Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Hải Hậu (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 4330
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Hải Hậu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng giữa học kỳ II môn Ngữ văn - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Hải Hậu (Có đáp án)

  1. SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II, TRƯỜNG THPT B HẢI HẬU NĂM HỌC 2018 – 2019 ——————— MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 Thời gian làm bài:120 phút I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu: Đường tắt Luôn có một con đường ở trước bạn Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào. * Nhưng Con đường nhỏ ấy Nó bỏ qua rất nhiều thứ Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn Nó không làm cho bạn tốt hơn Và nó luôn là con đường sai. * Nhưng Con người vẫn đi con đường nhỏ ấy Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc Chúng trở nên thành công với những ý nghĩ vô học Liệu chúng có thể tồn tại? (Đặng Chân Nhân, tập thơ Giờ thứ 38, NXB Hội Nhà văn, 2009) (Ghi chú: Đặng Chân Nhân sinh năm 1993, làm thơ từ lúc 8 tuổi, khi sáng tác bài thơ Đường tắt cậu mới 15 tuổi, đang là học sinh THPT ở Hà Nội) Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ trên? Câu 2. Anh/ Chị hiểu thế nào là: con đường dài và con đường tắt trong bài thơ? Câu 3. Xác định biện pháp tu từ chính trong đoạn thơ thứ 2 và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm mà tác giả đưa ra trong đoạn thơ thứ 3 không? Hãy lí giải ý kiến của mình? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
  2. Từ bài thơ “Đường tắt” của tác giả Đặng Chân Nhân, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về con đường mình sẽ lựa chọn trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết dòng nước mắt của Mị và A Phủ trong đoạn văn sau để làm nổi bật bi kịch của người nông dân miền núi cao Tây Bắc trước Cách mạng tháng tám. “ , Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không biết lau đi được ” (Trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, sgk ngữ văn 12, tập 2)
  3. SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT B HẢI HẬU MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12 NĂM HỌC 2018 – 2019 ——————— Thời gian làm bài:120 phút Phần Câu Nội dung Điểm 1 Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do. 0,5 ĐỌC 2 - Con đường dài: Là con đường mà chúng ta đang đi, là biểu tượng cho 0,5 HIỂU hành trình gian khó, mỗi người đi cần phải nỗ lực, bằng khả năng thực tế, (3,0đ) bằng kinh nghiệm để đạt được mục đích, gặt hái được thành công. - Con đường tắt: Là ẩn dụ cho một hành trình ngắn hơn, không phải khó nhọc nhưng phải dùng thủ đoạn với những luồn lách, thậm chí gian trá để có thể được hưởng thành quả (Mỗi ý 0,25 điểm) 3 - Điệp cấu trúc “Nó không ” 1,0 - Tác dụng: Tạo giọng điệu khẳng định mạnh mẽ và nhấn mạnh những thứ mà những người đi trên con đường nhỏ ấy đã bỏ qua là: Kinh nghiệm, sự mạnh mẽ và những cơ hội để tốt hơn. Đi trên con đường nhỏ ấy con người sẽ không có cơ hội để rèn luyện trau dồi nhân cách đạo đức và tình cảm tốt đẹp (Mỗi ý 0,5 điểm) 4 - Đồng tình 1,0 - Vì: Cuộc sống ngày nay: Việc lựa chọn đường tắt quả là có một sức cám dỗ rất lớn. Những kẻ lựa chọn con đường tắt không phải ít. Chúng vốn là những kẻ tham lam, chỉ thấy lợi ích trước mắt; những kẻ sợ khó, sợ cực. Chúng dùng tất cả những mánh khóe, thủ đoạn cốt để thành công. Tuy nhiên sự thành công của chúng không tồn tại được dài lâu. Chúng sẽ bị phấp luật trừng trị hoặc lương tâm cắn rứt. Lưu ý: Khuyến khích những học sinh đưa ra ví dụ tiêu biểu; Học sinh có thể có những cách lựa chọn và lý giải khác nhau, giáo viên cần cân nhắc. Chỉ trừ trường hợp học sinh có những suy nghĩ lệch lạc thì không cho điểm 1 Từ bài thơ “Đường tắt” của tác giả Đặng Chân Nhân, anh/ chị hãy viết 2,0 một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về con đường mình sẽ lựa chọn trong cuộc sống. LÀM a.Đảm bảo hình thức của một đoạn văn 0,25 VĂN b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 (7,0đ) c. Triển khai hợp lí nội dung: Vận dụng tốt thao tác lập luận, kết hợp lí lẽ, 1,0 dẫn chứng. Thí sinh có thể viết theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có
  4. thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: a. Giải thích Nêu và giải thích về con đường đi (thực chất là lối sống, quan điểm sống) mà mình đã lựa chọn. Đó là con đường dài nhưng là con đường cần thiết và chân chính b. Phân tích, bàn luận - Con đường đi đến mục đích, thực hiện ước mơ là con đường nhiều khó khăn, thử thách, nhiều chông gai, có thể bị thất bại - Đi trên con đường ấy sẽ đảm bảo cho thành công được lâu bền; sẽ đem lại cho con người bản lĩnh, tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức quý báu Từ đó, con người sẽ trưởng thành và góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn - Phê phán những kẻ ngại khó, ngại khổ; hám lợi đã chọn con đường tắt bất chính c. Bài học Sống ngay thẳng, trung thực, đạt được mục tiêu bằng chính kinh nghiệm, khả năng và sự nỗ lực của bản thân d. Điểm sáng tạo 0,25 e. Điểm chính tả, diễn đạt 0,25 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ mở bài, thân 0,25 bài, kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm. Thân bài triển khai được các luận điểm làm rõ được nhận định. Kết bài khái quát được nội dung nghị luận. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết dòng nước mắt của Mị và A Phủ trong đoạn văn sau để làm nổi bật bi kịch của người nông dân miền núi cao Tây Bắc trước Cách mạng tháng tám. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận 3,5 sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải quyết vấn đề theo hướng sau: * Giới thiệu - Tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác - Tác phẩm đã phơi bày hiện thực cuộc sống đầy bi kịch của người nông dân miền núi cao Tây Bắc trước Cách mạng tháng tám dưới ách thống trị của cường quyền và thần quyền * Cảm nhận chi tiết: - Sự xuất hiện của chi tiết: nằm ở cuối phần một của câu truyện trong một cuộc gặp gỡ đặc biệt giữa hai con người A Phủ và Mị: Một người là dâu gạt nợ và người kia là kẻ ở trừ nợ. Khi người con dâu gạt nợ vì lạnh lẽo, cô đơn phải trở dậy thổi lửa hơ tay, còn kẻ ở trừ nợ kia bị trói đứng đã mấy ngày vì để mất một con bò của nhà thống lý
  5. - Ý nghĩa: Dòng nước mắt trong hiện tại của A Phủ và trong quá khứ của Mị đã phản ánh bi kịch cuộc sống của họ + Dòng nước mắt của A Phủ là hiện thân cho sự đau đớn và tuyệt vọng của một chàng trai vốn khỏe mạnh, giàu sức sống, yêu tự do bị đẩy đến đường cùng: . Lai lịch, phẩm chất tốt đẹp . Vì đánh con quan nên bị biến thành kẻ ở trừ nợ, mất tự do . Để mất bò nhà quan nên bị trói đứng, bị đánh đập, bỏ đói, đang cận kề cái chết -> Đằng sau dòng nước mắt kia là khao khát mãnh liệt về sự sống và tự do của con người khốn khổ + Dòng nước mắt trong quá khứ của Mị là hiện thân cho nỗi đau đớn về thể xác và nỗi tủi cực về tinh thần mà Mị phải gánh chịu: . Lai lịch và những phẩm chất tốt đẹp . Bị biến thành dâu gạt nợ: bị bóc lột sức lao động, bị áp chế về tinh thần, tê liệt sự phản kháng . Đêm tình mùa xuân mị hồi sinh sức sống, muốn đi chơi liền bị A Sử bắt trói đứng bằng một thúng sợi đay ->Dòng nước mắt thức tỉnh của con người sau bao năm chai lì câm nín * Đánh giá: - Là chi tiết tiêu biểu bộc lộ tài năng nghệ thuật và sự thấu hiểu nhân vật của nhà văn Tô Hoài - Để lại ám ảnh cho người đọc về bi kịch của người nông dân miền núi cao Tây Bắc trước Cách mạng; Tố cáo đanh thép tội ác của bọn thống trị; Giúp người đọc thấu hiểu khao khát sự sống và tự do của người dân nơi đây cũng như tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Tô Hoài Chú ý: d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận 0,5 e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa 0,25 tiếng Việt.