Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 2 môn Công nghệ Lớp 11 hệ THPT (Mã đề thi 280) - Năm học 2014-2015
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 2 môn Công nghệ Lớp 11 hệ THPT (Mã đề thi 280) - Năm học 2014-2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_chat_luong_hoc_ky_2_mon_cong_nghe_lop_11_he_thpt.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng học kỳ 2 môn Công nghệ Lớp 11 hệ THPT (Mã đề thi 280) - Năm học 2014-2015
- SỞ GD &ĐT TP . ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKII TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2014-2015 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: CÔNG NGHỆ LỚP 11 HỆ THPT (Đề thi gồm có 4 trang) Thời gian làm bài : 45 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề thi 280 Họ, tên thí sinh: Lớp: 11. Điểm bằng số Điểm bằng chữ Nhận xét của giáo viên Hãy đánh dấu X câu đúng vào bảng sau Câu 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B C D Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 A B C D Câu 1: Khi chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát, ta tiến hành mấy bước? A. 5. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 2: Góc kí hiệu α trên dao tiện là góc: A. Góc trên B. Góc trước C. Góc sắc D. Góc sau Câu 3: Trong hệ thống cung cấp nhên liệu và không khí của động cơ Điêden, hòa khí được hình thành ở đâu? A. Hòa khí được hình thành ở bầu lọc khí. B. Hòa khí được hình thành ở xi lanh. C. Hòa khí được hình thành ở vòi phun. D. Hòa khí được hình thành ở đường ống nạp. Câu 4: Máy tự động là máy hoàn thành được một nhiệm vụ nào đó theo một định trước mà không có sự tham gia của con người. A. chương trình, trực tiếp. B. chu trình, trực tiếp. C. chu trình, gián tiếp. D. chương trình, gián tiếp. Câu 5: Tỉ số nén của động cơ được tính bằng công thức Vbc Vtp A. = B. = Vbc- VTP C. = D. = VTP - Vbc Vtp Vbc Câu 6: Trong hệ thống nhiên liệu của động cơ điêzen bộ phận nào là quan trọng nhất. A. Bơm chuyển nhiên liệu. B. Vòi phun Trang 1/4 - Mã đề thi 280
- C. Bầu lọc tinh. D. Bơm cao áp. Câu 7: Trong một chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ, trục khuỷu quay bao nhiêu độ? A. 1800 B. 3600 C. 5400 D. 7200 Câu 8: Trong chu trình làm việc của động cơ 4 kỳ, có một kỳ sinh công là A. Kỳ 3 B. Kỳ 4 C. Kỳ 2 D. Kỳ 1 Câu 9: Để tăng tốc độ làm mát nước trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, ta dùng chi tiết nào? A. Van hằng nhiệt. B. Bơm nước. C. Két nước. D. Quạt gió. Câu 10: Đỉnh pittông của động cơ 2 kì: A. Làm lồi B. Làm lõm C. Làm tròn. D. Làm bằng Câu 11: Đầu pit-tông có rãnh để lắp xéc măng, các xéc măng được lắp như thế nào? A. Xéc măng khí và xéc măng dầu được lắp xen kẽ. B. Xéc măng khí được lắp ở trên, xéc măng dầu được lắp ở dưới. C. Xéc măng khí được lắp ở dưới, xéc măng dầu được lắp ở trên. D. Lắp tùy ý. Câu 12: Người máy công nghiệp (rôbốt) là một thiết bị tự động hoạt động theo nhằm phục vụ tự động hóa các quá trình sản xuất. A. đa chức năng, chương trình. B. đơn chức năng, chương trình. C. đa chức năng, chu trình. D. chương trình, đa chức năng. Câu 13: Người đầu tiên chế tạo động cơ ô tô chạy bằng xăng là A. Gôlip Đemlơ (người Đức). B. Ruđôngphơ Saclơ Sređiêng Điezen (kĩ sư người Đức). C. Giăng Êchiên Lơnoa (người Pháp gốc Bỉ). D. Nicôla Aogut Ôttô (người Đức). Câu 14: Máy biến áp đánh lửa có nhiệm vụ? A. Hạ điện áp để có thể đánh lửa qua bugi. B. Tăng điện áp để có thể đánh lửa qua bugi. C. Hạ tần số của dòng điện để có thể đánh lửa qua bugi. D. Tăng tần số của dòng điện để có thể đánh lửa qua bugi. Câu 15: Hệ thống đánh lửa có ở loại động cơ nào? A. Động cơ 4 kỳ. B. Động cơ 2 kỳ. C. Động cơ điêzen. D. Động cơ xăng. Câu 16: Dựa vào yếu tố nào để phân loại hệ thống làm mát bằng nước và bằng không khí? A. Nguyên lý hoạt động B. Cách thức làm mát. C. Cấu tạo của hệ thống. D. Chất làm mát. Câu 17: Các vật liệu sau thì vật liệu nào không thể gia công bằng áp lực: A. Gang. B. Thép. C. Nhôm. D. Sắt. Câu 18: Dầu bôi trơn dùng lâu phải thay vì lý do gì? A. Dầu bôi trơn bị đông đặc. B. Dầu bôi trơn bị loãng. C. Dầu bôi trơn bị cạn. D. Dầu bôi trơn bị bẩn và độ nhớt bị giảm. Câu 19: Chuyện động tiến dao dọc khi tiện: A. Phối hợp cả hai tiến dọc và tiến ngang B. Dao đi vào tâm phôi C. Dao quay tròn D. Dao tịnh tiến dọc phôi Câu 20: Động cơ đốt trong (ĐCĐT) là động cơ biến đổi A. Nhiệt năng thành cơ xảy ra bên ngoài của xe . B. Nhiệt năng thành cơ năng xảy ra bên ngoài của xilanh. C. Nhiệt năng thành cơ năng xảy ra bên trong của xilanh. D. Nhiệt năng thành cơ năng xảy ra bên trong của xe. Trang 2/4 - Mã đề thi 280
- Câu 21: Gia công cắt gọt kim loại là A. Phương pháp gia công không phoi. B. Lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi để thu được chi tiết có hình dạng kích thước theo yêu cầu. C. Lấy đi một phần kim loại của phoi dưới dạng phôi để thu được chi tiết có hình dạng kích thước theo yêu cầu. D. Phương pháp gia công có phoi. Câu 22: Ở động cơ điêden 4 kỳ, pit-tông ở vị trí ĐCD tương ứng với thời điểm nào? A. Đầu kỳ nén B. Cuối kỳ nạp và cháy C. Cuối kỳ nén D. Đầu kỳ nạp Câu 23: Mặt sau của dao tiện là : A. Mặt tiếp xúc với phôi và đài gá dao. B. Mặt phẳng tì của dao. C. Đối diện với bề mặt gia công của phôi. D. Mặt tiếp xúc với phôi. Câu 24: Động cơ đốt trong cấu tạo gồm bao nhiêu phần. A. Ba phần B. Hai phần C. Bốn phần D. Năm phần Câu 25: Khẳng định nào sai khi nói về ưu điểm phương pháp đúc: A. Khối lượng vật đúc từ vài gam đến vài trăm tấn. B. Có độ chính xác cao. C. Đúc được tất cả các kim loại và hợp kim. D. Chỉ đúc được các vật có hình dạng đơn giản. Câu 26: Nhiệm vụ chính của trục khuỷu là " " từ thanh truyền để tạo moomen quay kéo máy công tác. A. Nhận lực. B. Đẩy. C. Kéo. D. Truyền lực. Câu 27: Trong một chu trình làm việc của động cơ 2 kì, trục khuỷu quay: A. 2 vòng. B. 1 vòng C. 4 vòng D. 3 vòng Câu 28: Xéc măng được lắp vào đâu? A. Thanh truyền B. Xi lanh C. Pit-tông D. Cổ khuỷu Câu 29: Ưu điểm của hệ thống phun xăng: A. Dễ chỉnh sửa. B. Giá thành rẻ. C. Động cơ vẫn hoạt động khi xe bị ngã thạm chí bị lật ngược. D. Gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Câu 30: "Tiền polime" thuộc loại vật liệu nào: A. Nhựa nhiệt cứng. B. Nhựa nhiệt dẻo. C. Vật liệu giấy. D. Vật liệu vô cơ. Câu 31: Bôi trơn bằng phương pháp pha dầu nhớt vào nhiên liệu được dùng ở động cơ nào? A. Động cơ 2 kỳ B. Động cơ Điêden C. Động cơ xăng D. Động cơ 4 kỳ Câu 32: Giải pháp nào sau đây không đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí ? A. Tích cực trồng cây xanh. B. Xử lý dầu mở và nước thải. C. Khai thác khoảng sản một cách triệt để. D. Sử dụng công nghệ cao trong sản xuất. Câu 33: Trong một chu trình làm việc của động cơ điêden 4 kỳ, ở giữa kỳ nén, bên trong xi lanh chứa gì? A. Xăng B. Hòa khí (Xăng và không khí) C. Không khí D. Dầu điêden và không khí Câu 34: Độ cứng Vicker dùng để đo: A. Vật liệu có độ cứng cao và trung bình. B. Vật liệu có độ cứng trung bình. C. Vật liệu có độ cứng cao. D. Vật liệu có độ cứng thấp. Câu 35: Độ bền biểu thị khả năng Trang 3/4 - Mã đề thi 280
- A. chống lại biến dạng dẻo hay phá hủy của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. B. dãn dài tương đối của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. C. biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. D. chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực. Câu 36: Ở động cơ hai kỳ, ta pha nhớt vào xăng để bôi trơn theo những tỉ lệ nào? A. 1/20 1/40. B. 1/10 1/20. C. 1/20 1/30. D. 1/30 1/40. Câu 37: Có mấy phương pháp gia công áp lực thông dụng A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 38: Động cơ đốt trong (ĐCĐT) ra đời vào năm nào. A. 1877 B. 1897 C. 1885 D. 1860 Câu 39: Trong hệ thống làm mát bằng nước tuần hoàn cưỡng bức, bộ phận tạo nên sự tuần hoàn cưỡng bức trong động cơ là A. Ống phân phối nước lạnh. B. Bơm nước. C. Quạt gió. D. Van hằng nhiệt. Câu 40: Góc trước là góc A. Tạo bởi mặt sau của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy. B. Tạo bởi mặt trước của dao với mặt phẳng song song với mặt phẳng đáy. C. Hợp bởi mặt trước với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao. D. Hợp bởi mặt sau với tiếp tuyến của phôi đi qua mũi dao. HẾT Trang 4/4 - Mã đề thi 280