Đề kiểm tra chất lượng cuối năm môn Ngữ văn 7 - Năm học 2014-2015

doc 3 trang thaodu 8440
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng cuối năm môn Ngữ văn 7 - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_cuoi_nam_mon_ngu_van_7_nam_hoc_2014_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng cuối năm môn Ngữ văn 7 - Năm học 2014-2015

  1. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI NĂM NĂM HỌC 2014-2015 Môn: NGỮ VĂN 7 (Thời gian làm bài: 90 phút) A – Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm) Học sinh trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 8). Câu 1: Trong những văn bản sau, văn bản nào thuộc thể loại truyện ngắn ? A – Mùa xuân của tôi B – Sài Gòn tôi yêu C – Sống chết mặc bay D – Ca Huế trên sông Hương Câu 2: Nhận xét sau là của văn bản nào ? “ Một lối viết ngắn, sắc sảo. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thế tương phản rất đặc sắc. Câu chuyện đầy kịch tính, thương tâm, giàu giá trị tố cáo hiện thực và tinh thần nhân đạo. ” A – Cuộc chia tay của những con búp bê B – Ca Huế trên sông Hương C – Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu D – Sống chết mặc bay Câu 3: Câu văn “ Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn .” được rút gọn thành phần nào? A – Trạng ngữ C – Vị ngữ B – Chủ ngữ D – Bổ ngữ Câu 4: Xét về mặt ý nghĩa, câu văn “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán ” dùng phép liệt kê gì? A – Liệt kê không tăng tiến C – Liệt kê tăng tiến B – Liệt kê không theo từng cặp D – Liệt kê theo từng cặp Câu 5: Dấu chấm lửng dùng để làm gì ? A – Nối các từ trong một liên danh. B – Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, đứt quãng. C – Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. D – Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. Câu 6: “Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc”. ( Trần Cư – Trích theo BTNV7T2) Đoạn trích trên có mấy câu đặc biệt ? A – Một câu B – Hai câu C – Ba câu D – Bốn câu Câu 7: Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp từ nào là tục ngữ ? A – Gan vàng, dạ sắt C – Vàng thau lẫn lộn B – Tấc đất, tấc vàng D – Người sống đống vàng Câu 8: Sau một học kì, Ban giám hiệu nhà trường cần biết tình hình học tập và rèn luyện đạo đức của các lớp. Nếu là lớp trưởng em sẽ viết văn bản nào? A – Báo cáo C – Đề nghị B – Kiến nghị D – Thông báo
  2. B – Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) Cho đoạn văn sau: “ Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng. Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn khúc nhạc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ, du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.” a, Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? b, Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên ? Câu 2 (5,0 điểm) Hãy giải thích nội dung câu nói của Lê-nin : “Học, học nữa, học mãi.” BÀI LÀM