Đề kiểm tra Chương 2 môn Vật lý Lớp 11

docx 4 trang thaodu 3640
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Chương 2 môn Vật lý Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chuong_2_mon_vat_ly_lop_11.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Chương 2 môn Vật lý Lớp 11

  1. HỌ tên: Nhận xét: Điểm: Kiểm tra chương 2 Vật Lí 11 Thời gian: 50ph (không kể thời gian phát đề) A. TRẮC NGHIỆM (8đ) Câu 1. Tác dụng cơ bản nhất của dòng điện là tác dụng A. từ B. nhiệt C. hóa D. Cơ Câu 2. Khi có dòng điện chạy qua vật dẫn là nguồn điện thì các hạt mang điện tham gia vào chuyển động có hướng dưới tác dụng của lực A.điện trường B. cu – long C. lạ D. hấp dẫn Câu 3. Đơn vị của cường độ dòng điện là A. Vôn (V) B. ampe (A) C. niutơn (N) D. fara (F) Câu 4. Ngoài đơn vị là ampe (A), cường độ dòng điện có thể có đơn vị là A. jun (J) B. cu – lông (C) C. Vôn (V) D. Cu – lông trên giây (C/s) Câu 5. Dòng điện chạy qua bóng đèn hình của một tivi thường dùng có cường độ 60µA. Số electron tới đập vào màn hình của ti vi trong mỗi giây là A. 3,75.1014(e/s) B. 7,35.1014(e/s) C. 2,66.1014 (e/s) D. 0,266.1014(e/s) Câu 6. Chọn câu sai A. Mỗi nguồn điện có một suất điện động nhất định, không đổi. B. Mỗi nguồn điện có một suất điện động nhất định, thay đổi được C. Suất điện động là một đại lượng luôn luôn dương. D. Đơn vị của suất điện động là vôn (V). Câu 7. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng A. sinh công của mạch điện. B. thực hiện công của nguồn điện. C. tác dụng lực của nguồn điện. D. dự trữ điện tích của nguồn điện. Câu 8. Các lực lạ bên trong nguồn điện không có tác dụng A. Làm cho điện tích dương dịch chuyển ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện. B. Tạo ra các điện tích mới cho nguồn điện. C. Tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện. D. Tạo ra sự tích điện khác nhau giữa hai cực của nguồn điện.
  2. Câu 9. Chọn câu phát biểu đúng. A. Dòng điện một chiều là dòng điện không đổi. B. Để đo cường độ dòng điện, người ta dùng ampe kế mắc song song với đoạn mạch cần đo dòng điện. C. Đường đặc tuyến vôn – ampe của các vật dẫn luôn luôn là đường thẳng qua gốc toạ độ. D. Trong nguồn điện, dưới tác dụng của lực lạ, các hạt tải điện dương di chuyển ngược chiều điện trường từ cực âm đến cực dương. Câu 10. Công của lực lạ làm dịch chuyển lượng điện tích 12C từ cực âm sang cực dương bên trong của một nguồn điện có suất điện động 1,5V là A. 18J B. 8J C. 0,125J D. 1,8J Câu 11. Đơn vị của nhiệt lượng là A. Vôn (V) B. ampe (A) C. Oát (W) D. Jun (J) Câu 12. Cho 2 bóng đèn có số ghi lần lượt là 120V-100W, 120V-25W. Mắc nối tiếp hai bóng trên vào hiệu điện thế 120V thì tỷ số công suất P1/P2 là (coi điện trở không thay đổi). A. P1/P2 = 4 B. P1/P2 = 1/4 C. P1/P2 = 16 D. P1/P2 = 1/16 Dùng dữ kiện này để trả lời cho các câu 13 và 14: Muốn dùng một quạt điện 110V – 50W ở mạng điện có hiệu điện thế 220V người ta mắc nối tiếp quạt điện đó với một bóng đèn có hiệu điện thế định mức 220V. Câu 13. Để đèn hoạt động bình thường thì công suất định mức của đèn phải bằng? A. 100W B. 200W C. 300W D. 400W Câu 14. Công suất tiêu thụ của bóng đèn lúc đó là A. 50W B. 75W C. 100W D. 125W Câu 15. Một ấm điện có ghi 120V – 480W, người ta sử dụng nguồn có hiệu điện thế 120V để đun nước. Điện trở của ấm và cường độ dòng điện qua ấm bằng A. 30Ω; 4A B. 0,25Ω ; 4A C. 30Ω; 0,4A D. 0,25Ω; 0,4A Câu 16. Dùng một bếp điện để đun sôi một lượng nước. Nếu nối bếp với hiệu điện thế U1 = 120V thì thời gian nước sôi là t1 = 10 phút. nối bếp với hiệu điện thế U2=80V thì thời gian nước sôi là t2 = 20 phút. Hỏi nếu nối bếp với hiệu điện thế U3 = 60V thì nước sôi trong thời gian t3 bằng bao nhiêu? Cho nhiệt lượng hao phí tỷ lệ với thời gian đun nước. A. 307,6 phút B. 30,76 phút C. 3,076 phút D. 37,06 phút Câu 17. Chọn câu phát biểu sai. A. Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi điện trở của mạch ngoài rất nhỏ B. Tích của cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở của nó gọi là hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch đó. C. Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm thế ở mạch ngoài và mạch trong. D. Tích của cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và điện trở của nó được gọi là độ giảm thế trên đoạn mạch đó.
  3. Câu 18. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1Ω được mắc với điện trở R = 4,8Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V. Suất điện động và cường độ dòng điện trong mạch lần lượt bằng A. 12V;2,5A B. 25,48V; 5,2A C. 12,25V; 2,5A D. 24,96V; 5,2A Câu 19. Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồn điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch là: A. I’ = 3I. B. I’ = 2I. C. I’ = 2,5I. D. I’ = 1,5I. Câu 20. Nguồn điện với suất điện động E, điện trở trong r, mắc với điện trở ngoài R = r, cường độ dòng điện trong mạch là I. Nếu thay nguồng điện đó bằng 3 nguồn điện giống hệt nó mắc song song thì cường độ dòng điện trong mạch là: A. I’ = 3I. B. I’ = 2I. C. I’ = 2,5I. D. I’ = 1,5I. Câu 21. Đo suất điện động của nguồn điện người ta có thể dùng cách nào sau đây? A. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một ampekế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của ampe kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện. B. Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số tạo thành một mạch kín, mắc thêm vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện. C. Mắc nguồn điện với một điện trở có trị số rất lớn và một vôn kế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện. D. Mắc nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện. Câu 22. Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 (A) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 (V). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là: A. E = 4,5 (V); r = 4,5 (Ω). B. E = 4,5 (V); r = 2,5 (Ω). C. E = 4,5 (V); r = 0,25 (Ω). D. E = 9 (V); r = 4,5 (Ω). Câu 23. Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong r = 2,5 (Ω), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 (Ω) mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị A. R = 1 (Ω). B. R = 2 (Ω). C. R = 3 (Ω). D. R = 4 (Ω). Câu 24: Biết rằng khi điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R1 = 3 Ω đến R2 = 10,5 Ω thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn tăng gấp hai lần. Điện trở trong của nguồn điện đó là: A. r = 7,5 Ω . B. r = 6,75 Ω. C. r = 10,5 Ω. D. r = 7 Ω. B.Tự luận (2đ) Câu 1(1đ): cho mạch điện như hình vẽ. Tính R tương đương và cường độ dòng điện qua mạch. Trong đó nguồn điện có ξ = 6V và có điện trở trong không đáng kể. Các điện trở R1 = R2 = 30 Ω; R3 = 7,5 Ω
  4. Câu 2(1đ): Cho đoạn mạch AB chứa n viên pin 1.5V-1Ω được mắc nối tiếp với điện trở ngoài R. Biết nếu n viên pin đó mắc nối tiếp với nhau thì lúc đó cường độ dòng điện qua mạch là 0.25A và UÂB = 18.75V. Nếu tháo đi 2 viên pin ra thì dòng điện qua mạch có cường độ là 0.3A và UAB = 15V. Tìm n? ( Hết ) +Học sinh không được sử dụng tài liệu +Cấm hỏi bài anh Trọng  Good luck!! p/s: dưới 6đ bị phạt phải mua trà sữa cho a uống 