48 Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7

pdf 51 trang thaodu 11360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "48 Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdf48_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_7.pdf

Nội dung text: 48 Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 7

  1. PHÒNG GD&ĐT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017-2018 MÔN THI: NGỮ VĂN Ngày thi: 03/04/2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm có 4 câu, 01 trang) Câu 1. (2,0 điểm) Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt, khi tả cảnh bà con nông dân tuốt lúa trong đêm trăng sáng, nhà thơ Nguyễn Duy có viết: Mảnh sân trăng lúa chất đầy Vàng tuôn trong máy tiếng quay xập xình Theo em, ở dòng thơ thứ nhất, trong hai cách ngắt nhịp dưới đây, em chọn cách ngắt nhịp nào? Vì sao? – Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy. – Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy. Câu 2. (4,0 điểm) Cho hai câu thơ sau: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. (Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước) Hãy chỉ ra và phân tích ý nghĩa của quan hệ từ trong hai câu thơ trên. Câu 3. (4,0 điểm) Trong văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan, người mẹ nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Theo em, “thế giới kì diệu”đó sẽ là những gì? Hãy viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của mình về “thế giới kì diệu”đó. Câu 4. (10,0 điểm) Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo. Qua các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh (SGK Ngữ văn 7, tập một, NXB giáo dục), em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam. HẾT 1
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đáp án Điểm Học sinh có thể khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp sau đó giải thích lý do lựa chọn hoặc có thể giải thích lý do sau đó khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp: – Nêu khái quát về cách ngắt nhịp: Mỗi cách ngắt nhịp có sức gợi tả, gợi cảm riêng. – Giải thích lý do và khẳng định lựa chọn cách ngắt nhịp: + Theo cách ngắt nhịp thứ nhất (Mảnh sân/ trăng lúa chất đầy), câu 1.0 c hi u ch p. 1 thơ đượ ểu: Trên sân, cả lúa, cả trăng đề ất đầy, đều tràn ngậ Cảnh tượng này vừa gợi sự no đủ, vừa gợi cảm giác thơ mộng. (2 điểm) + Cách ngắt nhịp thứ hai (Mảnh sân trăng/ lúa chất đầy) thì gợi được ở người đọc về một mảnh sân tràn ngập ánh trăng, lung linh huyền ảo, 1.0 trên đó chất đầy lúa. + Tuy nhiên cách ngắt nhịp thứ hai có phần khiên cưỡng, thiếu tự nhiên. Do đó, cách ngắt nhịp thứ nhất được coi là hợp lý hơn. (Nếu học sinh lựa chọn cách ngắt nhịp thứ hai mà lý giải hợp lý cũng vẫn được chấp nhận) * Quan hệ từ có trong hai câu thơ: Mặc dầu, mà. * Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ: – Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa 1.5 bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó. Chiếc bánh trôi nước có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng 2 son, ngọt lịm. (4 điểm) – Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn 1.0 tấm lòng son sắt của người phụ nữ. – Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên cách nói dõng dạc và 1.0 dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào. – Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh 0.5 vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương. * Về hình thức: Học sinh diễn đạt một đoạn văn. 1.0 * Về nội dung: Học sinh viết đoạn văn đảm bảo các ý sau: 3.0 – Thế giới sau cánh cổng trường là cả một khung trời mơ ước của tuổi trẻ. – Ngày mai, con sẽ bước qua cánh cổng trường, bước vào một 3 thế giới khác, thế giới mà ở đó có biết bao điều mới mẻ đang chờ đợi (4.0 con khám phá và chinh phục: điểm) + Thế giới của tri thức, của vốn sống, của môi trường nhân cách, 1.0 + Thế giới của những buồn vui, ngây thơ và những kỉ niệm tinh nghịch tuổi học trò, có những cảm xúc xao xuyến tuổi mới lớn, có niềm vui 1.0 khi được điểm cao, và cả những giọt nước mắt khi không thuộc bài, bị phạt đứng xó lớp, + Có tình cảm gắn bó với thầy cô, bạn bè, 2
  3. – Bước qua cánh cổng trường là con sẽ bước vào và đi trên một hành trình khác, nhiều điều thú vị và bí ẩn đang đón chờ. Điều đó có nghĩa là con đang đi đến con đường của những khát khao và ước mơ. Bước qua 1.0 cánh cổng trường là con đang bước đến một tương lai tươi sáng. Đó là một thế giới kì diệu mở ra trước mắt con. 1. Yêu cầu chung: Học sinh thực hiện các yêu cầu sau: – Đúng kiểu văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một 1.0 nhận định qua bài văn nghị luận văn học). – Biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn 1.0 học để làm bài, trong đó kết hợp giải thích, phát biểu cảm nghĩ, suy nghĩ mở rộng bằng một số bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam khác. – Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm 1.0 4 xúc, giàu chất văn. (10 2. Yêu cầu cụ thể: điểm) a. Mở bài: – Giới thiệu khái quát thơ trữ tình trung đại Việt Nam rất 1.0 phong phú nhưng tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo. – Giới thiệu khái quát các bài thơ Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước của dân tộc. b. Thân bài: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các 5.0 ý cơ bản sau: – Giải thích nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trữ tình trung đại Việt Nam: + Là nội dung lớn của văn học nói chung, của thơ trữ tình trung đại Việt 0.5 Nam nói riêng. Nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trung đại rất phong phú. + Nội dung yêu nước thể hiện ở sự khẳng định chủ quyền về lãnh thổ, 0.5 nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước; thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc; đồng thời cũng thể hiện sự hòa hợp với cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, bình dị, sự gắn bó máu thịt v ới quê hương thôn dã. – Bài thơ Sông núi nước Nam: + Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta, khẳng định nước 1.0 Nam là của người Nam, đó là điều đã được “sách trời”định sẵn: Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở + Bài thơ nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước, kẻ 1.0 thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm thì sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại: Giặc giữ cớ sao phạm đến đây 3
  4. Chúng mày nhất định phải tan vỡ. => Liên hệ: Qua bài thơ HS liên hệ đến ý chí quyết tâm bảo vệ chủ 0.5 quyền về lãnh thổ, lòng tự hào và tự tôn dân tộc. – Bài thơ Phò giá về kinh: + Thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta trong cuộc chống quân 0.5 MôngNguyên xâm lược: Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. + Thể hiện khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà 0.5 Trần và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước: Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu. => Liên hệ: Qua bài thơ HS liên hệ đến niềm tin vào chiến thắng, ý 0.5 thức xây dựng, bảo vệ và lòng yêu quê hương đất nước. c. Kết bài: Khẳng định lại nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại 1.0 Việt Nam nói chung và hai bài thơ nói riêng. 4
  5. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ CHỌN ĐỘI TUYỂN CHÍNH THỨC HSG HUYỆN NĂM HỌC 2017 – 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) PHẨN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới: ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi bộ quần áo vừa bẩn, vừa cũ lại vừa rộng nữa. Cô bé buồn tủi ngồi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. - Cháu hát hay quá, một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền chậm rãi bước đi. Hôm sau, khi cô bé tới công viên đã thấy ông già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước. Khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Ông vỗ tay lớn: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!”Nói xong cụ già lại một mình chậm rãi bước đi. Như vậy, nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. Cô hỏi mọi người trong công viên về ông cụ: - Ông cụ bị điếc ấy ư? Ông ấy đã qua đời rồi, một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người, bật khóc. Hóa ra, bao nhiêu năm nay, tiếng hát của cô luôn được khích lệ bởi một đôi tai đặc biệt: đôi tai của tâm hồn. file word đề-đáp án Zalo 0946095198 Câu 1 (1,0 điểm). Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2 (1,0 điểm). Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Câu 3 (2,0 điểm). Tình huống bất ngờ trong câu chuyện là sự việc nào? Câu 4 (2,0 điểm). Ý nghĩa mà câu chuyện gửi tới chúng ta là gì? II. LÀM VĂN (14,0 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của lời khen trong cuộc sống Câu 2 (10,0 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ “Qua Đèo Ngang”của Bà Huyện Thanh Quan 5
  6. PHÒNG GD&ĐT AN DƯƠNG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 – 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1 (2,0 điểm). Nêu cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật của đoạn văn sau: “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần ” (Ý nghĩa văn chương – Ngữ văn 7 tập 2) Câu 2 (3,0 điểm). Hiện nay, nhiều bạn học sinh có biểu hiện không trung thực với bố mẹ, thầy cô, bạn bè, vì vậy rất hay nói dối. Hãy viết một đoạn văn khuyên các bạn rằng: Nói dối là rất có hại cho bản thân. Câu 3 (5,0 điểm). "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài " (Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh, Ngữ văn 7, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Trang 60) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua truyện ngắn “Sống chết mặc bay”của Phạm Duy Tốn. –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh: Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: 6
  7. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ CẤP THÀNH PHỐ THÀNH PHỐ BẮC GIANG NĂM HỌC 2017-2018 MÔN THI: NGỮ VĂN 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 08/4/2018 Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề (Đề thi gồm có: 01 trang) Câu 1. (4 điểm) Đọc đoạn trích sau: Gần một giờ đêm. Trời mưa tầm tã. Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X. (a) thuộc phủ X. (b) xem chừng núng thế lắm, hai ba đoạn đã thẩm lậu rồi, không khéo thì vỡ mất. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất. (Trích Sống chết mặc bay, Phạm Duy Tốn, Ngữ văn 7, tập 2) 1. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? 2. Xác định các từ láy trong đoạn trích. 3. Tìm trong đoạn trích các câu đặc biệt. 4. Qua đoạn trích, hình ảnh thiên nhiên và con người hiện lên như thế nào? Chú thích: (a), (b) Nguyên văn in: XXX. Câu 2. (6 điểm) Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy. (Theo Ngữ văn 7, tập 1) Từ ý kiến trên, hãy trình bày suy nghĩ về vai trò của tổ ấm gia đình với cuộc đời mỗi con người. Câu 3. (10 điểm) Nhận xét về thơ có ý kiến cho rằng: Thơ là tiếng lòng. (Diệp Tiếp) Em hãy làm rõ “tiếng lòng”của Bác qua hai bài thơ “Cảnh khuya”và “Rằm tháng giêng”. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Họ và tên thí sinh: Số báo danh: . 7
  8. PHÒNG GD & ĐT QUẬN ĐỀ THI HSG NĂM HỌC 2017 – 2018 BÌNH TÂN Môn thi: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao nhận đề) Đề này có 02 trang Phần I. Đọc – hiểu: (4 điểm) MẸ VÀ QUẢ Nguyễn Khoa Điềm “ Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn là một thứ quả non xanh?” 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì? (1đ) 2. Nêu nội dung của đoạn thơ.(1đ) 3. Chỉ ra biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh được sử dụng trong bài thơ trên? Tác dụng của các biện pháp đó?(2đ) Phần II. Làm văn(16 điểm) Câu 1: (6.0 điểm) Đọc mẩu chuyện sau: "Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: - Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là Người thầy giáo già hoảng hốt: - Thưa ngài, ngài là - Thưa thầy, với thầy con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào " (Quà tặng cuộc sống) Bằng một bài văn ngắn, hãy nêu suy nghĩ của em về những điều tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện trên. Câu 2: (10 điểm) Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng: “Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”. Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết . 8
  9. PHÒNG GD&ĐT BÌNH GIANG ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1 (4 điểm). Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. (Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay) a) Câu văn trên miêu tả cảnh gì? Cảnh đó đối lập với cảnh nào trong văn bản? b) Trình bày cảm nhận của em về câu văn trên. Câu 2 (6 điểm) Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước. Em hãy làm sáng tỏ nội dung trên. –––––––– Hết –––––––– Họ tên thí sinh: Số báo danh: Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2: 9
  10. PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017 - 2018 CAO BẰNG MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, tác giả Hoài Thanh khẳng định: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến trăm nghìn lần”. (Ngữ văn 7, Tập 2 tr. 61) Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Câu 2. (8,0 điểm) Có nhận định cho rằng: Một trong những chủ đề nổi bật nhất của văn học trung đại Việt Nam (giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV) là thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc. Em hãy làm sáng tỏ điều đó qua hai bài thơ “Sông núi nước Nam”- Lý Thường Kiệt (?) và “Phò giá về kinh”- Trần Quang Khải. Hết 10
  11. UBND HUYỆN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CÁP HUYỆN ĐỢT 2 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học 2017 - 2018 Môn thi: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian làm bài:120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Viết một đoạn văn để so sánh cụm từ "ta với ta”trong bài “Bạn đến chơi nhà”của Nguyễn Khuyến với cụm từ "ta với ta”trong bài “Qua đèo Ngang”của Bà Huyện Thanh Quan? Câu 2: (3 điểm): Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ trong đoạn trích sau: “Chốn Hàm Dương chàng còn ngảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng" (Chinh phụ ngâm khúc - Đoàn Thị Điểm) Câu 3: (5 điểm) Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng: “Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”. Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên? Hết (Đề thi gồm có 1 trang) Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ;Số báo danh 11
  12. UBND HUYỆN GIA BÌNH ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2017 - 2018 MÔN THI: Ngữ văn 7 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4,0 điểm) Cảm nhận giá trị của việc sử dụng từ láy và biện pháp tu từ trong đoạn văn sau đây: “Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”. (Vũ Tú Nam) Câu 2: (6,0 điểm) Bàn về vai trò của tri thức, Lê- nin cho rằng: Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh.Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12-15 câu nêu suy nghĩ của em về vai trò của tri thức? Câu 3: (10,0 điểm) Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh người phụ nữ trong văn học trung đại Việt Nam qua Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương và Đoạn trích Sau phút chia li (trích “Chinh phụ ngâm khúc”) của Đoàn Thị Điểm. Hết Họ và tên thí sinh Số báo danh Chữ ký của của giám thị 1 Chữ ký của của giám thị 2 12
  13. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI HUYỆN GIA LỘC NĂM HỌC 2017- 2018 MÔN: NGỮ VĂN 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút (Đề gồm 3 câu, 01 trang) Ngày 19/4/2018 Câu 1: (2,0 điểm) Cảm nhận của em về “nét xuân”trong đoạn thơ sau: “Mặt trời vừa nhóm lửa Nên nắng còn bâng khuâng Sương mắc võng vào núi Chùng dần trong gió xuân Suối bắt đầu róc rách Chim bắt đầu líu lo Đất bắt đầu sinh nở Trời bắt đầu non tơ.” (Biên giới mùa xuân, Trần Nhương) Câu 2: (3,0 điểm) Nhà văn Vic-to Huy-gô đã nói: Để sáng tạo tương lai cần bắt đầu bằng ước mơ. Hãy viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về câu nói trên. Câu 3: (5,0 điểm) Bằng những vần thơ mộc mạc, giản dị và những âm thanh quen thuộc, nhà thơ Xuân Quỳnh đã khơi dậy cả khoảng trời tuổi thơ đầy kỉ niệm trong bài thơ Tiếng gà trưa. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về những vần thơ đó. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh Chữ kí giám thị 1: Chữ kí giám thị 2 13
  14. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 - 2018 Ngày thi: 13/3/2018 ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1: (8 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: QUẢ BÓNG ĐEN Một cậu bé da đen đang chơi đùa trên bãi cỏ, phía bên kia đường, một người đàn ông đang thả nhẹ những quả bóng lên bầu trời, những quả bóng đủ màu sắc, xanh, đỏ, tím, vàng và có cả màu đen nữa. Cậu bé nhìn khoái chí, chạy tới chỗ người đàn ông, hỏi nhỏ: - Chú ơi, những quả bóng màu đen có bay cao được như những quả bóng khác không ạ? Người đàn ông quay lại, bất giác giấu đi những giọi nước mắt sắp lăn nhẹ trên đôi gò má, ông chỉ lên những đám bóng bay lúc này chỉ còn những chấm nhỏ và trả lời cậu bé: - “ ”. Không biết người đàn ông nói gì mà chỉ thấy “cậu bé nở một nụ cười rạng rỡ”. (Theo nguồn internet) Theo em, người đàn ông đã nói gì với cậu bé? Hãy phát biểu những suy nghĩ của mình về ý nghĩa câu chuyện trên? Câu 3: (12 điểm) Viết bài văn biểu cảm với đề tài: Đôi bàn tay của mẹ. Hết Họ và tên thí sinh: SBD: 14
  15. UBND HUYỆN HOÀI ĐỨC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GD&ĐT HOÀI ĐỨC NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn thi: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1 (5,0 điểm) Thế kỉ XVI, xã hội phong kiến Việt Nam không ổn định, “Thế sự đảo điên, cuộc đời tráo trở”. Tình hình ấy đẫ được nhà thơ Nguyễn Bình Khiêm phản ánh khá rõ trong bài thơ “Thói đời”. Dưới đây là phần đầu của bài thơ: “Thế gian biển cái vũng nên doi (*) Mặn nhạt chua cay lẫn ngọt bùi Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.” (Theo Lã Nhâm Thìn, Bình giảng thơ Nôm đường luật, NXB Giáo dục, 2002) a. Hãy chỉ ra những cặp từ trái nghĩa có trong khổ thơ trên. b. Tìm biện pháp tu từ điệp ngữ (điệp từ) có trong khổ thơ và nêu ý nghĩa biểu đạt (biểu cảm) của biện pháp tu từ đó trong đoạn thơ. Câu 2 (5,0 điểm) Trong Một thứ quà của lúa non: Cốm, Thạch Lam đã viết: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa xanh bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam. Ai đã nghĩ đầu tiên dùng cốm để làm quà sêu tết. Không còn gì hợp hơ với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đõ nhau để hạnh phúc được lâu bền. (Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần, và những thức quý của đất mình thay dần bằng những thức bóng bẩy hào nháng và thô kệch bắt chước người ngoài: những kẻ mới giàu có vô học có biết đâu mà thưởng thức được những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn?). (Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục, 2012) a. Hãy chỉ ra nhận xét của Thạch Lam về cốm. Đoạn trích còn có phát hiện về giá trị nào khác nữa của cốm? b. Nhà văn đã phân tích cho người đọc thấy sự hài hòa của hai lễ vật hồng và cốm trên những phương diện nào? Sự phân tích đó có ý nghĩa gì? Câu 3. (10 điểm) Người Hà Nội luôn tự hào về thủ đô nghìn năm văn hiến của mình. Niềm tự hào ấy được thể hiện rất rõ trong một bài ca dao: Thăng Long Hà Nội đô thành Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ Cố đô rồi lại tân đô Nghìn năm văn vật bây giờ là đây.” Em hãy viết một bài văn biểu cảm về một cảnh đẹp của Hà Nội. Hết Chú thích (*) Cũng có bản phiên âm là “vũng nên đồi”. Dọi có nghĩa là dải phù sa ở dọc sông hay cửa sông hoặc dải đất lồi ra phía biển do cát tạo thành. 15
  16. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 7 KIM BẢNG Cấp huyện - Năm học 2017- 2018 Môn: Ngữ văn (Thời gian làm bài: 120 phút) I. Phần Đọc hiểu (6,0 điểm): Hãy đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu từ 1-5: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời, khi như mặt trăng. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi. Và chúng tôi như một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh. (Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm) 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung chính bài thơ. (0,75 điểm) 2. Theo em, phương thức biểu đạt chính tác giả sử dụng trong bài thơ trên là gì? Lí giải ý kiến của mình? (0,5 điểm) 3. Giải nghĩa từ quả trong bài thơ trên. Từ quả thuộc loại từ nào? (0,75 điểm) 4. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.” (1,5 điểm) 5. Cảm nhận sâu sắc của em về khổ thơ thứ hai. (2,5 điểm). II. Phần Làm văn (14 điểm): Câu 1 (6,0 điểm): Từ nội dung của đoạn thơ trên, viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về nhận định: “Trong vũ trụ có lắm kì quan, nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim của người mẹ.” Câu 2 (8 điểm): Thơ Bác vô cùng độc đáo, mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Em hãy chỉ ra màu sắc cổ điển và hiện đại trong bài thơ “Nguyên tiêu”. HẾT 16
  17. UBND HUYỆN KINH MÔN ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2017-2018 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7 Thời gian làm bài: 150 phút (Đề gồm: 3 câu, 1 trang) Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau: “Nhìn bàn tay của em mảnh mai dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em. Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi”. (Trích “Cuộc chia tay của những con búp bê”- Khánh Hoài) a. Phân tích nét độc đáo trong cách biểu đạt cảm xúc của nhà văn. b. Đoạn văn đã gửi đến cho người đọc bức thông điệp gì? Câu 2: (3,0 điểm)được từ bốn câu thơ trên. Trong làn nắng ửng, khói mơ tan Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng Sột soạt gió trêu tà áo biếc Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang (Trích “Mùa xuân chín”- Hàn Mặc Tử) Em hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên. Câu 3: (5,0 điểm) Một người cha viết thư cho thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông đang theo học, trong đó có đoạn: “Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve, nuông chiều cháu, bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện được nên những thanh sắt cứng rắn.” Em hãy làm sáng tỏ nội dung được viết trong lá thư trên. Họ và tên thí sinh: . Số báo danh Chữ kí giám thị 1: .Chữ kí giám thị 2: 17
  18. UBND HUYỆN KINH MÔN ĐỀ THI OLYMPIC HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 (Thời gian làm bài: 150 phút) (Đề bài gồm 01 trang) Câu 1 (4,0 điểm) Ngạn ngữ Mĩ có câu: “Trong tất cả kì quan thế giới thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất” Em hiểu như thế nào về câu ngạn ngữ trên? Câu 2 (6,0 điểm) Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh khẳng định: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống ” Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua các tác phẩm văn học, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên –––––––– Hết –––––– CÓ SKKN CỦA TẤT CẢ CÁC MÔN CẤP 1-2 11 đề đáp án Văn 6 AMSTERDAM=20k 19 đề-10 đáp án vào 6 Tiếng Việt=20k 20 đề đáp án KS đầu năm Văn 6,7,8,9=30k/1 khối; 100k/4 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN KHẢO SÁT VĂN 6,7,8,9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần/1 khối; 100k/3 lần/1 khối 15 ĐỀ ĐÁP ÁN THI THỬ VĂN 9 LẦN 1,2,3=30k/1 lần; 100k/3 lần 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 20 ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (II) VĂN 6,7,8,9=30k/1 khối/1 kỳ; 100k/4 khối/1 kỳ 30 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2016)=30k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2017-2018)=40k; 70 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2018)=50k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2018-2019)=50k; 120 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2019)=100k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2019-2020)=50k; 160 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2020)=150k 40 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2010-2016)=40k 50 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2017-2018)=50k; 90 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2018)=80k 60 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 8(2018-2020)=60k; 150 ĐỀ ĐÁP ÁN HSG VĂN 9(2010-2020)=130k (Các đề thi HSG cấp huyện trở lên, có HDC biểu điểm chi tiết) 20 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2018=20k 38 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2018-2019=40k 59 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=60k 58 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2019=50k 117 ĐỀ ĐÁP ÁN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2017-2020=100k 32 ĐỀ-20 ĐÁP ÁN CHUYÊN VĂN VÀO 10 CÁC TỈNH 2019-2020=30k ĐỀ CƯƠNG GIỮA HK2 VĂN 7 CÓ ĐÁP ÁN=30k Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7(23 buổi-63 trang)=50k TẶNG: Giáo án bồi dưỡng HSG Văn 7,8,9 45 de-dap an on thi Ngu van vao 10 500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN NGỮ VĂN 6 110 bài tập đọc hiểu chọn lọc có lời giải chi tiết CÁCH VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC Cách thanh toán: Thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Nội dung chuyển khoản: tailieu + Số T/K VietinBank: 101867967584; Chủ T/K: Nguyễn Thiên Hương Cách nhận tài liệu: Tài liệu sẽ được gửi vào email của bạn hoặc qua Zalo 0946095198 18
  19. PHÒNG GD&ĐT LỤC NGẠN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn lớp 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 12/4/2018 Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1. (4,0 điểm) Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) a. Xác định các từ láy có trong lời bài hát trên. b. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ đi trong câu: “Dẫu đi trọn cả một kiếp người”? c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau: Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Câu 2. (6,0 điểm) Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống? Câu 3. (10,0 điểm) Hình ảnh người dân lao động qua chùm Ca dao than thân và trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Hết Họ và tên thí sinh: .Số báo danh 19
  20. UBND HUYỆN LƯƠNG TÀI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2017 - 2018 MÔN THI: Ngữ văn 7 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0điểm): Chỉ ra và phân tích cái hay của các phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: Gió bấc cựa mình làm rơi quả khế Mèo con ru cái bếp thầm thì Đêm nũng nịu dụi đầu vào vai mẹ Mùa đông còn bé tí ti. (Ấm, Bùi Thị Tuyết Mai). Câu 2(6điểm): Nói về sách, một nhà văn nhận định: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Em hiểu câu nói đó như thế nào? Liên hệ với văn hóa đọc của lớp trẻ hiện nay. Câu 3 (10điểm): Nhận xét về văn học trung đại Việt Nam (giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX), có ý kiến cho rằng: “Một trong những nét nổi bật nhất của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn này là tình cảm nhân đạo sâu sắc, thấm thía”. Qua một số văn bản đã học và đọc thêm: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Sau phút chia li (Đặng Trần Côn, dịch giả Đoàn Thị Điểm) em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. .HẾT . 20
  21. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7 HUYỆN LƯƠNG SƠN NĂM HỌC 2017-2018 Môn thi: Ngữ văn C ĐỀ CHÍNH THỨ Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3 điểm) Em hãy đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy (Trần Đăng Khoa, Hạt gạo làng ta) Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Câu 2 (1,5 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của những biện pháp tu từ cơ bản được sử dụng trong đoạn trích. Câu 3 (1,0 điểm): Tìm 02 thành ngữ nói về nỗi vất vả, nhọc nhằn của người nông dân. II. PHẦN LÀM VĂN: (7 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên của Trần Đăng Khoa bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ). Câu 2 (5,0 điểm): Tình yêu quê hương, đất nước của con người Việt Nam thể hiện qua ca dao và các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình Ngữ văn 7. Hết 21
  22. HUYỆN MƯỜNG LA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 7 NĂM HỌC: 2017 - 2018 Môn: Ngữ văn (Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4,0 điểm) Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ” (Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 7, tập I) Câu 2 (6,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở. Nêú cho là cường điệu, xin thưa: “Yêu nhau yêu cả đường đi Ghét nhau ghét cả tông chi, họ hàng”. (Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương) Câu 3 (10 điểm): Từ thực tiễn và qua những tác phẩm văn học mà em đã được đọc, được học nói về người Mẹ. Em hãy viết bài văn với tiêu đề: Mẹ - ngọn lửa hồng soi sáng cuộc đời con! 22
  23. PHÒNG GD&ĐT KỲ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VĂN HÓA MŨI NHỌN NAM ĐÀN NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ văn Khối 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút PHẦN I: ĐỌC HIỂU(4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân (Yêu lắm quê hương - Hoàng Thanh Tâm, www.manhmap.com - Thơ hay về tình yêu quê hương - đất nước) 1) Xác định phương thức biểu đạt chính. 2) Cho biết thể thơ được sử dụng trong đoạn trích. 3) Tìm từ láy trong các từ: thong thả, đường đê, chon von, vọng về, lốm đốm, rười rượi. 4) Nội dung của đoạn thơ đã gợi em nghĩ đến điều gì? PHẦN II: LÀM VĂN(16,0 điểm) Câu 1: (4,0 điểm) Từ việc đọc hiểu văn bản Một thứ quà của lúa non: cốm - ngữ văn 7, tập I em hãy cho biết tại sao nhà văn Thạch Lam lại cho rằng ăn cốm phải ăn thong thả và ngẫm nghĩ. Câu 2: (12,0 điểm) Cây bàng trước sân trường đã trở nên trơ trụi trong mùa đông rụng lá nhưng trong mình nó đang có những mầm sống cựa quậy để hướng tới một sự hồi sinh mạnh mẽ với biết bao chồi tơ, lộc biếc Hãy thay lời cây bàng ấy để nói lên tâm trạng của mình về sự việc này! (Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm) 23
  24. PHÒNG GD&ĐT NẬM NHÙN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN Năm học 2017-2018 Môn thi: Ngữ Văn 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 07/01/2018 (Đề thi gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đ Đề bài Câu 1(5,0 điểm) Xác định và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau: “Trên đường hành quân xa Dừng chân bên xóm nhỏ Tiếng gà ai nhảy ổ: “Cục cục tác cục ta” Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ” (Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh) Câu 2(5,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ về công lao của cha mẹ qua bài ca dao sau: “ Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông Núi cao biển rộng mênh mông Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”. Câu 3 (10,0 điểm) Cảm nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ qua hai bài thơ “Cảnh khuya”và “Rằm tháng giêng”. Hết (Thí sinh không được sử dụng tài liệu, Giám thị không giải thích gì thêm) 24
  25. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7 HUYỆN NINH GIANG NĂM HỌC: 2017 -2018 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau: CẢNH KHUYA Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà (Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I) Câu 2 (3 điểm): Cảm nhận của em về đoạn văn sau bằng một văn bản ngắn: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.” Câu 3 (5 điểm): (Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)Trong văn bản ―Lòng yêu nước (Ngữ văn 6 – Tập 1), nhà văn I. Ê-ren-bua đã viết: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.” Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước. Hết Họ tên thí sinh: Giám thị số 1: Số báo danh: Giám thị số 2: . *Giám thị không giải thích gì thêm. 25
  26. PHÒNG GIÁO DỤC VÀĐÀO TẠO ĐỀ THI OLYMPIC CẤP HUYỆN HUYỆN NGHĨA ĐÀN NĂM HỌC: 2017 - 2018 MÔN THI: Ngữ văn 7 C ĐỀ CHÍNH THỨ Thời gian làm bài: 120 phút Phần I: Đọc – hiểu (4.0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi: .Mùa đông lạnh lắm!Nhưng bé ngồi trong lòng mẹ luôn cảm thấy ấm áp. Một hơi ấm mềm mại, dịu dàng. Có lẽ trong người mẹ có một ngọn lửa. Ngọn lửa sưởi ấm cho bé. Mùa đông lạnh lắm!Mọi vật xung quanh đều lạnh cả.Cái cốc, cái thìa,cái dao,cái đĩa tất cả đều lạnh.Nhưng đôi tay bé,bộ ngực bé và đôi má hồng của bé thì vẫn ấm áp.Bởi trong bé có 1 ngọn lửa.Chả thế mùa đông mẹ thích hôn lên má bé.Ngọn lửa trong bé sưởi ấm cho mẹ. Thật thú vị biết bao, khi mỗi con người là 1 ngọn lửa thiêng liêng soi sáng và sưởi ấm cuộc đời này? (Theo Võ Phương- Báo phụ nữ Việt Nam, số 47) Câu 1. Phần trích trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2. Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp điệp ngữ được sử dụng ở phần trích? Câu 3. Tìm một câu chủ động có trong phần trích và chuyển thành câu bị động. Câu 4. Nêu nội dung của phần trích? II. Phần làm văn Câu 1:(6.0 điểm) Cho câu luận điểm: Đến với tục ngữ, ta có thể tìm thấy lời khuyên quý báu về phẩm chất, về lối sống mà con người cần phải có. Hãy triển khai luận điểm trên thành một đoạn văn. Câu 2:(10.0 điểm) Cảm nghĩ về mùa xuân. HẾT 26
  27. PHÒNG GD&ĐT NHƯ XUÂN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017– 2018 Môn Ngữ Văn - Lớp 7 (Thời gian làm bài: 150 phút) Câu 1:(4 điểm) Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau: CẢNH KHUYA Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà. (Hồ Chí Minh-Ngữ văn 7, tập 1) Câu 2: (6,0 điểm) “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, ”(Theo Lý Lan, Cổng trường mở ra, SGK Ngữ văn7, tập1.NXB Giáo dục) Hãy viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa được gợi ra từ hành động người mẹ buông tay con và lời của người mẹ nói với con. Câu 3: (10,0 điểm) Có ý kiến nhận xét về hai bài thơ “Cảnh khuya”và “Rằm tháng giêng”của Hồ Chí Minh như sau: “Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ.”. Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết . * Giám thị không giải thích gì thêm. 27
  28. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 7 THÀNH PHỐ PLEIKU NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn thi: Ngữ Văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) Câu 1. (2,0 điểm) Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ trong đoạn văn sau: “Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”. (Vũ Tú Nam) Câu 2. (3,0 điểm) - Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo: - Không phải chia nữa. Anh cho em tất. Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu: - Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh. (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập I) Đoạn trích cho em cảm nhận được điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình. Câu 3. (5 điểm) Ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người. Ca dao là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng. Dựa vào những hiểu biết của mình về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm – SBD 28
  29. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 7 HUYỆN QUẢNG XƯƠNG NĂM HỌC 2017-2018 MÔN THI: NGỮ VĂN Ngày thi: 22/4/2018 Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề thi này có 03 câu, gồm 01 trang Câu 1: (5,0 điểm) a. Xác định kiểu liệt kê và chỉ ra tác dụng của nó trong đoạn văn sau: “Điều tra, nghiên cứu, sưu tầm, học tập, cảm thông với quần chúng đông đảo, dấn mình trong phong trào, trái tim đập một nhịp với trái tim dân tộc, san sẻ vui buồn, sướng khổ với nhân dân, cùng nhân dân lao động và chiến đấu, tin tưởng và căm thù.” (Theo Trường Chinh) b. Chỉ ra và phân tích tác dụng của việc sử dụng thành ngữ trong bài thơ sau: Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương) Câu 2: (5,0 điểm) Phần kết văn bản “Ca Huế trên sông Hương”(Ngữ văn 7 tập hai), tác giả Hà Ánh Minh viết: “Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc. Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại ” Cảm nhận của em về vẻ đẹp của ca Huế trên sông Hương qua đoạn văn trên bằng một bài văn ngắn (Khoảng một trang giấy thi). Câu 3: (10,0 điểm) Nhận xét về hai bài thơ “Cảnh khuya”và “Rằm tháng giêng”của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Hai bài thơ đã cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Đó là sự hòa hợp thống nhất giữa tâm hồn nghệ sĩ với cốt cách của người chiến sĩ”. Bằng hiểu biết của em về hai bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết Họ tên thí sinh: Số báo danh: Chữ kí của giám thị:1 Chữ kí của giám thị 2: Giám thị không giải thích gì thêm 29
  30. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN QUỐC OAI NĂM HỌC 2017 - 2018 Ngày thi: 13/3/2018 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1: (8 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: QUẢ BÓNG ĐEN Một cậu bé da đen đang chơi đùa trên bãi cỏ, phía bên kia đường, một người đàn ông đang thả nhẹ những quả bóng lên bầu trời, những quả bóng đủ màu sắc, xanh, đỏ, tím, vàng và có cả màu đen nữa. Cậu bé nhìn khoái chí, chạy tới chỗ người đàn ông, hỏi nhỏ: - Chú ơi, những quả bóng màu đen có bay cao được như những quả bóng khác không ạ? Người đàn ông quay lại, bất giác giấu đi những giọi nước mắt sắp lăn nhẹ trên đôi gò má, ông chỉ lên những đám bóng bay lúc này chỉ còn những chấm nhỏ và trả lời cậu bé: - “ ”. Không biết người đàn ông nói gì mà chỉ thấy “cậu bé nở một nụ cười rạng rỡ”. (Theo nguồn internet) Theo em, người đàn ông đã nói gì với cậu bé? Hãy phát biểu những suy nghĩ của mình về ý nghĩa câu chuyện trên? Câu 2: (12 điểm) Viết bài văn biểu cảm với đề tài: Đôi bàn tay của mẹ. Hết Họ và tên thí sinh: SBD: 30
  31. UBND HUYỆN QUỲ HỢP ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH KHÁ GIỎI PHÒNG GD&ĐT Năm học: 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 120 phút. (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4,0 điểm): Đọc đoạn văn sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới: “Tôi yêu Sài Gòn da diết. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở ” (Trích “Sài Gòn tôi yêu”- Minh Hương) a) Tìm các từ láy có trong đoạn văn? b) Chỉ rõ các biện pháp tu từ chính được sử dụng? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong đoạn văn? c) Hãy tìm câu rút gọn trong đoạn văn? Cho biết câu đó được rút gọn thành phần nào? Câu 2: (6,0 điểm): Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ ngắn sau: CÁC NHÀ TOÁN HỌC CỦA MÙA XUÂN - Đặng Hấn - Cánh én làm phép trừ Trời bớt đi giá rét. Bầy chim làm phép chia Niềm vui theo tiếng hót. Tia nắng làm phép nhân Trời sáng cao rộng dần. Vườn hoa làm phép cộng Số thành là Mùa Xuân. (Trích "Văn học và Tuổi trẻ", số Tháng 01- 2006) Câu 3: (10,0 điểm): “Bài thơ “Tiếng gà trưa”của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước”. Bằng hiểu biết của mình về bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 31
  32. UBND HUYỆN QUỲ HỢP ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH KHÁ GIỎI PHÒNG GD&ĐT Năm học: 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 120 phút. (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4,0 điểm) Cho đoạn văn sau: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ” (Trích “Mùa xuân của tôi”– Vũ Bằng – Ngữ văn 7) a, Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn văn trên? b, Chỉ rõ các biện pháp tu từ chính và tác dụng của các biện pháp tu từ đó trong đoạn văn? Câu 2: (6,0 điểm) Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa”của Xuân Quỳnh. Câu 3: (10,0 điểm) Khi nhận xét về thơ Bác, có ý kiến cho rằng: “Mỗi bài thơ của Bác là một mảnh tâm hồn trong sáng, cao đẹp, hài hòa chất nghệ sĩ và chiến sĩ”. Qua hai bài thơ “Cảnh khuya”và “Rằm tháng giêng”(Hồ Chí Minh) em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên 32
  33. UBND HUYỆN QUỲNH NHAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI GIAO LƯ HỌC SINH GIỎI KHỐI 6 – 7 - 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN 7 (Thời gian: 120 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4.0 điểm). Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của quan hệ từ trong các câu thơ sau "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son" (Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương) Câu 2: (6.0 điểm). Có ý kiến cho rằng: "Lời ca tiếng hát làm con người thêm vui vẻ, cuộc sống thêm tươi trẻ". Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Câu 3: (10.0 điểm). Một nhà văn đã từng nói: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". Em hiểu câu nói trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 33
  34. TRƯỜNG THCS SƠN TÂY ĐỀ KHẢO SÁT HSG Năm học 2017 – 2018 Môn: Ngữ văn 7 Ngày thi: 5/5/2018 Thời gian làm bài: 120 phút (Đề thi gồm 01 trang) Câu 1(6 điểm) “Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, ” (Theo Lí Lan, Cổng trường mở ra) Người mẹ không “cầm tay”dắt con đi tiếp mà “buông tay”để con tự đi. Em hiểu người mẹ mong muốn ở con có được đức tính gì? Hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 1trang giấy thi) bàn về đức tính đó. Câu 2: (14 điểm) Có ý kiến đã nhận xét rằng: “Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta.” Dựa vào những bài ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 34
  35. PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN 7 Đề thi này gồm 01 trang Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (4,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau: “Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta, Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa. Chỉ biết quên mình, cho hết thảy, Như dòng sông chảy, nặng phù sa”. (Trích “Theo chân Bác”- Tố Hữu) Câu 2. (6,0 điểm) - Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo: - Không phải chia nữa. Anh cho em tất. Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu: - Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh. (Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập I) Đoạn trích cho em cảm nhận được điều gì? Hãy viết một đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình. Câu 3. (10,0 điểm) Sự gặp gỡ và khám phá riêng về tình yêu quê hương đất nước qua hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”(Tĩnh dạ tứ) của Lý Bạch và “Cảnh khuya”của Hồ Chí Minh. HẾT Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ tên thí sinh SBD: 35
  36. UBND HUYỆN TIÊN DU ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2017 – 2018 Môn thi: NGỮ VĂN 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Cho hai cặp quan hệ từ : Nếu thì . và Giá thì a. Cùng một nội dung thông tin, hãy đặt câu với mỗi cặp quan hệ từ trên. b. Chỉ ra điểm khác nhau trong cách dùng hai cặp quan hệ từ đó. Câu 2: (4 điểm) Nhớ lại bài thơ “Bạn đến chơi nhà”của Nguyễn Khuyến và trả lời câu hỏi: a. Một bạn học sinh chép hai câu luận của bài thơ như sau: “Cải chửa ra hoa, cà mới nụ Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”. Chép như vậy sai ở chỗ nào? Việc chép sai có ảnh hưởng gì đến nội dung, ý nghĩa của câu thơ? b. Ở câu thơ thứ bảy: “Đầu trò tiếp khách trầu không có” Nếu thêm dấu phẩy vào giữa hai từ “không”và “có”, ý nghĩa câu thơ sẽ thay đổi như thế nào? Theo em: có hay không có dấu phẩy, câu thơ sẽ hay và hợp lý hơn? Câu 3: (4 điểm) Viết về tâm trạng, nỗi lòng của người chinh phụ, trong “Chinh phụ ngâm”, Đặng Trần Côn có những câu thơ rất hay: “Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm, Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông. Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng, Trước hoa, dưới nguyệt, trong lòng xiết đau”. Cảm nhận cái hay của đoạn thơ trên. Câu 4: (10 điểm) Sự gặp gỡ và khám phá riêng về tình yêu quê hương qua hai bài thơ “Tĩnh dạ tứ”của Lý Bạch và “Hồi hương ngẫu thư”của Hạ Tri Chương. 36
  37. PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017-2018 TIỀN HẢI MÔN: NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1: (8 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.” (Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng – SGK Ngữ văn 7, tập I) Câu 2: (12 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước”. Bằng hiểu biết của mình về bài thơ, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Họ và tên thí sinh Số báo danh: Phòng 37
  38. PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TUY HÒA Môn: Ngữ văn 7 Năm học: 2017-2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC- HIỂU:(4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc (Nguồn ngày 9-5-2014) a/ Xác định phương thức biểu đạt chính. b/ Biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? Tác dụng? c/ Thông điệp tác giả muốn gửi đến chúng ta là gì? PHẦN II: LÀM VĂN:(16,0 điểm) Câu 1:(6,0 điểm) Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống? Câu 2:(10,0 điểm) Nhà văn Pháp Ana- tôn Prăng- xơ từng nói: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con người. Câu nói trên giúp em cảm nhận được gì khi học hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh. Hết 38
  39. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN THANH OAI MÔN: NGỮ VĂN 7 NĂM HỌC: 2017- 2018 Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) I. Phần đọc hiểu Câu 1. (4,0 điểm) Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru (Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung) a. Xác định các từ láy có trong lời bài hát trên. b. Em hiểu thế nào về nghĩa của từ đi trong câu: “Dẫu đi trọn cả một kiếp người”? c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong những câu sau: Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. II. Phần làm văn Câu 1. (6,0 điểm) Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Những câu ca trên gợi cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống? Câu 2. (10,0 điểm) Hình ảnh người dân lao động qua chùm Ca dao than thân và trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn. Hết 39
  40. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN HUYỆN THỌ XUÂN NĂM HỌC 2017 – 2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ Văn – Lớp 7 Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề SBD: Ngày thi: 08 tháng 4 năm 2018 (Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu) (Đề thi chung cho hai chương trình) Câu 1(2.0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng.” (Vũ Tú Nam) Câu 2(6.0 điểm): Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài ca dao sau: “Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” (Ca dao) Câu 3 (12,0 điểm): Có ý kiến cho rằng: “Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh đã thể hiện sự thống nhất cao đẹp giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu đất nước”. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết 40
  41. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN HUYỆN THỌ XUÂN NĂM HỌC 2017 – 2018 ĐỀ DỰ PHÒNG Môn: Ngữ Văn – Lớp 7 Thời gian: 150 phút, không kể thời gian giao đề SBD: Ngày thi: 08 tháng 4 năm 2018 (Đề thi có 01 trang, gồm 03 câu) (Đề thi chung cho hai chương trình) Câu 1(2,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ sau: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.” (Cảnh khuya, Hồ Chí Minh - Ngữ văn 7) Câu 2(6,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ. Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh) Câu 3 (12,0 điểm): Bài thơ “Tiếng gà trưa”của Xuân Quỳnh (Ngữ văn 7, Tập 1) đã thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết 41
  42. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI HUYỆN TRỰC NINH NĂM HỌC 2017 -2018 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC Thi ngày 04 tháng 4 năm 2018 (Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 01 trang) Câu1. (4,0 điểm). Đọc bài ca dao sau: “Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” 1. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên.(1,0 điểm) 2. Xác định biện pháp tu từ chính được sử dụng trong bài ca dao? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.(1,0điểm) 3. Em có nhận xét gì về giọng điệu của bài ca dao? (1,0 điểm) 4. Em thấy cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội ngày nay như thế nào? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em trong 5-6 câu văn.(1,0 điểm) Câu 2. (6,0 điểm)Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về câu nói sau: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố” (Trích “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm”) Câu 3. (10,0 điểm) Một nhà văn Pháp đã nói: “Đọc một câu thơ hay là ta đã bắt gặp tâm hồn một con người”. Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà”của nhà thơ Nguyễn Khuyến, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết Họ và tên thí sinh: Họ, tên chữ ký GT1: Số báo danh: Họ, tên chữ ký GT2: 42
  43. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HSG CẤP HUYỆN VIỆT YÊN Năm học: 2017-2018 TRƯỜNG THCS Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Đề bài Câu 1: (4điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta, Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chỉ biết quên mình cho hết thảy, Như dòng sông chảy nặng phù sa”. (Trích “Theo chân Bác”- Tố Hữu) Câu 2: (6 điểm) Suy nghĩ của em về bức thông điệp mà em được nhận từ câu chuyện dưới đây: Cơn gió và cây sồi Một cơn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước cơn gió hung hăng. Như bị thách thức,cơn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng sự giận giữ của cơn gió và không hề gục ngã. Cơn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi: - Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế? Cây sồi già từ tốn trả lời: - Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cám ơn ông, cơn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình. (Quang Kiệt- theo Viva Consulting – Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh) Câu 3: (10 điểm) Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi”(Ét-môn-đo Đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê”(Khánh Hoài), hãy bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó. Hết 43
  44. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HSG 7 THÀNH PHỐ VINH NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ KHẢO SÁT MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài: 120 phút I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau: Tự nhiên lại gọi tên làng Như là đứa trẻ lạc đường gọi cha Giật mình như vạc ăn xa Qua đêm mới kịp nhận ra chân trời Bàn chân nhẵn bắc, nam rồi Thương về cái cổng cóc ngồi dầm mưa Miếng cà nhai tự ngày xưa Bây giờ nghe lại vẫn chưa hết giòn (Dấu quê, Nguyễn Minh Châu, Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ văn lớp 7, NXB Giáo dục, 2004, tr.46) Câu 1. (1,0 điểm): Xác định thể thơ Câu 2. (1,0 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ Câu 3. (1,0 điểm): Xa quê hương, nhân vật trữ tình nhớ về những hình ảnh nào? Câu 4. (1,0 điểm): Từ ý nghĩa đoạn thơ trên, hãy liên hệ tình yêu quê hương trong bản thân em? (trình bày từ 6 đến 8 dòng) II. LÀM VĂN (16,0 điểm) Câu 1. (6,0 điểm) Viết đoạn văn cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân trong đoạn trích sau: Con bìm bịp, bằng cái giọng trầm và ấm, báo hiệu mùa xuân đã tới. Cả khu đồi này rộn rã hẳn lên. Mới hôm qua, đi ngang đây, tôi vẫn thấy con đường đất đỏ quen thuộc và những đám cỏ xác xơ, thế mà sớm nay đột nhiên những bông hoa mua đầu mùa đã bật nở, tím hồng như những ngọn đèn vui thấp thoáng trong làn sương ấm. Những đọt măng trúc đội đất ngoi lên. Rồi nảy nhành, nở lá. Cào cào bột nhảy tí tách trong cỏ. Những con đông tây treo mình trên ngọn cải ngồng, ngọ ngoạy như sốt ruột muốn mau háo thành những cánh bướm vàng rượi để bay đây bay đó. Cây cỏ đỏi sắc, non mơn mởn. (Trích Hội mùa xuân- Vũ Tú Nam, Những truyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2002, tr.108) Câu 2.(10,0 điểm) Bàn về văn bản Cổng trưởng mở ra của Lí Lan, Vũ Dương Quỹ cho rằng: Không có sự việc, không có cốt truyện, nhưng văn bản này vẫn hấp dẫn chúng ta, bởi vì từng câu văn, từng dòng chữ dạt dào biết bao nỗi niềm tâm sự của một người mẹ rất mực thương yêu con, không nguôi nghĩ tới trách nhiệm của mình đối với những đứa con bé bỏng. (Trích Bình giảng văn 7, Vũ Dương Quỹ, NXB Giáo dục, 2004,tr.6) Hãy phân tích văn bản Cổng trường mở ra của Lí Lan để làm sáng tỏ ý kiến trên Hết 44
  45. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN HUYỆN XUÂN TRƯỜNG Năm học 2017 - 2018 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 C (Thời gian:120 phút, không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨ Câu I (3,0 điểm): 1. Tìm điệp ngữ trong những đoạn trích sau và cho biết đó là dạng điệp ngữ gì? a. Anh đi anh nhớ non Côi Nhớ sông Vị Thủy, nhớ người tình chung. Quản bao non nước ngại ngùng, Lấy ai san sẻ gánh gồng đường xa. (Ca dao) b. Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang Bến Tiêu Tương cách Hàm Dương Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng. (Đoàn Thị Điểm, Chinh phụ ngâm) 2. Xác định các từ láy trong đoạn văn sau và nêu giá trị biểu đạt của các từ láy đó? Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến gặp thầy mới, bạn mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm. Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cách cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào. (Lý Lan, Cổng trường mở ra) Câu II (6,5 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. (Bà huyện Thanh Quan, Qua đèo Ngang) 1. Bài thơ Qua đèo Ngang được sáng tác theo thể thơ gì? Kể tên một bài thơ khác cùng thể thơ với bài thơ Qua đèo Ngang và trình bày những hiểu biết của em về thể thơ đó? 2. Cảm nhận về tâm trạng nhà thơ qua đoạn thơ trên. Câu III (10,5 điểm): Phát biểu cảm nghĩ về một người đã cho em những bài học giản dị về sự tử tế trong cuộc sống. HẾT Họ và tên thí sinh Số báo danh Chữ ký của giám thị 1 Chữ ký của giám thị 2 45
  46. PHÒNG GD & ĐT ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HOC SINH GIỎI YÊN THÀNH NĂM HỌC 2017-2018 MÔN: NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài: 120 phút) Phần I. Đọc-hiểu: (4 Điểm) Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu phía dưới: “ Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con một ngày thêm cao Mẹ ơi, trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa” (“Lời ru của mẹ”– Trương Nam Hương) a. Chỉ ra phuong thức biều đạt chính của đoạn thơ? b. Tìm từ láy có trong đoạn thơ và giải nghia từ láy đó? c. Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn thơ? d. Nêu nội dung chính có trong đoạn thơ? Phần II. Làm văn (16 Điểm) Câu 1 (6 điểm) Từ đoạn thơ trên trong khổ đầu, em hay nêu nhưng suy nghĩ của mình về tình mẫu tử trong cuộc sống. Câu 3: (10 điểm) Tinh thần nhân đạo là một trong những chủ đê xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam. Qua những áng văn chương đã học (ca dao, thơ trung đại) trong chương trình Ngữ văn 7, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết 46
  47. PHÒNG GD & ĐT ĐỀ THI THỬ HSG CỤM TRƯỜNG YÊN THÀNH NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Ngữ văn 7 (120 phút) Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm): Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Mẹ ta không có yếm đào Cái cò sung chát đào chua Nón mê thay nón quai thao đội đầu Câu ca mẹ hát gió đưa về trời Rối ren tay bí tay bầu Ta đi trọn kiếp con người Váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa. Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy). Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên. Câu 2.Những từ ngữ nón mê, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu diễn tả hình ảnh người mẹ như thế nào? Câu 3. Những câu thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ? Câu 4. Hai câu thơ: Ta đi trọn kiếp con người/ Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru gợi suy nghĩ gì về lời ru của mẹ đối với những đứa con? Phần II. Làm văn (16,0 điểm): Câu 1 (4,0 điểm). Viết một đoạn văn (khoảng 20 dòng) chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép tu từ trong bài thơ sau: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nổi nước nhà.” (Cảnh khuya – Hồ Chí Minh) Câu 2 (12,0 điểm). Có ý kiến cho rằng: Ca dao than thân không chỉ diễn tả cuộc đời trăm đắng ngàn cay của người lao động mà còn bộc lộ vẻ đẹp của tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương bao la của họ. Bằng những bài ca dao than thân đã học và đọc thêm hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Hết 47
  48. PHÒNG GD & ĐT ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI YÊN THÀNH NĂM HỌC 2017-2018 Môn Ngữ văn 7. Thời gian làm bài: 120 phút PHẦN I: Đọc hiểu (4,0 điểm) THẦY Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn Mà sao lòng xao xuyến mãi không thôi Bao năm rồi? Đã bao năm rồi hở? Thầy ơi Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại Mái chèo đó là những viên phấn trắng Và thầy là người đưa đò cần mẫn Cho chúng con định hướng tương lai Thời gian ơi xin dừng lại đây thôi Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu (Ngân Hoàng) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên Câu 2: Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau: Mái chèo đó là những viên phấn trắng Và thầy là người đưa đò cần mẫn Câu 3: Nêu nội dung chính của bài thơ Câu 4: Từ nội dung bài thơ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của thầy cô đối với cuộc đời mỗi con người PHẦN II: Làm văn (16,0 điểm) Câu 1(6,0 điểm) Sự tích hoa cúc Ngày xưa, có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sauk hi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu,cô bé dừng lại bên đường, tước cánh hoa thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó, hoa cúc có rất nhiều cánh (Theo Người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hóa, Hà nội,1990) Từ ý nghĩa của câu chuyện, hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em. Câu 2 (10,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh đã viết về những điều bình dị, gần gũi, than thương: kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Chính tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc, phong phú thêm tình yêu quê hương đất nước” Bằng hiểu biết của em về bài thơ, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. Hết 48
  49. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2017 – 2018 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1: (8 điểm) Từ các văn bản “Cổng trường mở ra”, “Mẹ tôi”và “Cuộc chia tay của những con búp bê”em hãy viết bài văn ngắn suy nghĩ về ý nghĩa của gia đình đối với trẻ em? Câu 2: (12 điểm) Dựa vào những sáng tác văn thơ của Bác Hồ mà em đã học hoặc đã đọc, hãy viết bài văn chứng minh cho luận điểm: Thơ văn Hồ Chí Minh cũng rất giản dị”. Câu 1: (3 điểm) Trong bài thơ “Tiếng gà trưa", Xuân Quỳnh có viết: “Tiếng gà trưa Mang bao nhiêu hạnh phúc Đêm cháu về nằm mơ Giấc ngủ hồng sắc trứng" Viết đoạn văn (nửa trang giấy thi) trình bày cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ trên. Câu 2: Ý nghĩa của các bài ca dao về tình cảm gia đình trong cuộc sống của con người Việt Nam hôm nay? (trình bày không quá 01 trang giấy thi)? 49
  50. TRƯỜNG THCS NHÂN THÀNH ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG Môn: Ngữ Văn 7 Thời gian làm bài: 120 phút Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: "Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa Óng tre ngà và mềm mại như tơ. Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh" (Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt) 1- Đoạn trích trên thuộc thể thơ nào? 2- Chỉ ra và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản. 3- Đoạn trích thể hiện thái độ, tình cảm gì của tác giả đối với tiếng Việt. 4- Theo em, phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Phần II. Làm văn (16,0 điểm) Câu 2: (4,0 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ ”Cảnh khuya”(Hồ Chí Minh), bằng một đoạn văn ngắn Câu 3: (12,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình đằm thắm của con người Việt Nam. Qua những bài ca dao đã học em hãy chứng minh. 50
  51. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS CÁCH MẠNG THÁNG TÁM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài 120 phút PHẦN I: (8.0 điểm) Câu 1: (3.0 điểm) Đọc kĩ phần trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Klanarong Srisakul là một cái tên xa lạ và khó đọc với ai không phải là cư dân Thái. Nhưng tên của chàng thanh niên này đã được hàng triệu người trên thế giới biết đến khi trong lễ tốt nghiệp, anh bận lễ phục của Đại học Chualongkorn danh tiếng nhất nước Thái, tìm người cha của mình và quỳ rạp xuống để lạy ông bên chiếc xe tải chở đầy rác bẩn. Anh bày tỏ lòng biết ơn với người cha mới chỉ học qua lớp 4 đã dành cả cuộc đời để nuôi dạy mình. ( )“Ông nói với tôi rằng, gia đình tôi chẳng có bất cứ tài sản gì, nhưng ông có thể cho tôi đi học. Tôi muốn trở thành một người lính, nhưng tôi đã không vượt qua kỳ thi đầu vào. Tôi phát hiện ra rằng, cha tôi đã khóc thầm”. Và rồi những giọt nước mắt của người cha đã làm cho Klanarong Srisakul vượt qua căng thẳng và anh quyết tâm thi đậu vào ngành kỹ thuật của Chualongkorn, trường xếp hạng trong 100 trường kỹ thuật tốt nhất thế giới. Lòng biết ơn của chàng trai người Thái với người cha của mình thật đẹp. Nó như một món quà làm cho tôi và những ai biết đến câu chuyện này thêm những khoảnh khắc tin tưởng vào cuộc sống.” (Dẫn theo Nguyễn Anh Thi, “Lòng biết ơn”, báo Vnexpress, ngày 17/10/2015) Câu hỏi: a. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn văn trên. (1.0 điểm) b.Văn bản trên đề cập đến nội dung gì? (1.0 điểm) c. Xác định một biện pháp tu từ có trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của nó. (1.0 điểm) d. Vì sao anh thanh niên “quỳ rạp xuống để lạy”người cha của mình? (1.0 điểm) Câu 2: (4.0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 câu) trình bày suy nghĩ em về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ. Trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn và phép liệt kê. PHẦN II: (12.0 điểm) Để đạt được thành công mấy ai không trải qua khó khăn gian khổ. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại.Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về lời dạy từ câu tục ngữ trên. ===Hết=== 51