Đề kiểm tra Chương I môn Vật lý Lớp 9 (Có đáp án)

docx 3 trang thaodu 4131
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Chương I môn Vật lý Lớp 9 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chuong_i_mon_vat_ly_lop_9_co_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Chương I môn Vật lý Lớp 9 (Có đáp án)

  1. BÀI KIỂM TRA VẬT LÍ Trường: Lớp: Thời gian: Họ và tên học sinh: Điểm Nhận xét của thầy giáo, cô giáo Đề bài I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm Câu 1: Biểu thức nào dưới đây là biểu thức định luật ôm? U U A. I = U.R B. R . C. I . D. U = I.R I R Câu 2: Một dây dẫn có chiều dài l thì có điện trở là R, nếu gập đôi sợi dây lại thì điện trở lúc sau: A. Giảm 2 lần B. Tăng 2 lần. C. Tăng 4 lần. D. Giảm 4 lần Câu 3: Trong các công thức dưới đây, đâu là công thức tính công suất điện? A. P = U/I . B. P = U. I C. P = Ut . D. P = U.I.t Câu 4: Trong số các bóng đèn sau, bóng nào sáng mạnh nhất ? A. 40V - 100W. B. 220V - 25W. C. 110V - 150W D. 110V - 100W. II. Tự luận: ( 8 điểm) Câu 5: (3 điểm) a, Hãy viết công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp và công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song ? b, Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào các yếu tố nào? Viết công thức tính điện trở khi đó? Câu 6: (3 điểm) a, Biến trở là gì? b, Hãy Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun – Len-xơ? Nêu tên và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức? Câu 7: (1 điểm) Khi mắc một bóng đèn vào hiệu điện thế 12V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 0,4A. Tính công suất điện của bóng đèn này và điện trở của bóng đèn khi đó? Câu 8: (1 điểm) Một dây dẫn bằng nicrom dài 30m, tiết diện 0,3mm 2 được mắc vào hiệu điện thế 220V. Tính điện trở của dây dẫn và cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này? (Biết điện trở suất của nicrom là: = 1,10.10-6 .m) Bài làm
  2. E, Đáp án – biểu điểm. I. Trắc nghiệm : Mỗi câu đúng 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 Đáp án C D B A II. Tự luận : 8 điểm Câu 5: ( 3 điểm) a, Công thức tính điện trở của đoạn mạch mắc nối tiếp: Rtđ = R1 + R2 + R3 Công thức tính điện trở của đoạn mạch mắc nối tiếp: Rtđ = R1R2R3 / R1+R2+R3 (1đ) b, Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với chiều dài l của dây dẫn, tỉ lệ nghịch với tiết diện S của dây và phụ thuộc vào vật liệu làm dây. l Công thức: R = (2đ) S Câu 6: (3 điểm) a, Biến trở là điện trở có thể thay đổi trị số và có thể được sử dụng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. (1đ) b, Định luật Jun - len-xơ: Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua. - Hệ thức: Q = I2Rt Trong đó: Q là nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn (J) I là cường độ dòng điện (A) R là điện trở của dây dẫn () t là thời gian dòng điện chạy qua (s) (2đ) Câu 7: (1 điểm) - Công suất điện bóng đèn là : P = UI= 12.0,4 = 4,8 (w) - Điện trở của bóng đèn là: Áp dụng công thức: I = 0,4 R = U/I = 30 () Câu 8: (1 điểm) Điện trở của dây dẫn là: Áp dụng công thức: R = l/S = 1,1.10-6 .30/3. 10-7 = 110  Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là: Áp dụng công thức: I = 2 (A)