Đề kiểm tra chương Từ trường môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2019-2020

pdf 2 trang thaodu 2180
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chương Từ trường môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_chuong_tu_truong_mon_vat_ly_lop_11_nam_hoc_2019.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra chương Từ trường môn Vật lý Lớp 11 - Năm học 2019-2020

  1. ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG TỪ TRƯỜNG (14/01/2020) Câu 1: Đoạn dây dẫn dài 10 cm mang dòng điện 5 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,08 T. Đoạn dây đặt hợp với các đường sức từ góc 30o. Lực từ tác dụng lên đoạn dây là: A. 0,01 N B. 0,02 N C. 0,04 N D. 0,05 N Câu 2: Một đoạn dây dẫn thẳng dài 1,8 m được đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ 0,80 T. Khi có dòng điện cường độ 4,0 A chạy qua đoạn dây dẫn này thì đoạn dây dẫn bị tác dụng một lực từ bằng 1,5 N. Góc hợp bởi hướng của dòng điện thẳng và hướng của từ trường là: A. 30o B. 45o C. 60o D. 15o Câu 3: Một thanh dẫn điện đồng chất có khối lượng 10 g, dài 1 m, được treo trong từ trường đều có phương vuông góc với mặt phẳng hình vẽ, chiều từ trong ra ngoài. Đầu trên O của thanh có thể quay tự do xung quanh một trục nằm ngang. Khi cho dòng điện cường độ 8 A qua thanh thì đầu dưới M của thanh di chuyển một đoạn 26 cm. Lấy g = 9,8 m/s2. Độ lớn cảm ứng từ B là: A. 3,18 µT B. 5,6 µT C. 3,185 mT D. 3,149 mT Câu 4: Một thanh nhôm MN khối lượng 0,20 kg chuyển động trong từ trường đều và luôn tiếp xúc với hai thanh ray đặt song song cách nhau 1,6 m nằm ngang trong mặt phẳng hình vẽ. Từ trường ngược hướng với trọng lực có độ lớn cảm ứng từ 0,05 T. Hệ số ma sát giữa thanh nhôm MN với hai thanh ray là 0,20. Lấy g = 10 m/s2. Khi cường độ dòng điện qua thanh nhôm không đổi theo chiều từ M đến N thì nó chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,8 m/s2. Giá trị cường độ dòng điện gần giá trị nào nhất sau đây? A. 11 A B. 10 A C. 8 A D. 9 A Câu 5: Khung dây tròn đặt trong không khí bán kính 30 cm có 10 vòng dây. Cường độ dòng điện qua mỗi vòng dây là 0,3 A. Cảm ứng từ tại tâm khung dây có độ lớn là: A. 10–6 T B. 3,14.10–6 T C. 6,28.10–6 T D. 9,42.10–6 T Câu 6: Một ống dây dài 50 cm có dòng điện 0,15 A chạy qua đặt tỏng không khí. Cảm ứng từ bên trong ống dây có độ lớn là 3,5.10–4 T. Số vòng dây được quấc trên ống dây là: A. 1250 B. 928 C. 985 D. 879 Câu 7: Dùng một đây đồng dài 63 m có phủ lớp sơn cách điện mỏng, quấn quanh một hình trụ dài 50 cm, đường kính 4 cm để làm một ống dây. Các vòng dây được quấn sát nhau. Nếu cho dòng điện cường độ 0,1 A vào ống dây thì cảm ứng từ bên trong ống dây bằng. A. 1,29.10–6 T B. 1,14.10–6 T C. 1,26.10–6 T D. 1,53.10–6 T Câu 8: Một dây dẫn thẳng dài, có dòng điện chạy qua được đặt trong không khí. Cảm ứng từ tại điểm cách dây 5 cm là 1,2.10–5 T. Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là: A. 1 A B. 3 A C. 6 A D. 12 A
  2. Câu 9: Hai dây dẫn thẳng dài đặt song song với nhau trong không khí cách nhau 16 cm có các dòng điện I1 = I2 = 10 A chạy qua ngược chiều nhau. Độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách đều hai dây dẫn 8 cm là: A. 0 B. 10–5 T C. 2,5.10–5 T D. 5.10–5 T Câu 10: Hai dây dẫn thẳng dài, song song với nhau và cách nhau 10 cm đặt trong không khí. Dòng điện trong hai dây đó có cường độ I1 = 2 A, I2 = 5 A. Lực tác dụng lên một đọn có chiều dài 0,2 m của mỗi dây dẫn là: A. 3,2.10–6 N B. 6,4.10–6 N C. 2,4.10–6 N D. 4,8.10–6 N Câu 11: Cho hai dòng điện thẳng dài, song song cùng chiều, cùng độ lớn I1 = I2 = 50 A nằm trong cùng mặt phẳng nằm ngang. Phía dưới đặt một dây dẫn bằng nhôm, thẳng dài song song với I1, I2, cách đều hai dòng điện một khoảng 2 cm, có dòng điện I3 = 80 A cùng chiều với hai dòng điện nói trên. Ba điểm M, N o và C là giao điểm của I1, I2, I3 với mặt phẳng hình vẽ. Biết góc MCN = 120 , khối lượng riêng của nhôm là 3 2 2,7 g/cm . Lấy g = 10 m/s . Nếu lực từ tác dụng lên dòng I3 cân bằng với trọng lượng của dây thì giá trị đường kính tiết diện của dây gần giá trị nào nhất sau đây? A. 1,1 mm B. 1,2 mm C. 1,3 mm D. 1,4 mm Câu 12: Một proton bay vào trong từ trường đều theo phương làm với đường sức từ một góc 30o với vận tốc 3.107 m/s, từ trường có cảm ứng từ 1,5 T. Tính lực Lorentz tác dụng lên proton. A. 3,6 pN B. 7,2 pN C. 0,64 pN D. 0,96 pN Câu 13: Một hạt mang điện tích 4.10–10 C, chuyển động với vận tốc 2.105 m/s trong từ trường đều. Mặt phẳng quỹ đạo của hạt vuông góc với vector cảm ứng từ. Lực Lorentz tác dụng lên hạt là 4.10–5 N. Độ lớn cảm ứng từ của từ trường là: A. 0,05 T B. 0,5 T C. 0,02 T D. 0,2 T Câu 14: Hai hạt bay vào trong từ trường đều với cùng vận tốc. Hạt thứ nhất có khối lượng 1,66.10–27 kg và điện tích –1,6.10–19 C. Hạt thứ hai có khối lượng 6,65.10–27 kg và điện tích 3,2.10–19 C. Bán kính quỹ đạo hạt thứ nhất là R1, bán kính quỹ đạo hạt thứ 2 là R2. Xác định tỉ số R1/R2. A. 1/2 B. 5/8 C. 5/6 D. 15/28 Câu 15: Electron chuyển động trong một từ trường đều có cảm ứng từ 0,91 T. Tại thời điểm t = 0, electron ở điểm O và vector vận tốc của nó vuông góc với từ trường, có độ lớn 4.106 m/s. Biết khối lượng và điện tích electron lần lượt là 9,1.10–31 kg và –1,6.10–19 kg. Thời điểm lần thứ 2020 electron cách O một khoảng 25 µm gần giá trị nào nhất sau đây? A. 39,59 ns B. 39,62 ns C. 39,63 ns D. 39,66 ns Chúc may mắn