Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022

docx 3 trang Hoài Anh 27/05/2022 3520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_danh_gia_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_7_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022

  1. TRƯỜNG THCS BẢO LÝ MA TRẬN ĐỀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI Năm học 2021 - 2022 Môn: NGỮ VĂN 7 THIẾT LẬP MA TRẬN Cấp độ Vận dụng Cộng Thông Nhận biết hiểu Cấp độ Cấp độ Chủ đề thấp cao Phần 1 - Nhận biết được - Thái độ, Đọc – hiểu phương thức biểu tình cảm của đạt của đoạn văn đã tác giả được cho. gửi gắm - Nhận biết trạng trong đoạn ngữ được sử dụng trích trong câu. - Tác dụng - Nhận biết biện của trạng pháp tu từ được sử ngữ tìm được dụng trong câu văn - Tác dụng đã cho. của biện pháp tu từ Số câu Số câu: 1,5 Số câu: 1,5 Số câu: 3 Số điểm Số điểm: 1,5 Số điểm: 1,5 Số điểm: 3 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 30% Phần 2 - Viết bài Tạo lập văn chứng văn bản minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 7 Số điểm: 7 Tỉ lệ % Tỉ lệ: 70 % Tỉ lệ: 70 % Số câu Số câu:1,5 Số câu: 1,5 Số câu: 1 Số câu: 4 Số điểm Số điểm: 1,5 Số điểm: 1,5 Số điểm: 7 Số điểm: Tỉ lệ % Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ:15% Tỉ lệ: 70 % 10 Tỉ lệ: 100 %
  2. TRƯỜNG THCS BẢO LÝ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI Năm học 2021 - 2022 Môn: NGỮ VĂN 7 (Thời gian: 90 phút không kể thời gian giao đề) Phần I. ĐỌC – HIỂU: ( 3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao !” (“ Đức tính giản dị của Bác Hồ”- Phạm Văn Đồng) Câu 1 (1 điểm) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Thái độ, tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn ? Câu 2 (1 điểm) Xác định trạng ngữ trong câu sau: “Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ” .Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho nội dung gì của câu? Câu 3 (1 điểm) Câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó ? Phần II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm) Câu 1 (7,0đ) Viết bài văn chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim
  3. TRƯỜNG THCS BẢO LÝ HƯỚNG DẪN CHẤM TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II Năm học 2021 - 2022 Môn: NGỮ VĂN 7 PHẦN I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm) Câu 1 (1 điểm ) - Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt: Nghị luận. 0,5 đ - Thái độ tình cảm của tác giả được gửi gắm trong đoạn văn: Kính trọng khâm phục ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ 0,5 đ Câu 2 ( 1 điểm ) - Trạng ngữ: Ở việc làm nhỏ đó - Bổ sung nội dung về nơi chốn Câu 3 ( 1 điểm ) - Câu: “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.” Sử dụng phép tu từ: Liệt kê (0,5 đ) - Tác dụng: 0,5 đ + Làm cho câu văn thêm sinh động hấp dẫn + Nhấn mạnh làm rõ, cụ thể hơn đức tính giản dị của Bác Hồ trong lối sống. PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN Câu 1 (7,0 điểm ) I. Mở bài:(1đ) giới thiệu câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim II. Thân bài: chứng minh: Có công mài sắt có ngày nên kim 1. Giải thích câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim (1đ) Nghĩa đen: một một sắc có thể mài thành một cây kim Nghĩa bóng: thể hiện lòng kiên trì, kiên nhẫn, vượt qua thử thách của con người 2. Ý nghĩa câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim: (2đ) Khuyên chúng ta có lòng kiên trì và phấn đấu nỗ lực Khuyên nhủ chúng ta việc gì cũng thành công nếu có sự kiên trì Nhấn mạnh ý chí của con người 3. Dẫn chứng chứng minh: Có công mài sắt có ngày nên kim (2đ) Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tôc Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong sản xuất Như nhà bác học trên thế giới như: Claudius, A-ma-jet, Lô- mô-nô-xốp, . III. Kết bài: (1đ) Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim