Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 4420
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giai_doan_iii_mon_ngu_van_lop_8_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giai đoạn III môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIAI ĐOẠN 3 NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn: Ngữ văn 8 (Thời gian làm bài: 120’) Phần I. Trắc nghiệm: ( 2,0 điểm) Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu phương án đúng nhất: Câu 1: Có mấy kiểu câu phân loại theo mục đích nói? A. Hai B. Ba C. Bốn D. Năm Câu 2: Câu nào sau đây thực hiện hành động cầu khiến? A. Bẩm quan lớn đê vỡ mất rồi! B. Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. C . Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? D. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Câu 3: Tác phẩm nào không thuộc thể loại văn nghị luận trung đại? A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ C. Nước Đại Việt ta D. Nhớ rừng Câu 4: Biện pháp nghệ thuật nổi bật nào được sử dụng trong câu văn sau: ”Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”? A. Nói quá B. Nhân hóa C. So sánh C. Điệp ngữ Câu 5: Ý nào không nêu đúng đặc điểm của câu trần thuật? A. Câu trần thuật có chức năng chính là kể, tả, trình bày, thông báo B. Câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, đôi khi kết thức bằng dấu chấm tham hoặc chấm lửng. C. Câu trần thuật được sử dụng phổ biến trong giao tiếp. D. Câu trần thuật được dùng khi người nói muốn biết them thông tin hoặc bày tỏ cảm xúc của mình. Câu 6: Câu “ Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.” có phải là câu phủ định không? A. Có B. Không Câu 7: Bài thơ nào không được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt? A. Ông đồ B. Ngắm trăng C. Tức cảnh Pác Bó D. Đi đường Câu 8: Muốn viết tốt bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, em cần làm gì? A. Đến nơi để quan sát,tìm hiểu B. Tra cứu trong sách vở. C. Hỏi han những người hiểu biết về nơi ấy. D. Cả 3 ý trên. Phần II. Tự luận ( 8,0 điểm) Câu 1: (1,0điểm) Cho câu văn sau: “ Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.” (Tắt đèn – Ngô Tất Tố) a, Xét theo mục đích nói, câu văn trên thuộc kiểu câu nào? b, Nêu chức năng của kiểu câu em vừa xác định ở ý trên. Câu 2: (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau: “ Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào Trời xanh càng rộng càng cao Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
  2. a, Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào, của ai? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? b, Ở cuối bài thơ, cũng có một câu thơ nhắc đến tiếng chim tu hú. Hãy chép lại câu thơ đó. c, Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Câu 3: (4,0 điểm) Giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
  3. Đáp án, biểu điểm Phần I. Trắc nghiệm: ( 2,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B D A D A A D Phần II. Tự luận ( 8,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) a, Xét theo mục đích nói, câu trên thuộc kiểu câu cầu khiến (0,5 điêm) b, Nêu chức năng của kiểu câu trên: - Câu cầu khiến dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo (0,5 điểm) Câu 2: ( 3,0 điểm) a, Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “ Khi con tu hú” (0,25 điểm) Tác giả: Tố Hữu ( 0,25 điểm) Thể thơ: Lục bát (0,25 điểm) c, Chép câu thơ: Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu (0,25 điểm) d, Cảm nhận: HS có những ý sau: - Giới thiệu về đoạn thơ (0,25 đ) - Cảm nhận những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ: (1,5 đ) + Bức tranh mùa hè được gợi lên từ âm thanh của tiếng chim tu hú – thứ âm thanh quen thuộc, gần gũi của làng quê khi hè về + Bức tranh gợi lên qua trí tưởng tượng của nhà thơ một cách sinh động: âm thanh rộn rã ( tiếng chim, tiếng ve, tiếng sáo diều), sắc màu rực rỡ ( màu vàng của lúa chín, của bắp, màu hồng của nắng, màu xanh của trời), đầy hương vị ( lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần ) với không gian cao rộng, hình ảnh sáo diều chao liệng -> Bức tranh mùa hè tươi vui, tràn đầy sức sống, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh + Thể thơ lục bát giản dị, hình ảnh thơ gần gũi, tự nhiên, nhiều từ ngữ đặc sắc ( đang chín, ngọt dần ) thể hiện cảm nhận tinh tế của tác giả -> Tâm hồn của người chiến sĩ trẻ tuổi: trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống, khao khát tự do đến cháy bỏng. - Cảm nghĩ của em:(0,25 đ) Cách cho điểm: - Điểm 1,75 – 2,0 đ: Nêu đủ các ý, diễn đạt tốt, có cảm xúc - Điểm 1,0 – 1,5 đ: Nêu tương đối đủ ý, không mắc lỗi diễn đạt - Điểm 0,5 – 0,75: có ý cảm nhận nhưng chưa sâu sắc Câu 3: a, MB: Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh ở quê hương em (0,5 đ) b, TB: (3,0 đ) - Vị trí, địa điểm của danh lam thắng cảnh ( xã, huyện, tỉnh), có thể đến bằng những con đường nào, phương tiện gì? - Danh lam có từ khi nào? - Cảnh quan: + Diện tích nơi đó?
  4. + Gồm những phần, khu nào? + Nét đẹp về cảnh quan, văn hóa ở đó. - Ý nghĩa: + Giá trị về lịch sử, văn hóa ( nếu có) + Giá trị về du lịch. c, KB (0,5 đ) - Nêu cảm nghĩ của em - Ý thức bảo vệ, giữ gìn danh lam thắng cảnh của quê hương mình. Lưu ý: - Khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có sáng tạo Điểm trừ: - Sai từ 3-5 lỗi chính tả, 2-3 lỗi diễn đạt : trừ 0,25 điểm - Sai từ 6 lỗi chính tả, 4 lỗi diễn đạt trở lên trừ 0,5 điểm