Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Ân (Có đáp án)

doc 2 trang thaodu 7760
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Ân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_7_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi khảo sát chất lượng học kì I môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Nghi Ân (Có đáp án)

  1. ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1 (3điểm): Cho đoạn thơ sau: “ Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây Bỗng nghe dâng cả nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượi Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới. Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông Tình Bắc Nam chung chảy một dòng Không ghềnh thác nào ngăn cản được Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mong ước Tôi sẽ về sông nước của quê hương Tôi sẽ về sông nước của tình thương.” ( Trích: Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh) a/ Phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên? b/ Nêu nội dung của đoạn thơ? c/ Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ? Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Câu 2 (7điểm): Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh ( ngữ văn 7 – tập 1) ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2016-2017 MÔN NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1 (3điểm): Cho đoạn thơ sau: “ Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây Bỗng nghe dâng cả nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượi Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới. Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông Tình Bắc Nam chung chảy một dòng Không ghềnh thác nào ngăn cản được Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mong ước Tôi sẽ về sông nước của quê hương Tôi sẽ về sông nước của tình thương.” ( Trích: Nhớ con sông quê hương của Tế Hanh) a/ Phương thức biểu đạt chính của khổ thơ trên? b/ Nêu nội dung của đoạn thơ? c/ Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ? Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Câu 2 (7điểm): Cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh ( ngữ văn 7 – tập 1)
  2. Đáp án: Câu 1(3đ): Đọc kĩ đoạn thơ và trả lời câu hỏi bên dưới: a/ Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: - Biểu cảm. (0,5đ) b/ Nội dung của đoạn thơ: Thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết và niềm hy vọng giải phóng quê nhà, thống nhất đất nước.(1đ) c/ Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ: - Tôi sẽ. (0,5): - Viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó . Điệp ngữ “tôi sẽ ” lặp lại như một điệp khúc của nỗi nhớ nhung tràn đầy niềm hi vọng. Đặc biệt trong nỗi nhớ ấy là hình ảnh con sông quê và cả nỗi nhớ Miền Nam cùng với sự quyết tâm giải phóng quê nhà ,thống nhất đất nước.(1đ) Câu 2: (7đ ) Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh ( ngữ văn 7 – tập 1) Về hình thức - Bài viết đúng thể loại văn biểu cảm: tình bà cháu trong bài Tiếng gà trưa (0,5đ) - Bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. (0,5đ) Về Nội dung: + Mở bài: nêu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ, đối tượng, biểu cảm, cảm xúc. (0,5đ) + Thân bài: học sinh biểu cảm được hai ý sau. Ý 1 (3,5đ): tình yêu thương sâu nặng, thiết tha của bà dành cho cháu : - Trên đường hành quân, nghe âm thanh tiếng gà trưa khơi dậy biết bao kỷ niệm về tình bà cháu (0,5đ) - Tuổi thơ của cháu được bao bọc che chở của bà (0,5đ) - Tuổi thơ của cháu được người bà nuôi nấng lớn khôn (1đ) + Cảm động biết bao hình ảnh bàn tay nhăn nheo của bà soi trứng (0,5) + Những đêm đông giá rét, bà thấp thỏm, lo lắng cầu nguyện cho đàn gà nhanh lớn, bán gà mua cho cháu quần áo mới tết đến xuân về (0,5 đ) + Bộ quần áo mới của cháu là công lao vất vả, và niềm hạnh phúc bà cho cháu niềm vui (0,5đ) Ý2 (3đ): - Nỗi nhớ thương, lòng biết ơn sâu nặng của người cháu dành cho bà thật cảm động - Nỗi nhớ thương bà + Cháu nhớ đàn gà đẹp như trong tranh của bà, nhớ những quả trứng hồng.(0,5đ) + Cháu nhớ lời mắng yêu của bà .(0,5) + Cháu nhớ cả nỗi lo và nhiều mơ ước thầm lặng trong lòng bà.( 0,5) - Thương bà và lòng biết ơn của cháu + Càng nhớ bà, cháu lại càng thương bà, thấm thía công lao nuôi dưỡng của bà ( 0,5đ) + Cháu chiến đấu hôm nay vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng, vì bà yêu quý.(0,5)  Bà là nguồn động lực để giúp cháu vượt qua mọi khó khăn để sống xứng đáng với tình yêu của bà. (0,5đ) Kết bài: khẳng định về tình bà cháu (0,5đ)