắn chọn lọc “Những vì sao” 1873 - Thể loại: truyện ngắn - Nhân vật chính: Cậu bé Phrăng - Ngôi kể: ngôi thứ nhất b. Nhan đề tác phẩm - Buổi học cuối cùng: Buổi học tiếng Pháp cuối cùng;cũng là buổi học cuối cùng thầy trò được sống trong tình yêu của tiếng mẹ đẻ. - Chuyện của một em bé vùng An-dát: Cậu bé Ph-răng vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật tham gia câu chuyện => người đọc hình dung rõ nét các sự việc và diễn biến tâm trạng, suy nghĩ, tình cảm của nhân vật trong truyện. c. Bố cục 3 phần: + Từ đầu - “vắng mặt con”: Trước buổi học + Tiếp theo - “tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này”: Diễn biến trong buổi học cuối cùng + Còn lại: Kết thúc buổi học *Bối cảnh câu chuyện:
  17. - Bối cảnh chung: Sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ (1870-1871) nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Các trường học thuộc hai vùng này bị bắt bỏ tiếng Pháp, chuyển sang học tiếng Đức. - Bối cảnh riêng: Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát. - Qua câu chuyện cảm động này, nhà văn ngợi ca tình yêu đất nước, yêu ngôn ngữ dân tộc của người Pháp - Tóm tắt: Như thường lệ, buổi sáng hôm ấy cậu bé Phrăng đến lớp học, trên đường đi cậu thấy có rất nhiều sự khác lạ so với mọi hôm, cả khi vào trường cũng vậy, sân trường bỗng dưng yên ắng như một ngày chủ nhật. Bước vào lớp cậu càng ngạc nhiên hơn vì thấy mọi người im phăng phắc, thầy Ha-men ăn mặc rất trang trọng, trong lớp lại còn có cả các cụ già cùng đến học. Qua lời nói xúc động của thầy giáo, cậu mới hiểu rằng hôm nay là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. Phrăng vô cùng ân hận vì sự ham chơi trước đây của mình, xấu hổ vì mình đã không đọc được bài như mong muốn. Thầy Ha- men nói về vẻ đẹp của tiếng Pháp về sự quý giá của tiếng nói dân tộc, ai nấy đều xúc động thiêng liêng Cuối buổi học thầy giáo Ha-men viêt lên bảng dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”. II. Tìm hiểu chi tiết văn bản 1. Nhân vật Phrăng Nhà văn để cho nhân vật Phrăng kể chuyện vì hai lẽ: Thứ nhất, câu chuyện qua lời của một cậu bé đảm bảo được tính hồn nhiên, chân thực. Cậu không ngần ngại nói đến chuyện cậu định trốn học ra sao, rồi cậu định nhân lúc hỗn độn để trà trộn vào lớp với hi vọng thầy sẽ không nhận ra mình thế nào, Chính những chi tiết này đã góp phần khắc sâu tư tưởng chủ đề của truyện ở phần sau. Thứ hai, nếu để cho thầy Ha-men kể thì có thể, lời kể sẽ không gợi cảm bằng lời của cậu bé học trò, tư tưởng tác phẩm dễ lộ, dễ biến truyện thành bài học khô khan về lòng yêu nước. Để Phrăng kể, hình ảnh người thầy trở nên đẹp đẽ hơn và lòng yêu nước cũng được bộc lộ sâu sắc hơn. a. Một cậu bé ham chơi, lười học. - Vì không thuộc bài nên cậu định trốn học. Nhưng cậu đã cưỡng lại sức hút của tiếng chim, của những bãi cỏ xanh để ba chân bốn cẳng chạy đến lớp. Đã thế cậu định “nhất quỷ nhì ma” lẻn vào lớp học lúc nhộn nhạo để thầy không nhìn thấy. Thực ra những chi tiết này về Phrăng nhằm hai mục đích: vừa nói được tính cách ham chơi của trẻ con, vừa có ý nghĩa làm nổi bật sự thay đổi trong nhận thức, tình cảm của Phrăng: từ chỗ lười học, không thuộc lấy một chữ, chưa biết coi trọng tiếng mẹ đẻ đến chỗ nhận thức được tiếng mẹ đẻ có tầm quan trọng thế nào. b. Những thay đổi về tâm trạng và nhận thức của cậu bé - Ngạc nhiên: Buổi học hôm nay thật khác thường và trang trọng (yên tĩnh như một ngày chủ nhật, trang nghiêm, thành phần tham dự có các cụ già và dân làng, thầy Ha- men cũng khác với mọi hôm về trang phục, về cách đối xử), - Choáng váng khi thấy thầy Ha-men cho biết đây là buổi học cuối cùng. - Tiếc nuối, ân hận: Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư? [ ] Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học [ ]. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế [ ] giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ - Xấu hổ: Cậu bé xấu hổ vì trong buổi học cuối cùng này cậu không thuộc bài. Nhưng cậu xấu hổ hơn khi nghe thầy nói: Giờ đây những kẻ kia có quyền bảo chúng ta rằng:
  18. “Thế nào? Các ngươi tự nhận là dân Pháp, vậy mà các ngươi chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các ngươi! ”. - Kinh ngạc vì thấy sao mình hiểu đến thế (lưu ý, trước khi đến lớp, Phrăng thú nhận cậu chẳng thuộc lấy một chữ vì mải chơi). * Tự hào về người thầy và nhận thức một cách đầy đủ về vai trò của tiếng mẹ đẻ. Trong tâm trí cậu bé, hình ảnh thầy Ha-men hiện lên thật đẹp: Chưa bao giờ tôi thấy thầy lớn lao đến thế. Và cậu ý thức một cách thật rõ ràng: Yêu tiếng nói của dân tộc mình cũng chính là biểu hiện của tinh thần yêu nước. Nhân vật Phrăng có vị trí rất quan trọng trong truyện. Trước hết, đây là nhân vật giữ chức năng người kể chuyện, và câu chuyện diễn ra theo cái nhìn và thái độ của cậu. Thứ hai, thông qua cảm nhận của một cậu bé, tác giả đã làm nổi bật chủ đề tác phẩm: Biết yêu quý tiếng nói của dân tộc mình chính là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước sâu sắc. Thực ra, những tư tưởng ấy đã được thầy Ha-men trình bày, nhưng nó thấm sâu vào tâm hồn cậu bé, làm thay đổi nhận thức của cậu. Đó là sự thay đổi vừa tự nhiên vừa mang tính đột biến. Tài liệu của Nhung tây 2. Nhân vật thầy Ha-men - Đó là người thầy đã có tới hơn bốn mươi năm gắn bó với nghề dạy học, người tâm huyết với tiếng nói của dân tộc mình. Nếu Phrăng thể hiện sự thức tỉnh tình yêu đối với ngôn ngữ dân tộc thì thầy Ha-men chính là người gieo lửa vì thầy ý thức được rõ ràng ý nghĩa to lớn của tiếng mẹ đẻ. - Trong buổi học đặc biệt này, sự trang trọng của thầy Ha-men khiến Phrăng thấy lạ (chú ý các chi tiết về trang phục: áo rơ-đanh-gốt, mũ tròn bằng lụa đen, ). Thái độ của thầy cũng khác với mọi hôm: dịu dàng khi Phrăng đến muộn; ân cần tha thiết: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con [, ]. Thầy mong các con hết sức chú ý; nhiệt tình truyền giảng bằng tất cả tâm huyết của thầy: Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng[ ] và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế Trong lời nói của thầy, vị trí, vai trò và vẻ đẹp của tiếng Pháp được tôn vinh: Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới, vì thế, phải giữ lấy nó, không được quên lãng nó. Từ thái độ tôn vinh ấy thầy Ha-men nói đến sức sống, sức mạnh phi thường của tiếng mẹ đẻ (rộng ra là của văn hóa dân tộc): Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Có thể coi đây là câu nói quan trọng nhất làm nổi bật chủ đề tác phẩm. Nó mang tầm vóc của mộí chân lí. - Hình ảnh của thầy Ha-men cuối buổi học đọng lại trong tâm hồn cậu bé Phrăng thật đẹp, thật cảm động: Khi giờ học kết thúc cũng là khi nỗi đau của thầy lên tới cực điểm (người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, dằn mạnh hết sức, thầy cô viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”, đầu dựa vào tường, chẳng nói, giơ tay ra hiệu). Những chi tiết này cho thấy thầy như kiệt sức trong buổi học cuối cùng. Nhưng thầy đã gieo vào những tâm hồn trẻ thơ như Phrăng tinh thần yêu nước. Thầy Ha-men thực sự là một nhân cách lớn, có sức cảm hóa mãnh liệt. 3. Các nhân vật khác - Dân làng ngồi phía cuối lớp lặng lẽ và buồn rầu - Cụ già Hode nâng niu quyển tập đánh vần, tập đọc theo lũ trẻ, giọng run run - Học trò chăm chú nghe giảng,cặm cụi tập viết, muốn khóc => Xúc động, nuối tiếc. 4. Đánh giá
  19. + Nội dung - Qua buổi học cuối cùng, truyện đã thể hiện lòng yêu nước của nhân dân An-dát - Ca ngợi ý nghĩa của tiếng nói dân tộc + Nghệ thuật - Xây dựng thành công nhân vật qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, tâm trạng - Xen kẽ những đoạn văn tả cảnh sinh động mà giàu ý nghĩa - Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành, xúc động. III. Định hướng phân tích văn bản Dàn ý phân tích tác phẩm Buổi học cuối cùng I. Mở bài - Giới thiệu đôi nét về tác giả An-phông-xơ Đô-đê, truyện ngắn Buổi học cuối cùng. - Buổi học cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động. II. Thân bài 1. Chú bé Phrăng - Vì không thuộc bài nên lúc đầu chú định trốn học, sau đó lại đến trường. - Chú ngạc nhiên vì không khí yên ắng khác thường của lớp học. - Choáng váng khi nghe thầy giáo tuyên bố đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp. - Tự giận mình vì thói ham chơi, lười học - Thấm thía lời dạy của thầy, chăm chú nghe thầy giảng bài. - Cảm động trước hình ảnh lớn lao, cao đẹp của thầy Ha-men. 2. Thầy Ha-men - Thái độ của thầy dịu dàng khác hẳn ngày thường . - Thầy lên lớp với bộ y phục đặc biệt chỉ dành cho những dịp long trọng. - Thầy ca ngợi tiếng Pháp và tôn vinh Tổ quốc của mình. - Tâm trạng thầy hết sức xúc động: thể hiện qua giọng nói thiết tha, nghẹn ngào và hành động bất ngờ. III. Kết bài - “Buổi học cuối cùng” là một tác phẩm hay, phản ánh niềm tự hào về tiếng Pháp và lòng yêu nước thiết tha của người dân nước Pháp. - Hình ảnh chú bé Phrăng và thầy giáo Ha-men được tác giả miêu tả rất thành công, để lại ấn tượng trong lòng người đọc. BÀI MẪU THAM KHẢO An-phông-xơ Đô-đê là một cây bút truyện ngắn nổi tiếng của văn học Pháp. Truyện của ông thường giản dị nhưng rất đằm thắm, thể hiện một tấm lòng gắn bó tha thiết sâu nặng với quê hương đất nước. “Buổi học cuối cùng” là một tác phẩm như thế. Tài liệu của Nhung tây Truyện đưa chúng ta đến một ngôi trường làng vùng An-dát để chứng kiến một câu chuyện đầy xúc động đó là buổi học Pháp văn cuối cùng. Nó được diễn ra trong con mắt quan sát và cảm xúc, suy ngẫm của cậu học trò nhỏ Phrăng và được kề lại bằng chính lời kể của cậu bé. Phrăng là một cậu học trò nghịch ngợm lại lười học. Cậu thường trốn học đi chơi ngoài đồng nội. Đối với cậu, bầu trời trong trẻo, chim sáo hót ven rừng trên đồng cỏ thường có sức cám dỗ hơn là những phân từ tiếng Pháp. Ngày hôm ấy, Phrăng đã đi học muộn. Khi đến lớp, cậu bé càng thấy ngạc nhiên hơn vì thấy thầy giáo không những chẳng giận dữ mà còn dịu dàng bảo cậu: “Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học
  20. mà lại vắng mặt con”. Còn ở phía cuối lớp, trên những dãy ghế bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ; thầy Ha-men thì mặc một bộ lễ phục thật trang trọng. Lời bộc bạch của thầy Ha-men vang lên: “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc -lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo- ren Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con”. Từ lời nói của thầy khiến cho Phrăng cảm thấy choáng váng. Cậu cảm thấy hối hận, đau đớn và tự giận mình về thời gian đã bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt băng trên hồ. Cậu đau lòng khi nghĩ tới chuyện phải giã từ những quyển ngữ pháp, những quyển thánh sử. Cậu quên cả nỗi giận thầy Ha-men vì những lần bị phạt. Trong buổi học cuối cùng, Phrăng không đọc thuộc những quy tắc về phân từ, nhưng thầy giáo không trách mắng. Thầy giảng giải cho Phrăng và các cậu học trò hiểu hoãn việc học là một tai hoạ lớn. Song điều làm Phrăng cảm thấy xúc động là khi thầy Ha men giang giải về tiếng Pháp. Thầy nói rằng đó là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất thế giới và vững vàng nhất: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững ti ống nói nia mình thì chẳng khác gì nắm được chia khoả chốn lao tù ” Buổi học cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động: thầy say sưa giảng bài, trò chăm chú lắng nghe và cặm cụi học tập. Đến khi tiếng chuông đồng hồ điểm mười hai giờ vang lên, thầy Ha-men trở nên xúc động không nói nên lời: “Các bạn, hỡi các bạn, tôi tôi ”. Và thầy đã quay về phía bảng, cầm lấy viên phấn và viết một dòng chữ: “Nước Pháp muôn năm”. Có thể nói, đây là câu chuyện xúc động về tình yêu Tô quốc. Tình yêu ấy được biểu hiện cụ thể bằng tình yêu tiếng nói của dân tộc của thầy Ha-men, của những cậu học trò, của dân làng vùng An-dát. Đế diễn tả tình yêu ấy, An-Phông -xơ Đô-đê đã chú ý tập trung vào miêu tả cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng và hành động của các nhân vật, đặc biệt là thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng. Tài liệu của Nhung tây 0794862058 Ngòi bút An-Phông-xơ Đô-đê đặc biệt tinh tế khi thế hiện tâm trạng và tình cảm của nhân vật. Cũng qua truyện ngắn này, mượn lời thầy Ha-men, nhà văn muôn nêu lên một chân lý: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù”. Với những lời độc thoại nội tâm sâu sắc, truyện “Buổi học cuối cùng” đã cho người đọc cảm nhận về tầm quan trọng của ngôn ngữ mẹ đẻ đối với một dân tộc. Từ đó nhà văn cũng đặt ra trách nhiệm lớn lao của mỗi người dân trước việc bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc. III. LUYỆN TẬP 1. Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Văn bản Buổi học cuối cùng được kể theo lời kể của nhân vật nào? A. Người kể giấu mặt B. Nhân vật xưng tôi C. Thầy giáo Ha-men D. Cụ già Hô- de Câu 2. Tác giả An- phông-xơ Đô- đê là nhà văn của nước nào? A. Anh B. Đức C. Pháp D. Mĩ Câu 3. Ý nghĩa nhan đề Buổi học cuối cùng? A. Buổi học cuối của một học kì B. Buổi học cuối cùng của môn học tiếng Pháp C. Buổi học cuối cùng của một năm học
  21. D. Buổi học cuối cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến ngôi trường mới Câu 4. Câu chuyện trong tác phẩm "Buổi học cuối cùng" xảy ra trong khoảng thời gian nào? A. Chiến tranh thế giới chiến thứ nhất (1914- 1918) B. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) C. Chiến tranh Pháp- Phổ cuối thế kỉ XIX D. Chiến tranh chống đế quốc Mĩ cuối thế kỉ XX Câu 5. Tâm trạng chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng? A. Hồi hộp chờ và rất xúc động B. Vô tư và thờ ơ C. Lúc đầu ham chơi, lười học, sau đó ân hận, xúc động D. Cảm thấy bình thường như những buổi học khác Câu 6. Dòng nào nói đúng tâm trạng thầy giáo Ha-men trong buổi học cùng? A. Đau đớn và rất xúc động B. Bình tĩnh và tự tin C. Bình thường như những buổi học khác D. Tức tối, căm phẫn Câu 7. Lòng yêu nước của thầy giáo Ha-men được biểu hiện thế nào trong tác phẩm A. Yêu mến, tự hào về vùng quê An-dát của mình B. Căm thù sục sôi kẻ thù đã xâm lược quê hương C. Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chiến đấu chống quân thù D. Yêu tha thiết tiếng nói dân tộc. Câu 8. Em hiểu thế nào về câu văn: "Khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù " A. Dân tộc ấy không thể bị đồng hóa, bởi họ vẫn còn tiếng nói của mình B. Tiếng nói sẽ giúp dân tộc ấy không đánh mất bản sắc của mình C. Tiếng nói của dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nước, và chính điều đó sẽ tạo nên sức mạnh để mở cánh cửa nô lệ D. Gồm cả 3 ý trên Câu 9. Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật thầy Ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 10. Tác phẩm buổi học cuối cùng là thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM BUỔI HỌC CUỐI CÙNG Câu Đáp án Câu Đáp án Câu 1 B Câu 6 A Câu 2 C Câu 7 D
  22. Câu 3 B Câu 8 D Câu 4 C Câu 9 A Câu 5 C Câu 10 A 2. Dạng bài tập Đọc hiểu ngữ liệu SGK PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Buổi sáng hôm ấy, đã quá trễ giờ đến lớp, tôi rất sợ bị quở mắng, càng sợ vì thầy Ha-men đã dặn trước rằng thầy sẽ hỏi bài chúng tôi về các phân từ mà tôi chẳng thuộc lấy một chữ. Tôi thoáng nghĩ hay là trốn học và rong chơi ngoài đồng nội. Trời sao mà ấm đến thế, trong trẻo đến thế! Nghe thấy sáo hót ven rừng và trên cánh đồng Ríp-pe, sau xưởng cưa, lính Phổ đang tập. Tất cả những cái đó cám dỗ tôi hơn là quy tắc về phân từ; nhưng tôi cưỡng lại được, và ba chân bốn cẳng chạy đến trường. Khi qua trước trụ sở xã, tôi thấy có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che. Từ hai năm nay, chính từ chỗ ấy, lan đến chúng tôi mọi tin chẳng lành, những cuộc thất trận, những vụ trưng thu, những mệnh lệnh của ban chỉ huy Đức; và tôi nghĩ mà không dừng chân: “Lại có chuyện gì nữa đây?”. Bác phó rèn Oát-stơ đang đọc cáo thị cùng cậu học việc thấy tôi chạy qua liền lớn tiếng bảo: - Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn là sớm! Tôi tưởng bác chế nhạo tôi và tôi hổn hển thở dốc, bước vào khoảng sân nhỏ nhà thầy Ha- men. Thông thường, bắt đầu buổi học, tiếng ồn ào như vỡ chợ vang ra tận ngoài phố, nào tiếng ngăn bàn đóng mở, tiếng mọi người vừa đồng thanh nhắc lại rất to các bài học, vừa bịt tai lại cho dễ thuộc và tiếng chiếc thước kẻ to tướng của thầy gõ xuống bàn: - Yên một chút nào! Tôi định nhân lúc ồn ào, hỗn độn ấy lẻn vào chỗ ngồi để không ai trông thấy; nhưng đúng ngày hôm đó, mọi sự đều bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật. Qua cửa sổ mở, tôi thấy các bạn đã ngồi vào chỗ, và thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Phải mở cửa đi vào giữa sự lặng ngắt đó, các bạn tưởng tượng xem tôi đỏ mặt tía tai và sợ đến chừng nào! Thế mà không. Thầy Ha-men nhìn tôi chẳng giận dữ và bảo tôi thật dịu dàng: - Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào của ai? Tác giả là người nước nào? Câu 2: Truyện kể bằng lời kể của nhân vật nào? Tác dụng của ngôi kể đó? Câu 3: Tâm trạng chú bé Ph răng diễn ra như thế nào qua đoạn trích trên? Câu 4: Bài học rút ra từ câu chuyện trên? Tài liệu của Nhung tây Gợi ý trả lời Câu 1: Buổi học cuối cùng của An phông Xơ Đô Đê, nhà văn là người nước Pháp Câu 2: Nhân vật Ph Răng. Ngôi kể này có tác dụng giúp người nghe kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật Câu 3: Lúc đầu ham chơi, lười học, ân hận xúc động. Câu 4: - Vui chơi thoải mái nhưng không sao nhãng việc học hành để sau này phải ân hận, nuối tiếc.
  23. - Học tập không chỉ lấy kiến thức cho mình để sau này có một tương lai tươi sáng mà còn là trách nhiệm của người học sinh đối với gia đình, đối với đất nước. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Tôi bước qua hàng ghế dài và ngồi ngay xuống trước bàn mình. Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lục đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Ngoài ra, lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng. Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả, là trông thấy ở phía cuối lớp,, trên những hàng ghế thường bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ như chúng tôi, cụ già Hô-de, trước đây là xã trưởng với cái mũ ba sừng, bác phát thư trước đây, và nhiều người khác nữa. (Ngữ văn 6, tập 1, trang 26) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác văn bản. Tài liệu của Nhung tây Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn văn trên Câu 3: Tại sao nhân vật “tôi” cảm thấy “lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng”? Câu 4: Tìm và xác định ý nghĩa của phó từ trong câu:“Chỉ đến lúc ấy, đã hơi hoàn hồn, tôi mới nhận ra thầy giáo chúng tôi mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lục đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng” Gợi ý trả lời Câu 1: - Đoạn văn trích trong văn bản Buổi học cuối cùng - Tác giả: An - phông- xơ Đô- đê - Hoàn cảnh sáng tác: Lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến trang Pháp – Phổ năm 1870- 1871, khi nước Pháp thua trận và phải cắt 2 vùng An-dát và Lo- ren cho Phổ, truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở môt trường thuộc An- dat Câu 2: - PTBĐ chính: Tự sự Câu 3: - Nhân vật tôi cảm thấy: ““lớp học có cái gì đó khác thường và trang trọng”bởi cậu thấy người thầy giáo của mình ăn mặc khác bình thường , lớp học lại có sự hiện diện của những người dân làng và cụ Ho-de. Lớp học khác thường bởi hôm nay là buổi học cuối cùng. Câu 4: - Phó từ: + đã: bổ sung ý nghĩa cho ĐT “hoàn hồn” về quan hệ thời gian + hơi: bổ sung ý nghĩa cho ĐT “hoàn hồn” về mức độ + mới: bổ sung ý nghĩa cho ĐT “nhận” về quan hệ thời gian + ra: bổ sung ý nghĩa cho ĐT “nhận” về hướng PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
  24. Bỗng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ, rồi đến chuông cầu nguyện buổi trưa. Cùng lúc đó, tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ Thầy Ha- men đứng dậy trên bục, người tái nhợt. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thầy lớn lao đến thế. - Các bạn, thầy nói, hỡi các bạn, tôi tôi Nhưng cái gì đó khiến thầy nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy bèn quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!”. Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường, và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: “Kết thúc rồi đi đi thôi!”. Tài liệu của Nhung tây Câu 1. Đoạn văn kể về sự kiện gì? Câu 2. Tìm chi tiết thể hiện đặc điểm nhân vật thầy Ha-men. Qua đó cho em cảm nhận gì? Câu 3. Đoạn trích đã gửi đến cho em thông điệp nào? Gợi ý trả lời Câu 1. Đoạn văn kể về nỗi đau đớn, xúc động của thầy Ha-men ở giây phút cuối của buổi học tiếng Pháp cuối cùng khi tiếng chuông nhà thờ và tiếng kèn vang lên báo hiệu việc cấm dứt học tiếng Pháp. Câu 2. + Nỗi đau đớn, xúc động trong lòng thầy lên đến cực điểm khi tiếng chuông nhà thờ điểm 12 tiếng và tiếng kèn quân Phổ báo hiệu hết giờ học, báo hiệu việc chấm dứt học tiếng Pháp. + Thầy Ha-men "người tái nhợt","nghẹn ngào, không nói được hết câu", "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM!" và " đầu dựa vào tường', "chẳng nói", chỉ "giơ tay ra hiệu". => Biểu hiện của thầy thể hiện nỗi đau đớn, thất vọng. Đó là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, người yêu nước sâu sắc, là người truyền lửa cho các thế hệ học sinh. Câu 3. - Hãy biết trân trọng, có tình yêu tiếng mẹ đẻ, yêu tiếng nói ông cha. - Tình yêu tiếng nói ông cha chính là tình yêu nước. - Phải có trách nhiệm giữ gìn tiếng nói dân tộc. 3. Dạng ngữ liệu Đọc Hiểu ngoài SGK PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Buổi học thể dục 1.Hôm nay có buổi học thể dục. Thầy giáo dẫn chúng tôi đến bên một cái cột cao, thẳng đứng. Chúng tôi phải leo lên đến trên cùng, rồi đứng thẳng người trên chiếc xà ngang. Đê-rốt-xi và Cô-rét-ti leo như hai con khỉ. Xtác-đi thì thở hồng hộc, mặt đỏ như chú gà tây. Ga-rô-nê leo dễ như không. Tưởng chừng cậu có thể vác thêm một người nữa trên vai vì cậu khỏe chẳng khác gì một con bò mộng non.
  25. 2. Đến lượt Nen-li bạn này được miễn học thể dục vì bị tật từ nhỏ, nhưng cố xin thầy cho được tập như mọi người. Nen-li bắt đầu leo một cách rất chật vật. Mặt cậu đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống. Nhưng cậu vẫn cố sức leo. Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất, vừa luôn miệng khuyến khích: “Cố lên ! Cố lên !”. Nen-li rướn người lên và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay. “Hoan hô ! Cố tí nữa thôi !” - Mọi người reo lên. Lát sau, Nen-li đã nắm chặt được cái xà. 3. Thầy giáo nói: “Giỏi lắm ! Thôi, con xuống đi !” Nhưng Nen-li còn muốn đứng lên cái xà như những người khác. Sau vài lần cố gắng, cậu đặt được hai khuỷu tay, rồi hai đầu gối, cuối cùng là hai bàn chân lên xà. Thế là cậu đứng thẳng người lên, thở dốc, nhưng nét mặt rạng rỡ chiến thắng, nhìn xuống chúng tôi. ( Theo A-MI-XI- Hoàng Thiếu Sơn dịch) Câu 1: Vì sao Nen Li được miễn tập thể dục? Câu 2: Chi tiết nào nói lên quyết tâm của Nen Li? Câu 3: Vì sao Nen li cố xin thầy tập? Câu 4: Qua câu chuyện em hiểu gì và học được gì ở Nen Li? Gợi ý trả lời Câu 1: Vì em bị tàn tật từ nhỏ Câu 2: Nen li một cách rất chật vật, mặt đỏ như lửa, mồ hôi ướt đẫm trán. Thầy giáo bảo cậu có thể xuống, cậu vẫn cố sức leo. Cậu rướn người lên, thế là nắm chặt được cái xà. Câu 3: Ni len muốn vượt qua chính mình, muốn làm được việc như các bạn. Câu 4: Em học được ý chí nghị lực, sự quyết tâm. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
  26. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên của người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình”. (Nguồn internet) Câu 1.Tìm một lời dẫn ở đoạn cuối cùng và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Câu 2.Theo em cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị? Câu 3. Ở cuối văn bản, thầy giáo khuyên học sinh: “Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình”. Em có đồng ý với ý kiến của thầy giáo không? Vì sao?
  27. Gợi ý trả lời Câu 1: Lời dẫn trực tiếp“Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình”. Câu 2: Theo em cách giáo dục của thầy giáo có điều gì thú vị: + Thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên của người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Câu 3: Ở cuối văn bản, thầy giáo khuyên học sinh: “Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình”. Em có đồng ý với ý kiến của thầy giáo .Vì trong cuộc sống không ai là không mắc sai lầm cả. Nếu mắc sai lầm điều quan tọng họ có biết sửa lỗi hay không. Bởi đối phương khi bị làm tổn thương nếu họ oán ghét và không tha thứ cho thì họ phải giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Chính bởi vậy mà lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác sẽ làm cuộc sống ta tốt hơn, nhẹ nhỏm hơn. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật ". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!". Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. (Trích Bàn tay yêu thương, NXB Trẻ, 2004) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? Câu 2: Tìm biện pháp tu từ so sánh ở đoạn cuối và cho biết kiểu so sánh gì ? Câu 3: Nêu nội dung của văn bản? Tài liệu của Nhung tây Câu 4: Bài học rút ra cho bản thân em qua câu chuyện?. GỢI Ý TRẢ LỜI:
  28. Câu 1: Phương thức biểu đạt chinh được sử dụng trong văn bản: Tự sự. Câu 2: - Khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác. - So sánh không ngang bằng Câu 3: Nội dung: Câu ca ngơi ý nghĩa lớn lao của tình yêu thương , nó sẽ là nguồn động viên an ủi để những người bất hạnh có động lực vươn lên trong cuộc sống. Câu 4: - Bài học: cần có tình yêu thương , đặc biệt là đối với những người bất hạnh. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 7 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Bàn tay yêu thương Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: “Rồi các em sẽ lại vẽ những gói quà, những li kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh ”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh tên là Đắc-gờ-lốt: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy tính biểu tượng này. Một em phán đoán :“Đó là bàn tay của bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này hẳn là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật” Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Đắc-gờ-lốt cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!” Cô giáo ngẩn ngơ. Cô thường nhớ những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Đắc- gờ-lốt ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hoá ra với Đắc-gờ-lốt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. (Trích Quà tặng cuộc sống, dẫn theo Ngữ văn 6, tập một) Câu 1: Giải nghĩa từ “biểu tượng”. Đặt một câu có sử dụng từ này ở bộ phận vị ngữ. Câu 2: Trong câu chuyện trên, nhân vật Đắc-gờ-lốt được miêu tả như thế nào? Bức tranh Đắc-gờ-lốt vẽ có gì khác lạ so với tranh của các bạn? Câu 3: Vì sao bức tranh ấy lại được coi là “một biểu tượng của tình yêu thương”? Câu 4: “Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hoá ra với Đắc-gờ-lốt, bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương”. Còn em từ câu chuyện trên, em hiểu ra điều gì? Em thấy mình cần phải làm gì khi gặp những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh bất hạnh trong cuộc sống? Gợi ý trả lời Câu 1 - Giải nghĩa “biểu tượng”: là hình ảnh sáng tạo nghệ thuật mang ý nghĩatượng trưng. - Đặt câu đúng với yêu cầu Ví dụ: Chim bồ câu là biểu tượng của hoà bình. Câu 2: Nhân vật Đắc-gờ-lốt được miêu tả qua các chi tiết: là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. - Các bạn em vẽ những gói quà, li kem hoặc những món đồ chơi mà cácbạn yêu thích, còn bức trnah em vẽ là một bàn tay. Đó là một bức tranh rất khác lạ gây tò mò cho cả lớp HS có thể viết thành đoạn hoặc thể hiện riêng từng ý, có thể có nhiều
  29. cảm nhận nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: Câu 3: Bức tranh được coi là biểu tượng của tình yêu thương vì: - Bức tranh vẽ điều mà Đắc-gờ-lốt yêu thích nhất: bàn tay cô giáo; - Bức tranh bày tỏ lòng biết ơn, tình yêu thương của Đắc-gờ-lốt tới côgiáo; - Bức tranh thể hiện tình cảm, sự dìu dắt yêu thương của cô giáo dànhcho học sinh của mình. Câu 4 HS tự do thể hiện điều ý nghĩa mà mình cảm nhận được từ câu chuyện - Việc cần làm với những người khuyết tật, những người có hoàn cảnh khó khăn là không kì thị, xa lánh; luôn cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ họ . THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU: DỌC ĐƯỜNG XỨ NGHỆ (Trích Búp sen xanh - Sơn Tùng) I. Tác giả tác phẩm a. Tác giả - Nhà văn Sơn Tùng sinh năm 1928, mất năm 2021. Tên thật của ông là Bùi Sơn Tùng. Quê ở Nghệ An. Ông là một nhà văn có nhiều tác phẩm viết về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một vài tác phẩm tiêu biểu như Búp sen xanh, Bên khung cửa sổ, Nhớ nguồn, Kỷ niệm tháng năm - Ông sớm có ý tưởng sưu tầm tìm hiểu những tư liệu về cuộc đời, gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh để viết sách lưu lại cho thế hệ sau -Là nhà văn Việt Nam với nhiều tác phẩm về lãnh tụ Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam, Tác phẩm tiêu biểu nhất là tiểu thuyết Búp sen xanh viết về cuộc đời Hồ Chí Minh. b. Tác phẩm Búp sen xanh: - Tác phẩm Búp sen xanh: là tiểu thuyết đầu tiên viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng nhất của nhà văn Sơn Tùng. Xây dựng nên hình tượng Hồ Chí Minh từ khi cất tiếng khóc chào đời tại Làng Chùa quê ngoại tới khi rời Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, tác phẩm được tác giả dày công sưu tầm tư liệu có liên quan và chấp bút trong thời gian dài, bắt đầu từ năm 1948 và hoàn thành năm 1980. Tác phẩm được nhà văn chia làm 3 chương: "Thời thơ ấu", "Thời niên thiếu" và "Tuổi hai mươi". - Đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ: Kể về tuổi thơ của Bác Hồ. Khi còn là cậu bé Nguyễn Sinh Côn, Người đã cùng anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm theo cha vào kinh thành Huế. Sau khi đỗ Phó bảng ông Sắc vinh quy về quê. Văn bản trong SGK kể chuyện người cha sau khi về quê đi thăm bạn bè và cho hai con theo cùng. + TP được nhà văn sưu tầm tư liệu và thai nghén suốt hơn 30 năm. Hoàn thành năm 1981 + Xuất bản lần đầu năm 1982 tại NXB Kim Đồng - Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử - Phương thức biểu đạt: Dọc đường xứ Nghệ là tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm - Xuất xứ - Trích tiểu thuyết Búp sen xanh - Ngôi kể: Ngôi 3 =>Tác dụng: kể khách quan, linh hoạt những sự việc và kết hợp miêu tả, biểu cảm hợp lí. - Nội dung: Tp viết về Bác Hồ từ khi còn nhỏ đến khi ra đi tìm đường cứu nước năm 1911) - Là tác phẩm văn học đầu tiên viết về những năm tháng tuổi thơ của Bác Hồ.
  30. + Bố cục Dọc đường xứ Nghệ Văn bản Dọc đường xứ Nghệ được chia thành 3 phần: - Phần 1 (từ đầu đến “không cam chịu nộp mình cho giặc”): Câu chuyện tình sử Mị Châu - Trọng Thủy và đền thờ Thục Phán - Phần 2 (tiếp theo đến “có chứa trọng quyền cao đó, con ạ”): Câu chuyện về vùng Ba Hòn và đền Qủa Sơn - Phần 3 (còn lại): Câu chuyện về đền thờ Nguyễn Du * Nội dung chính: Văn bản kể lại hành trình quan Phó bảng Sắc dẫn hai người con trai đi thăm bạn bè họ hàng dọc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh sau khi thi đỗ Phó bảng với cuộc trò chuyện về thiên nhiên, con người, văn hoá của dải đất Miền Trung. Tóm tắt: Trên đường cùng cha và anh qua địa phận Diễn Châu, cậu bé Côn hỏi cha về ngôi đền thờ Thục Phán và được cha kể cho nghe câu chuyện về Mỵ Châu – Trọng Thuỷ. Nghe xong cậu cảm kích trước cách vua Thục chém con rồi tự vẫn để giữ trọn chữ tín. Quan Phó bảng Sắc còn kể cho con nghe câu chuyện người xưa lí giải về hính dáng núi Hai Vai, núi Trống Thủng, núi Cờ Rách làm cậu bé Côn thêm thấm thía khát vọng của cha ông xưa. Khi đi qua đền Quả Sơn, cậu bé Côn rất thắc mắc về sự uy nghi của ngôi đền và công trạng của vị quan được thờ. Ông Sắc đã kể lại cho các con nghe công trạng của Uy Minh hầu Lí Nhật Quang giúp con không chỉ biết rõ hơn về vị tướng mà còn hiểu ra ý nghĩa sâu xa trong câu vè dân gian bà ngoại từng đọc cho nghe. Hai anh em Khiêm, Côn được cha dẫn qua nhiều nơi có phong cảnh đẹp, những di tích lịch sử của Nghệ An rồi qua Hà Tĩnh, thăm mộ cụ Nguyễn Du. Côn tần ngần không hiểu vì sao người tài thơ văn như vậy mà không được lập đền thờ, còn kẻ ăn trộm bị đánh chết thì lại có miếu thờ thật trang nghiêm II. NỘI DUNG 1. Cụ Phó bảng a. Có vốn hiểu biết sâu rộng. - Đi đến đâu cũng kể cho các con nghe về các truyền thuyết gắn với các địa danh lịch sử - Giải thích các địa danh gắn với các sự kiện lịch sử của dân tộc. b. Giáo dục các con về tình yêu quê hương đất nước - Đền thờ Thục Phán An Dương Vương: Phó bảng dạy các con là người thì phải biết giữ trọn khí tiết giống như vua Thục Phán nhận ra lỗi lầm của mình khiến đất nước rơi vào tay giặc đã tự kết liễu đời mình chứ không chịu đầu hàng trước quân giặc. - Khi giải thích cho con về hòn Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách: muốn nói với các con nhân dân chính là những người đã tạo nên tên núi sông, đất nước, nhân dân luôn có những ước vọng cao đẹp. - Đền Quả Sơn thờ quan Lý Nhật Quang: ông Phó đã giải thích cho các con hiểu không phải quan nào cũng là quan tham có rất nhiều vị quan tốt bụng, giúp đỡ dân mang tới lợi ích cho nhân dân. - Thăm mộ Đại thi hào Nguyễn Du: Lan tỏa tới các con tinh thần yêu văn chương, nghệ thuật → Qua đó, thấy được cụ Phó bảng là người vừa có trí tuệ, tài năng, lại có tinh thần yêu quê hương đất nước sâu sắc. Cụ giáo dục anh em Khiêm và Côn từ chính những câu chuyện giản dị về quê hương, từ những con người con người cống hiến cho quê hương đất nước để lan tỏa tình yêu nước tới hai anh em. 2. Cậu bé Nguyễn Sinh Côn (Chủ tịch Hồ Chí Minh) a. Ham học hỏi tìm hiểu - Đến đâu cậu bé cũng hỏi cha về các địa danh lịch sử các ngọn núi con sông. - Sau mỗi câu chuyện cha kể cậu bé lại tự rút ra những bài học
  31. b. Tinh thần dân thể hiện trong lời nói và suy nghĩ: - Khi nghe cha kể về tình sử Mỵ Châu, Trọng Thủy + Nhận ra được âm mưu, toan tính của nhà Thục + Sự cả tin và coi trọng chữ tín của vua An Dương Vương và Mỵ Châu đã dẫn đến cơ sự đất nước rơi vào tay giặc. + Nhận ra Vua nhà Thục vẫn là người đáng tôn trọng vì có khí tiết → Cậu bé còn nhỏ tuổi nhưng đã hiểu được những vấn đề lớn lao của dân tộc. 3. Đánh giá + Nghệ thuật: - Sử dụng ngôi kể thứ ba với các tình tiết, diễn biến hợp lí. - Xây dựng nhân vật thông qua ngôn ngữ đối thoại, hành động, suy nghĩ giúp nhân vật hiện lên sinh động, chân thực, có chiều sâu. - Kết hợp kể, tả và bộc lộ cảm xúc suy nghĩ Giúp câu chuyện hấp dẫn, gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa. + Nội dung: - Văn bản kể lại hành trình anh em Khiêm, Côn được cha dẫn qua những nơi của Nghệ An, Hà Tĩnh. - Qua đó, tác giả tái hiện sinh động chân thực chân dung cậu bé Côn với những quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm và suy nghĩ sâu sắc trước mọi cảnh sắc và câu chuyện trong cuộc sống; đồng thời phần nào giúp người đọc cảm nhận được tình cảm yêu thương, cách dạy đạo lí của Quan Phó bảng Sắc với các con và tấm lòng của ông với quê hương mình - VB cũng thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng và biết ơn của tác giả với những vẻ đẹp và giá trị lịch sử văn hoá của vùng đất xứ Nghệ nói riêng và của cả dân tộc nói chung. III. LUYỆN TẬP 1. Dạng bài tập trắc nghiệm Câu 1: Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ 2 C. Ngôi thứ 3 D. Ngôi thứ 4 Câu 2: Văn bản Dọc đường xứ nghệ thuộc thể loại A. Truyện ngắn B. Truyện dài C. Truyện kí D. Tiểu thuyết lịch sử Câu 3: Ý nghĩa các địa danh được nhắc tới trong văn bản A. Nhắc nhở về truyền thống lịch sử B. Khơi gợi tinh thần yêu nước C. Hình dung về nguồn gốc hình thành và thể hiện khát vọng của con người. D. Cả ba nội dung trên Câu 4: Tính cách và tâm hồn cậu bế Côn được thể hiện như thế nào qua văn bản A. Côn là cậu bé có tâm hồn lương thiện và suy nghĩ thấu đáo, lo xa về những việc trọng đại. B. Nhân vật Côn có tính cách ngoan ngoãn, hiếu học. C. Cậu bé Côn là người coi trọng lịch sử D. Cả 3 nội dung trên đều đúng 2. Dạng Đọc hiểu ngữ liệu SGK PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Thưa cha, con muốn được cha chỉ bảo chúng con về sự tích ngôi đền ni, về tên của các hòn núi kia, trông lạ mắt quá cha ạ.
  32. Thấy con ham muốn tìm hiểu về cội nguồn, ông Sắc bước đến bên gốc cây tùng già, giở cơm nắm cho hai con ăn. Dưới bóng cây cổ thụ, ba cha con quan Phó bảng cùng nhìn về phía núi non biêng biếc trải tận chân trời xa, ông kể cho con nghe trọn câu chuyện tình sử My Châu - Trọng Thuỷ. Côn ngạc nhiên hỏi cha: - Thành Cổ Loa ở mãi tận đâu, thưa cha? Cha chưa đi tới đó, nhưng cha đọc sách thấy xa xa lắm, con ạ. Khiêm lắc đầu, giọng hơi kéo dài: - Người đời xưa có lẽ họ bịa chuyện chứ nàng Mỵ Châu kiếm đâu cho đủ lông ngỗng mà rải khắp con đường dài ấy cha? Ông Sắc cười. Côn nói, vẻ thán phục: Chuyện Mỵ Châu – Trọng Thuỷ hay tuyệt, tài tình lắm. Con nhận thấy vua nhà Triệu nước Tàu nham hiểm ghê gớm. Chàng Trọng Thuỷ ngoan ngoãn làm theo mẹo của cha bày đặt. Còn vua nhà Thục nước ta lại trọng chữ tín, thành thật muốn hai nước ở kề nhau có hoà hiếu để dân được sống yên ổn làm ăn. Nhưng vua nước ta lại không đề phòng sự gian giảo, bội ước của vua nhà Triệu. Nàng My Châu lại ruột để ngoài da. Cha vậy, con vậy thì giữ nước làm sao được? Nhưng câu chuyện lại cho thấy điều đáng trọng, không khinh được của vua Thục là: Người đã phải tự chém con gái mình và tự xử án mình bằng hành động nhảy xuống biển về tội để mất nước chứ không cam chịu nộp mình cho giặc. Câu 1: Cho biết tên văn bản và tác giả của đoạnvăn trên? Câu 2: Đoạn văn trên kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng? Câu 3: Những câu hỏi về các sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé như thế nào? Câu 4: Cách giáo dục con của cụ phó bảng cho thấy ông là người như thế nào? Gợi ý trả lời Câu 1: Văn bản Dọc đường xứ Nghệ của Sơn Tùng Câu 2: Câu chuyện được kể theo ngôi kể thứ ba. Ngôi kể này có tác dụng giúp người nghe kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật Câu 3: Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy Côn là cậu bé có tâm hồn yêu quê hương đất nước, ham muốn tìm hiểu về cội nguồn gốc gác. Câu 4: Cụ Phó bảng giáo dục con tu dưỡng làm người thông qua các bài học lịch sử của ông cha. Cách giáo dục và chỉ bảo con của cụ cho thấy cụ Phó bảng là một người yêu nước, am hiểu lịch sử nước nhà. Cụ luôn điềm tĩnh và nhẹ nhàng, dẫn dắt con vào các câu chuyện lịch sử để từ đó rút ra bài học làm người PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Quan Phó bảng Sắc hơi sững sờ nhìn hai con, nhìn ngôi đền thờ Thục Phán: - Con nói đúng. Nước có lúc thịnh, lúc suy. Đó là điều thường thấy trong trời đất. Nhưng con người ta lại phải biết giữ trọn khí tiết. Vua Thục Phán thuộc loại đó. Con hãy để ý về phong cảnh núi non, đền đài. Con vừa hỏi cha về hòn núi kia giống một người cụt đầu. Người ta thường gọi nó là hòn Hai Vai hoặc là núi “Tướng quân rơi đầu” đó con ạ. Còn phía xa xa kia là hòn Trống Thủng. Từ hòn Trống Thủng, một dãy núi dài dằng dặc sát chân trời, đó là núi Cờ Rách. Hai mắt Côn chơm chớp nhìn theo hướng tay chỉ của cha. Khiêm thì ngạc nhiên thốt lên:
  33. - Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nớ hẳn là mắt tiên, cha nhể? - Từ lòng người mà suy ngẫm ra con ạ. Người ta còn gọi vùng núi ấy là vùng Ba Hòn. Theo chuyện kể từ hồi xửa hồi xưa thì nước ta có giặc từ phương Bắc tràn vào, dân ở khắp miền đất nước ta nhất tề đứng dậy chống giặc giữ nước. Từ vùng Nghệ Tĩnh ni có một vị tướng kéo đại binh ra Bắc đánh dư trăm trận, chẳng may trong một trận giáp chiến, con ngựa của ông vấp phải cọc, quy chân trước, bọn giặc xúm lại, ông bị một lát đại đao đi qua cổ, đầu rơi xuống đất. Ông nhoại người ra lấy được đầu lắp lên cổ và phi ngựa mở đường máu chạy trở về. Quân sĩ của ông cũng kéo cờ mở trống về theo. Trên đường về, vị tướng này đã gặp một ông lão tại phía bắc sông Mã (Thanh Hoá). Vị tướng dừng ngựa, hỏi: - Thưa ông, từ xưa đã có người nào bị chặt đầu, lại chắp lên cổ được không? - Thưa tướng quân, sống được ạ. Vị tướng lại thúc ngựa phi về tới Diễn Châu, quân sĩ bủa ra tận vùng Yên Thành. Vị tướng gặp một bà già ở phía nam sông Bùng liền hỏi: - Thưa cụ, xưa nay có người nào bị chặt đầu, lại tự mình chặp vào cổ mà vẫn sống được không? Bà cụ lắc đầu: - Loài quỷ, loài yêu tinh thì mới có thể bị chặt đầu này mọc ra đầu khác, còn loài người thì nếu bị chặt đầu là chết. Bà cụ vừa nói dứt lời, đầu vị tướng quân rơi xuống đất. Và ông đã hoá thành hòn núi Hai Vai. Ngựa của ông chạy thêm một đoạn lên vùng Yên Thành, hoá núi Mã Phục, tại làng Yên Mã. Trống, cờ cũng hoá thành núi Trống Thủng, núi Cờ Rách (Trích Dọc đường xứ Nghệ SGK Văn 7 kì I) Câu 1: Đọan truyện trên giúp em hiểu gì về nhân vật cậu bé Côn? Câu 2: Tại sao đang nói chuyện Thục Phán – An Dương Vương, nhân vật quan bảng lại chuyển sang nói về núi non quê hương với những hòn Hai Vai, Trống Thủng, núi Cờ Rách, ? Câu 3: Bài học mà nhân vật quan Phó bảng muốn nhắn nhủ hai con ở đây là gì? Gợi ý trả lời Câu 1: Cậu bé có tinh thần trọng nghĩa khinh tài, có cái nhìn lịch sử khách quan, tỉnh táo và trên hết là tấm lòng yêu nước, thương dân sớm hình thành từ truyền thống quê hương, gia đình ở cậu bé Côn. Câu 2: Đang nói chuyện Thục Phán – An Dương Vương, quan Phó bảng lại chuyển sang nói về núi non quê hương với những hòn Hai Vai, Trống Thủng, núi Cờ Rách, là có ý muốn con mình hướng tới câu chuyện quê hương, nhớ tới những sự tích oai hùng của nhân dân mình hiện vẫn để lại dấu tích ngay trên quê hương, đất nước. Câu 3: Bài học mà quan Phó bảng muốn nhắn nhủ hai con ở đây là cha ông mình một thời đã anh dũng, bất khuất, không chịu sống quỳ, luôn giữ trọn khí tiết, thà chết núi “Tướng quân rơi đầu” Còn phía xa xa kia là hòn Trống Thủng, là núi trong chứ không sống đục nên “hòn núi kia giống một người cụt đầu là Cờ Rách.”. Mỗi địa danh đều là sự tích về sự thất thủ, hi sinh nhưng luôn “giữ trọn khí tiết”. 3. Dạng viết ngắn Bài 1: Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ gợi cho em suy nghĩ gì về các nhân vật trong truyện? Bài tham khảo 1
  34. Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em hoài niệm về các câu chuyện, danh nhân lịch sử đã được học trong các tiết lịch sử. Cách kể chuyện và dạy con của cụ Phó bảng khiến em thêm biết ơn thế hệ cha anh đi trước và tự hào về truyền thống dân tộc. Từ đó suy nghĩ về cách tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để trở thành một công dân có ích, sau này tiếp bước ông cha xây dựng và kiến thiết đất nước thêm tươi đẹp. Bài tham khảo 2: Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ về những địa danh (núi Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách, đền thờ Thục Phán ), những nhân vật lịch sử (Lý Nhật Quang), cách đối đãi ứng xử đối với nhân dân, với con người xung quanh. Bên cạnh đó còn gợi cho em về một phương pháp giáo dục hữu ích đó là học thông qua trải nghiệm, học bằng phương pháp thảo luận. Câu 2: Suy nghĩ của em sau khi đọc văn bản "Dọc đường xứ Nghệ" Bài tham khảo số 1 Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ về những địa danh (núi Hai Vai, hòn Trống Thủng, núi Cờ Rách, đền thờ Thục Phán ), những nhân vật lịch sử (Lý Nhật Quang), cách đối đãi ứng xử đối với nhân dân, với con người xung quanh. Bên cạnh đó còn gợi cho em về một phương pháp giáo dục hữu ích đó là học thông qua trải nghiệm, học bằng phương pháp thảo luận. Bài tham khảo số 2 Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ về quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Qua lời kể chuyện và dạy con của cụ Phó bảng khiến em thêm biết ơn thế hệ cha anh đi trước và tự hào về truyền thống dân tộc. Cũng từ đó, em văn bản gợi cho em suy nghĩ về việc cha ông ta đã bảo vệ đất nước từ ngàn xưa, con cháu ta ngày nay phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ đất nước THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT (Ngôn ngữ các vùng miền) I. Lí thuyết 1. Từ địa phương a. Từ địa phương là những từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định. Ví dụ: Từ “mẹ” là từ toàn dân, nhưng người ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh thì gọi là “mệ”, người ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị thì gọi là “mạ”, người ở các tỉnh Nam Bộ thì gọi là “má”, người ở các tỉnh Trung du Bắc Bộ thì gọi là “bầm”, người ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ thì gọi là “u”. => Như vậy các từ: mệ, mạ, má, u, bầm là những từ địa phương. b. Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân có thể có những quan hệ như sau: * Từ ngữ địa phương không có từ ngữ toàn dân tương đương Ví dụ: chôm chôm, măng cụt Đó là những từ ngữ biểu thị các sự vật, hiện tượng chỉ có ở địa phương đó. Các từ ngữ này dễ dàng trở thành các từ ngữ toàn dân có sự giao lưu rộng rãi giữa các vùng miền. * Từ ngữ địa phương có từ ngữ toàn dân tương đương. Ở đây xảy ra hai trường hợp: - Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương đương nhau hoàn toàn: mè – vừng, trốc – đầu - Từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương đương nhau không hoàn toàn: + hòm (từ ngữ địa phương Nghệ-Tĩnh) có các nghĩa khác nhau, ở nghĩa trong “hòm đạn, “hòm phiếu”, nó tương đương với từ “hòm” toàn dân; còn ở nghĩa hòm là “quan tài”, nó không tương đương với từ “hòm” toàn dân.
  35. => Cần lưu ý cả trường hợp có những từ ngữ địa phương đồng âm với từ ngữ toàn dân nhưng nghĩa khác nhau: “mận” (từ địa phương Nam Bộ) chỉ cây doi, quả doi c. Phân loại từ địa phương - Theo vùng miền, từ địa phương được chia làm 3 loại là: + Từ ngữ địa phương Bắc Bộ: bố, mẹ, bát, béo, cốc, chăn, cơm rang, dọc mùng, dứa, hoa, + Từ ngữ địa phương Trung Bộ: mi – mày, tau – tao, chủi – chổi, đọi – bát, tru – trâu, bổ – ngã, mần – làm, vô – vào, mô – đâu / nào, + Từ ngữ địa phương Nam Bộ: ba, má, bạc hà, chả lụa, chảnh, bắp, trễ, nói xạo, xỉn, - Theo ý nghĩa, từ địa phương được chia làm 2 loại: + Từ ngữ địa phương có nghĩa tương ứng với nghĩa của từ toàn dân: tô – bát, tê – kia, honda - xe máy, xỉn – say, trứng gà – hột gà, xà bông – xà phòng, + Từ đồng âm nhưng khác nghĩa so với từ toàn dân: cậu (nghĩa toàn dân là em trai của mẹ, nghĩa địa phương là anh trai của mẹ), té (nghĩa toàn dân là hắt nước, nghĩa địa phương là ngã), râu (nghĩa toàn dân chỉ một bộ phận trên cơ thể, nghĩa địa phương là trâu), lái (nghĩa toàn dân chỉ hành động điều khiển các phương tiện vận tải đi đúng hướng, nghĩa địa phương là lưới – vật thường dùng để ngăn chắn hoặc đánh bắt cá), II. Thực hành tiếng Việt Bài 1. Tìm và giải thích nghĩa của các từ địa phương trong những câu dưới đây (ở đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng của Đoàn Giỏi). Các từ đó được sử dụng ở vùng miền nào và chúng có tác dụng gì trong việc phản ánh con người, sự vật? a. Tía thấy con ngủ say, tía không gọi. b. Điều đó, má nuôi tôi quả quyết c. Chú em cầm hộ lọ muối chỗ vách kia đưa giùm qua chút! d. Bả không thua anh em ta một bước nào đâu. Gợi ý trả lời: - Tìm và giải thích nghĩa: a. Tía: bố b. má: mẹ Tài liệu của Nhung tây c. vách: tường d. bả: bà ấy - Các từ địa phương trên được sử dụng ở Nam Bộ. - Tác dụng: Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách của nhân vật. Bài 2. Những từ nào trong các câu dưới dây là từ địa phương? Chúng được sử dụng ở vùng miền nào? Giải thích nghĩa của các từ địa phương đó và nêu tác dụng của việc sử dụng chúng trong đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ” của Sơn Tùng. a. Ai tưởng tượng ra đầu tiên hình dáng các hòn núi nớ hẳn là mắt tiên, cha nhể? b. Đền ni thờ một ông quan đời nhà Lý đó, con ạ. c. Việc đời đã dớ dận, mi lại “thông minh” dớ dận nốt. Gợi ý trả lời: - Từ ngữ địa phương: a. nớ: kia; nhể: nhỉ b. ni: này c. dớ dận: vớ vẩn; mi: mày - Chúng được sử dụng ở Nghệ An (miền Trung). - Tác dụng: Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách của nhân vật. Bài 3. Viết đúng và luyện phát âm một số từ có đặc điểm sau:
  36. a. Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v: - l, ví dụ: lo lắng, lạnh lùng, - n, ví dụ: no nê, nao núng, - v, ví dụ: vội vàng, vắng vẻ, b. Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t: - n , ví dụ: bàn bạc, bền bỉ, ngăn cản, - t , ví dụ: bắt bớ, luật lệ, buốt giá, c. Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã : - Thanh hỏi , ví dụ: tỉ mỉ, nghỉ ngơi, - Thanh ngã , ví dụ: nghĩ ngợi, mĩ mãn Bài 4: Tìm các từ địa phương trong các câu sau và diễn đạt lại bằng từ ngữ toàn dân: 1. Nó giả vờ nghểnh cổ như phân bua: Ủa! Chớ con giun đâu mất rồi hè? (Võ Quảng) 2. Một em bé gái bận bộ quần áo bằng xa-tanh màu đỏ, tóc tết quả đào, chân mang đôi hài vải đen bước ra, cúi chào khán giả. (Đoàn Giỏi) 3. Sáng giăng chia nửa vườn chè Một gian nhà nhỏ đi về có nhau Vì tằm tôi phải chạy dâu Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay. (Nguyễn Bính, Thời trước) 4. Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? (Hàn Mặc Tử) 5. Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu! Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe! (Tố Hữu) 6. Chuối đầu vườn đã lổ Cam đầu ngõ đã vàng Em nhớ ruộng nhớ vườn Không nhớ anh răng được (Trần Hữu Chung) 7. Trên mấy nhà sàn buồn tênh, ba bốn bà ké nhìn ra, nhớ những ngày vui của các đồng chí đóng tại nhà mình. (Nguyễn Huy Tưởng) 8. Ngọt thơm sau lớp vỏ gai Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng Mời cô, mời bác ăn cùng Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà
  37. (Phạm Hổ) 9. Gan chi gan rứa, mẹ nờ? Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai? Chẳng bằng con gái, con trai Sáu mươi còn một chút tài đò đưa Tàu bay hắn bắn sớm trưa Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò (Tố Hữu) 10. Con bé thấy lạ quá, nó chợp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên; “Má! Má”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy. (Nguyễn Quang Sáng) 11. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! (Nguyễn Quang Sáng) 12. Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra [ ] (Nguyễn Quang Sáng) 13. Xuống bến, nó nhảy xuống xuồng, mở lòi tói cố làm cho dây lòi tói khua rổn rảng, khua thật to, rồi lấy dầm bơi qua sông. (Nguyễn Quang Sáng) 14. Còn anh, anh không kìm được xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. (Nguyễn Quang Sáng) 15. Nhà chúng tôi ở cạnh nhau, gần vàm kinh nhỏ đổ ra sông Cửu Long. (Nguyễn Quang Sáng) 16. Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay. Ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi (Trịnh Công Sơn) 17. Yêu hoa sầu đâu không để vào đâu cho hết, nhớ hoa sầu đâu ở quê hương ta không biết mấy mươi. (Đoàn Giỏi) 18. Gà bà Kiến là gà trống tơ, lông đen, chân chì, có bộ giò cao, cổ ngắn (Võ Quảng) 19. Con lớn tính điềm đạm, mới mười hai tuổi mà nói năng như người lớn, nó ăn uống từ tốn, biết nhường phần ngon cho em. Thằng thứ ba, mười tuổi, thắng liếng khỉ nhất nhà, thích làm giàng thun bắt chim, nó chan húp lia lịa. (Nguyễn Sáng) 20. Đứa con gái thứ tư, tám tuổi, người mảnh khảnh, mắt sáng, môi mỏng, miệng nói tía lia, nó gắp từng miếng cá nhỏ, ăn nhỏ nhẻ như mèo. (Nguyễn Sáng) Bài 5. Tìm các từ địa phương mà em biết tương ứng với từ toàn dân: tao, mày, nó Bài 6. Những từ ngữ sau đây là từ ngữ địa phương, em hãy tìm những từ ngữ tương đương trong vốn từ toàn dân: a. Từ địa phương Bắc Bộ: giăng, thấm chớp, thâu róm. b. Từ địa phương Trung Bộ: nác, tru, nỏ, thẹn.
  38. c. Từ địa phương Nam Bộ: anh hai, bàn ủi, cây viết, chả lụa, đậu phộng, hột gà. Bài 7. Trong các từ đồng nghĩa: cọp, khái, hổ từ nào là từ địa phương từ nào là từ toàn dân? Vì sao? Bài 8. Đọc bài thơ sau đây của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi tặng vợ và cho biết bài thơ này gợi cho em những cảm nghĩ gì xung quanh vấn đề từ ngữ địa phương và việc sử dụng từ ngữ địa phương. Cái gầu thì bảo cái đài Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi Chộ tức là thấy em ơi Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em. Thích chi thì bảo là sèm Nghe ai bảo đọi thì đem bát vào Cá quả lại gọi cá tràu Vo trốc là bảo gội đầu đấy em Nghe em giọng Bắc êm êm Bà con hàng xóm đến xem chật nhà Răng chưa sang nhởi nhà choa Bà o đã nhốt con ga trong truồng Em cười bối rối mà thương Thương em một lại trăm đường thương quê Gió lào thổi rạc bờ tre Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn Chắt từ đá sỏi đất cằn Nên yêu thương mới sâu đằm đó em. (Báo Văn nghệ, số 28/ 2006) Bài 9. Đọc đoạn trích sau (trong bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu) và chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì? Gan chi gan rứa, mẹ nờ? Mẹ rằng: Cứu nước, mình chờ chi ai? Chẳng bằng con gái, con trai Sáu mươi còn một chút tài đò đưa Tàu bay hắn bắn sớm trưa Thì tui cứ việc nắng mưa đưa đò Ghé tai mẹ, hỏi tò mò: Cớ răng ông cũng ưng cho mẹ chèo? Mẹ cười: Nói cứng, phải xiêu Ra khơi ông còn dám, tui chẳng liều bằng ông! Nghe ra ông cũng vui lòng Tui đi, còn chạy ra sông dặn dò: “Coi chừng sóng lớn, gió to Màn xanh đây mụ, đắp cho kín mình!” Bài 10. Tìm một số biệt ngữ xã hội mà em biết, giải thích nghĩa của những từ đó và đặt câu.
  39. ĐÁP ÁN Bài 4: 1. ủ, hè Ôi, vậy 2. - bận: mặc - mang: đi 3. - Giăng: trăng 4. - bắp: ngô 5.- đon: bó - bầm: mẹ 6. lổ: trổ (Đây là những từ thuộc phương ngữ Trung Bộ. Khi sử dụng, nó đã làm tăng tính địa phương của tác phẩm) răng: sao 7. - bà ké: bà mẹ ("Bà ké" gợi cho ta hình ảnh bà mẹ người dân tộc thiểu số Việt Bắc. Trong kháng chiến, những người mẹ đó không quản ngại hy sinh, gian khổ giúp bộ đội trên đường hành quân đi chiến dịch) 8. - Sầu riêng: không có từ toàn dân thay thế 9. - chi: sao - rứa: thế - nờ: ơi - hắn: nó - tui: tôi 10. - má: mẹ 11. - Nói trổng: nói trống không - Vô: vào 12. - Ba: bố 13. - Lòi tói: dây thừng 14. - Vết thẹo: vết sẹo 15. - Vàm kinh: cửa kênh 16. - Vô: vào 17. - sầu đâu: hoa xoan 18- giò: chân 19. - liếng khỉ: nghịch ngợm - giàng thun: sung cao su 20. - tía lia: liến láu Bài 5. - tao: tui, tau, ta - mày: mi, o - nó: hắn Bài 6. Từ toàn dân tương ứng với: a. Từ địa phương Bắc Bộ: giăng - trăng; thấm chớp - sấm chớp, thâu róm - sâu róm. b. Từ địa phương Trung Bộ: nác - nước, tru - trâu, nỏ - không, thẹn - xấu hổ c. Từ địa phương Nam Bộ: anh hai - anh cả; bàn ủi - bàn là; cây viết - cây bút; đậu phộng – lạc; hột gà - trứng gà . Bài 7. Gợi ý: “Khái" là từ địa phương miền Trung Trung Bộ, cọp là từ toàn dân, hổ là từ toàn dân.
  40. Bài 8. - Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi quê ở Nghệ An. Vợ nhà thơ là người miền Bắc. Trong bài thơ này, có nhiều từ ngữ địa phương Nghệ – Tĩnh đã được tác giả giải thích bằng từ ngữ toàn dân. Nhưng có mấy từ ngữ tác giả không giải thích. Đó là từ răng có nghĩa là sao (từ nghi vấn), nhởi (chơi), choa (đại từ ngôi thứ nhất, tự xưng đối với người ngang bậc hoặc ở bậc dưới), o (chị hoặc em gái của cha), ga (gà), truồng (chuồng). - Qua bài thơ, em cảm nghĩ như thế nào về tình cảm của con người đối với tiếng nói của quê hương; về những khó khăn trong việc giao tiếp do tiếng địa phương gây ra và tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ văn hoá ngôn ngữ, nâng cao sự hiểu biết về từ ngữ toàn dân để mọi người ở các địa phương có thể hiểu nhau dễ dàng hơn. Bài 9. - Trong đoạn trích bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu có các từ địa phương là: chi, rứa, nờ, tui, cớ, răng, ưng, mụ. - Đó là các từ thuộc phương ngữ Trung, phổ biến ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế (vùng Bắc Trung Bộ) - Tác dụng của việc sử dụng các từ địa phương này trong đoạn thơ: góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh một vùng quê và tình cảm, suy nghĩ, tính cách của người mẹ trên vùng quê ấy; làm tăng sự sống động, gợi cảm cho tác phẩm. Bài 10. + Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát) + Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liệu), học gạo (học nhiều, không còn chú ý đến việc khác) Đặt câu: Ví dụ: Con lông trì và con lông cảo bắt đầu vào chầu hai. Bài 11. Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc. Gợi ý: Trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” có sử dụng nhiều từ ngữ địa phương. Có thể kể đến một số từ như tía, má, vách, bả Việc sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, giúp cho tác phẩm mang đậm chất Nam Bộ và phù hợp với nội dung của tác phẩm. Ngoài ra, các từ ngữ địa phương cũng sẽ góp phần thể hiện tính cách nhân vật một cách chân thực, sống động hơn. Tài liệu của Nhung tây Bài 12: Viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc. Gợi ý Trả lời Trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng, tác giả Đoàn Giỏi đã sử dụng các từ ngữ địa phương Nam Bộ rất phù hợp với nội dung được đề cập đến. Cụ thể, văn bản được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Những từ ngữ Nam Bộ đã góp phần tạo nên một không gian Nam Bộ sống động, chân thật. Nói cách khác, là hình thức ngôn ngữ và nội dung được đề cập hoàn toàn phù hợp, bổ trợ cho nhau. Nếu như Đất rừng phương Nam được viết bằng từ ngữ toàn dân, chắc chắn người đọc sẽ không khỏi thắc mắc tại sao viết về phương Nam mà tác giả lại không có chút am hiểu nào về từ ngữ địa phương nơi đây. Điều đó hẳn sẽ không thể tạo được thành công cho tác phẩm Đất rừng phương Nam như nó vốn có. Câu 13: Viết một đoạn văn em đã được học và đọc nêu tác dụng về việc sử dụng ngôn ngữ địa phương.