Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022

docx 4 trang Hoài Anh 27/05/2022 2910
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 7 - Năm học 2021-2022

  1. UBND HUYỆN VĨNH BẢO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CAO MINH MÔN:NGỮ VĂN 7 Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 90 phút Mức độ cần đạt Tổng Phần Nhận biết Thông hiểu Vận dụng điểm Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) * Tiêu chí ngữ liệu: - Chỉ ra tác - Hiểu nội dung của - Rút ra bài - Văn bản nhật dụng, giả, thể loại, đoạn trích/ văn bản. học/thông điệp văn bản nghị luận, phương thức - Hiểu được ý nghĩa từ đoạn văn bản văn học; biểu đạt, ngôi của chi tiết, hình ảnh, trích/văn bản - Là một đoạn kể, nhân vật, câu văn, câu - Bày tỏ ý kiến, trích/văn bản hoàn ngôn ngữ, thơ trong đoạn quan điểm của chỉnh; hình ảnh, biện trích/văn bản bản thân về - Nguồn dữ liệu trong nghệ thuật -Hiểu được tác một vấn đề/ và ngoài chương của đoạn dụng/hiệu quả của một nhân vật, trình SGK; trích/văn bản việc sử dụng phương về thái độ của thức biểu đạt, ngôi tác giả được kể/biện pháp tu thể hiện trong từ trong đoạn trích/ đoạn trích/văn văn bản bản. Số câu 3 2 1 6 Số điểm 1,5 2.0 1,5 5.0 Tỷ lệ 15% 20% 20% 50% Phần II. Làm văn (5,0 điểm) Văn nghị luận Viết một bài (Giải thích, chứng văn nghị luận minh một vấn đề xã hội. thuộc lĩnh vực xã hội) Số câu 1 1 Số điểm 5.0 5.0 Tỷ lệ 50% 50% Tổng số câu 3 2 2 7 Tổng số điểm 1.0 2.0 7.0 10.0 Tỷ lệ 10% 20% 70% 100%
  2. PHẦN ĐOC HIỂU 5 ĐIỂM Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào củng cho sự thành công của mình ỉà tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi. Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời. (Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2. Xác định luận điểm chính của văn bản trên? Câu 3. Để văn bản trên có sức thuyết phục thì cần yếu tố nào khác ? Câu 4. Nêu nội dung của văn bản? Câu 5. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất? Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm. Câu 6. Qua văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân trong cuộc sống? TỰ LUẬN Chứng minh bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người UBND HUYỆN VĨNH BẢO ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS CAO MINH MÔN:NGỮ VĂN 7 Năm học: 2021 - 2022 Câu Hướng dẫn chấm Điểm I. Phần đọc - hiểu 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản là nghị luận 0.5 2 Luận điểm: Lòng khiêm tốn 0.5 3 Yếu tố cần trong văn bản : Dẫn chứng 0,5 4 -Văn bản nói về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống: muốn 0,5 thành công trên đường đời, mỗi người cẩn trang bị lòng khiêm tốn cho bản thân. -Tác giả ca ngợi, trân trọng đức tính khiêm tốn chính là phẩm chất tốt đẹp, 0,5 đáng quý ở mỗi người 5 * Biện phap tu từ: 0,25 - Liệt kê - Phép liệt kê :" kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm " * Tác dụng:
  3. Biện pháp liệt kê: Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn: tự cho mình là kém, 0,5 phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, học hỏi thêm, – Tác dụng của biện pháp liệt kê: Diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của đức tính khiêm tốn. 0,25 - Tác giả là người hiểu biết, tôn trọng, đề cao đức tính khiêm tốn ở mỗi người. - Nghệ thuật liệt kê làm tăng sức thuyết phục cho người đọc. 6 Văn bản cho ta nhận thức về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc 0,5 sống: muốn thành công trên đường đời, mỗi người cẩn trang bị lòng khiêm tốn cho bản thân. -Tác giả ca ngợi, trân trọng đức tính khiêm tốn chính là phẩm chất tốt đẹp, 0,5 đáng quý ở mỗi người. - Mỗi chúng ta phải có lòng khiêm tốn thì mới thành công trong cuộc sống. - Lòng khiêm tốn giúp cho con người học hỏi được nhiều điều, có ý thức phấn đấu không ngừng. 0,,5 - Mỗi con người nên học lối sống khiêm tốn để có thể hòa nhập với cộng đồng và luôn phấn đấu đóng góp thật nhiều cho xã hội. - Tuy nhiên, khiêm tổn không phải là tự ti, giản dị không phải là xuề xòa, dễ dãi. Phần II - Tự luận 1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng 0,5 - Về hình thức: Đảm bảo hình thức của bài văn có bố cục gồm ba phần rõ 0,25 ràng, khoa học, kết cấu chặt chẽ, chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, dùng từ. 0,25 - Về kĩ năng: Xác định đúng kiểu bài nghị luận giải thích, sử dụng đúng phương thức biểu đạt. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ 2. Nội dung 4.5 a. Mở bài 0.25 Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần chứng minh, khẳng định vấn đề. II. Thân bài: 4.0 1. Giải thích: 0,75 Môi trường thiên nhiên là toàn bộ điều kiện tự nhiên xung quanh như đất, nước, không khí, hệ sinh thái Bảo vệ môi trường thiên nhiên nghĩa là bảo vệ các yếu tố kể trên đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Vì vậy nhận định khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. 0,75 2. Chứng minh: Lợi ích của môi trường thiên nhiên: + Không khí: đem lại nguồn khí thở vô tận cho con người. Khí oxi duy trì sự sống cho vạn vật, không có oxi con người sẽ không sống được. Bảo vệ không khí trong sạch, con người sẽ sống khỏe mạnh hơn. + Nguồn nước: trong cơ thể nước chiếm 75%, không có nước con người sẽ chết khát, cây cối khô héo. Nước phục vụ sinh hoạt cho con người hằng ngày, nó đóng vai trò chính trong nông nghiệp, ngư nghiệp. + Rừng: cung cấp gỗ dựng nhà cửa. Là nơi trú ngụ của các loài vật. Rừng giúp cân bằng hệ sinh thái, ngăn lũ, xói mòn đất, điều hòa khí hậu. + Đất: là nơi ta ở, xây dựng nhà cửa, trường học, trồng trọt 0,75 Hậu quả của việc hủy hoại môi trường thiên nhiên:
  4. + Lượng khí thải CO2 gia tăng từ các nhà máy, xí nghiệp làm biến đổi khí hậu. Trái đất nóng lên do hiệu ứng nhà kính làm tan băng ở hai cực, nước biển dâng lên nhấn chìm các vùng đất thấp ven biển. Tầng ozone bị chọc thủng làm mất lớp bảo vệ con người trước bức phóng xạ tăng nguy cơ bị ung thư da. + Khi đất đai bị ô nhiễm, chất độc kéo theo nhiễm vào cây trồng và vật nuôi, con người ăn vào sẽ ảnh hưởng sức khỏe. +Nước bị ô nhiễm, con người uống vào sẽ tích trữ chất độc hại gây các bệnh. +Tài nguyên rừng có nguy cơ bị cạn kiệt do chặt phá rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản quá mức gây ra hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng người dân. 3. Biện pháp: - Bảo vệ môi trường không chỉ là nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc mà 0,5 còn là nhiệm vụ chung của toàn nhân loại. - Trồng cây, gây rừng, trồng cây quanh khu vực sinh sống. - Thu gom rác thải, đổ rác đúng nơi quy định, tái chế rác thải, xử lí chất thải độc hại trước khi thải ra môi trường . 0, 5 - Hưởng ứng ngày môi trường thế giới - Ra những bộ luật hạn chế lượng khí CO2 thải ra trong ngành công nghiệp - Hạn chế sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu 0,75 - Sử dụng điện nước tiết kiệm, vệ sinh nhà cửa. - Tuyên truyền lợi ích của môi trườn C. Kết bài 0,25 Khẳng định lại vấn đề Liên hệ bản thân