Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Nam Vương (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Nam Vương (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_7_truon.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 7 - Trường THCS Nam Vương (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT NAM TRỰC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN III NĂM HỌC 2016 - 2017 TRƯỜNG THCS NAM HÙNG MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian : 90 phút (không tính thời gian giao đề) Câu 1: (2,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa xanh ” - Đoàn Giỏi - a. Xác định thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của nó? b. Tìm câu chủ động có trong đoạn văn và chuyển đổi thành câu bị động? Câu 2: (2,5 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ, Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”. (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh, ngữ văn 7, tập 2) Câu 3 : (5,0 điểm) “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có” ( Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh - Ngữ văn 7, tập 2) Bằng những dẫn chứng cụ thể, em hãy chứng minh cho ý kiến trên. Hết 1
- ĐÁP ÁN Câu 1 : (2,5 điểm) a. Thành phần trạng ngữ có trong đoạn văn : Trên gốc cây mục . (0,5 điểm) b. Tác dụng: Chỉ nơi chốn (0,5 điểm) b. Tìm câu chủ động trong đoạn văn trên chuyển đổi thành câu bị động là. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất (0,5 điểm) -> Hoa tràm được nắng bốc hương thơm ngây ngất. (0,25 điểm) Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. (0,5 điểm) -> Mùi hương ngọt được gió đã lan xa, phảng phất khắp rừng (0,25 điểm) Câu 2 : (2,5 điểm): * Yêu cầu: - Đoạn văn nói về tinh thần yêu nước của nhân dân trong văn bản nghị luận về Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh. - Đoạn văn đã sử dụng phép lập luận chứng minh, cách lập luận rất rõ ràng theo quan hệ Tổng - Phân - Hợp giàu sức thuyết phục: + Câu mở đoạn nêu luận điểm: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước để giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay đồng thời còn có sự so sánh đối chiếu với tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày trước để bày tỏ thái độ ngợi ca, trân trọng. + Các câu 2,3,4 liệt kê một loạt dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện để chứng minh làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay nêu ra ở câu nêu luận điểm: các cụ già các cháu thiếu niên nhi đồng; các kiều bào đồng bào vùng bị tạm chiếm; nhân dân miền ngược miền xuôi; những chiến sĩ ngoài mặt trận các công chức ở hậu phương; những phụ nữ bà mẹ; nam nữ công nhân và nông dân những đồng bào điền chủ Cùng với những dẫn chứng tác giả trình bày chi tiết, tỉ mỉ những hành động, biểu hiện của tấm lòng yêu nước của những con người này: Ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc, nhịn đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình, thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, quyên đất ruộng cho chính phủ Kiểu câu “Từ . đến” tạo ra lối điệp kiểu câu, cùng với điệp từ những, các và phép liệt kê rất tự nhiên, sinh động vừa đảm bảo tính toàn diện vừa giữ được mạch văn trôi chảy thông thoáng cuốn hút người đọc, người nghe. Tác giả đã làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến rất đã dạng, phong phú ở các lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn, hành động, việc làm. + Cuối đoạn văn khẳng định: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước. - Với cách lập luận chặt chẽ, tác giả ca ngợi tấm lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta từ đó kích thích động viên mọi người phát huy cao độ tinh thần yêu nước ấy trong cuộc kháng chiến chống Pháp. 2
- * Cho điểm: - Cho 2,0 - 2,5 điểm: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế. - Cho 1,5 - 2,0 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ, có lúc sâu sắc, tinh tế. - Cho 1,0 - 1,5 điểm: Cảm nhận khá đầy đủ nhưng tản mạn, khô cứng. - Cho 0,75 - 1,0 điểm: Cảm nhận hời hợt, nông cạn. - Cho 0,25 - 0,5 điểm: Có chi tiết chạm vào yêu cầu. Câu 3 : (5 điểm) 1. Yêu cầu về kỹ năng trình bầy: - Đảm bảo một bài văn chứng minh có bố cục rõ ràng, sắp xếp ý hợp lý, có sức thuyết phục cao, hành văn trôi chảy, mạch lạc, văn viết khúc chiết, cô đọng, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, ít sai lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt. ( 0,5 điểm) 2. Yêu cầu về kiến thức: - Làm sáng tỏ nhận định: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có thông qua các ý sau: + Văn chương làm cho ta biết vui, buồn, hờn, dận vì những chuyện không đâu, những người không quen biết. ( Lấy dẫn chứng trong đời sống và trong văn học để chứng minh.) ( 0,75 điểm) + Văn chương làm cho đời sống thêm phong phú. ( Lấy dẫn chứng trong đời sống và trong văn học để chứng minh.) ( 0,75 điểm) - Làm sáng tỏ nhận định: Văn chương luyện cho ta tình cảm ta sẵn có như: Giáo dục đạo đức, tình cảm, nhắc nhở hành động trong mỗi con người + Tình yêu ông bà, cha, mẹ là những tình cảm sẵn có, văn chương nhắc nhở ta tình cảm đối với ông bà, cha, mẹ ( Lấy dẫn chứng) ( 0,75 điểm) + Văn chương giáo dục lòng biết ơn đối với con người. ( Lấy dẫn chứng) ( 0, 5 điểm) + Văn chương giúp chúng ta thêm yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên đất nước giúp ta biết phân biệt phải- trái, xấu- tốt ( Lấy dẫn chứng) ( 0,75 điểm) - Viết phân mở rộng, liên hệ thực tế ( 0, 5 điểm) - Khẳng định và nâng cao vấn đề thông qua nhận định của đề bài. ( 0, 5 điểm) Lưu ý chung * Khuyến khích những bài có những ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc đáo mà hợp lý, có sức thuyết phục, bài viết có cá tính, giọng điệu, cảm xúc riêng. 3