Đề kiểm tra chuyên đề lần 2 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2010 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)

docx 4 trang thaodu 11050
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chuyên đề lần 2 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2010 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chuyen_de_lan_2_mon_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2019.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra chuyên đề lần 2 môn Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2019-2010 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)

  1. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN NGỮ VĂN. KHỐI 10 NĂM HỌC 2019 - 2020 Đề có 01 trang (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề) I. Phần đọc – hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể sắm lại được xe nhưng mất thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. Lãng phí thời gian là mất tuyệt đối. Thời gian là một dòng chảy thẳng; không bao giờ dừng lại và cũng không bao giờ quay lui. Mọi cơ hội, nếu bỏ qua là mất. Tuổi trẻ mà không làm được gì cho đời cho bản thân thì nó vẫn xồng xộc đến với tuổi già. Thời gian là một dòng chảy đều đặn, lạnh lùng, chẳng bao giờ chờ đợi sự chậm trễ. Hãy quý trọng thời gian, nhất là trong thời đại trí tuệ này; nền kinh tế trí thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Chưa đầy một giờ, công nghệ Nhật Bản đã có thể sản xuất một tấn thép, con tàu tốc hành của các nước phát triển, trong vài giờ, đã có thể vượt qua được vài ngàn kilômét. Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay. Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước. (Phong cách sống của người đời – Nhà báo Trường Giang. www.chungta.com) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Theo tác giả, vì sao lãng phí thời gian là mất tuyệt đối? Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay? Câu 4. Anh/ Chị có đồng tình với quan niệm: Giải trí là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước? Vì sao? Phần II: Làm văn (7,0 điêm) Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người trong đoạn thơ dưới đây: “Rồi hóng mát thuở ngày trường, Hòe lục đùn đùn tán rợp giương. Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ, Hồng liên trì đã tiễn mùi hương. Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.” (Trích “Cảnh ngày hè” – Nguyễn Trãi. Ngữ văn 10 – Tập I) Hết Họ và tên học sinh Lớp (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm) 1
  2. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐÁP ÁN ĐỀ THI KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 2 TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN MÔN VĂN KHỐI 10 NĂM HỌC 2019 - 2020 Đáp án có 03 trang (Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề) Phần Câu Nội dung Điểm I Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu 3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5 2 Theo tác giả, lãng phí thời gian là mất tuyệt đối vì: Mất tiền có thể kiếm lại được tiền, mất xe có thể sắm lại được xe nhưng mất 0,5 thời gian thì chịu, đố ai có thể tìm lại được. 3 Mọi biểu hiện đủng đỉnh rềnh ràng đều trở nên lạc lõng trong xu thế toàn cầu hiện nay vì: Trong thời đại trí tuệ này, nền kinh tế tri thức đã và đang làm cho thời gian trở nên vô giá. Nhịp sống rất 1,0 hối hả, khẩn trương, các nước đang phát triển với tốc độ như vũ bão 4 Học sinh trình bày quan điểm riêng và có những lí giải hợp lí, thuyết phục. Có thể theo hướng đồng tình với quan niệm: Giải trí 0,25 là cần thiết nhưng chơi bời quá mức, để thời gian trôi qua vô vị là có tội với đời, với tương lai đất nước. Vì: 0,75 - Thời gian vô cùng quan trọng, là quà tặng kì diệu của tạo hóa, không lặp lại. - Thời gian là sẽ giúp ta làm lên những giá trị đích thực. Lãng phí thời gian sẽ dần rơi vào sự lạc lõng, chán nản – trở thành đời thừa - Đời người chỉ sống có một lần và duy nhất. Và cuộc sống là một cuộc “ chạy” tiếp sức của các thế lực. II Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống 7,0 con người trong đoạn thơ của Nguyễn Trãi. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, 0,5 Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Phân tích bức tranh thiên 0,5 nhiên và bức tranh cuộc sống con người. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. 1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận. 0,5 2. Thân bài 2.1. Khái quát chung 0,5 2
  3. - Bài thơ “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi là bài số 43 trong chùm thơ “Bảo kính cảnh giới” của tập thơ “Quốc âm thi tập”. - Bài thơ đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người tuyệt đẹp và tấm lòng yêu nước thương dân của tác giả. 2.2. Phân tích a. Hoàn cảnh sống của Nguyễn Trãi trong những ngày về ở 0,5 ẩn: - Rồi: Là một từ cổ có nghĩa là rảnh rỗi, nhàn hạ - Ngày trường: Ngày dài, chỉ khoảnh thời gian rảnh rỗi. - Hóng mát: Hoạt động an nhàn, tĩnh tại, thư thái → Tâm thế an nhàn, thảnh thơi của tác giả. Nguyễn Trãi một đời bận rộn, tận tâm vì đất nước, đây là những giây phút hiếm hoi của cuộc đời. b. Bức tranh thiên nhiên rực rỡ, sống động. 1,5 - Xuất hiện trong ba câu thơ là những sự vật quen thuộc của của mùa hè: lá hòe, thạch lựu, hoa sen → Sự vật gần gũi, giản dị. - Cách miêu tả sự vật của tác giả: + Màu sắc: màu xanh của hoa hòe, màu đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen. + Trạng thái: đùn đùn, rợp, phun, tiễn, mùi hương: mùi sen cuối hạ. → Cách miêu tả tinh tế, sinh động khiến các sự vật hiện lên vừa có màu sắc vừa có trạng thái, vừa có mùi hương. - Các sự vật vốn gần gũi, giản dị nhưng qua cách phối hợp đường nét, màu sắc cùng các động từ mạnh đã vẽ lên một bức tranh căng tràn sự sống ⇒ Thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên của của Nguyễn Trãi. c. Vẻ đẹp bức tranh cuộc sống con người 1,25 - Nguyễn Trãi dùng nhiều từ Hán Việt như ngư phủ, cầm ve, tịch dương kết hợp nhuần nhuyễn với những từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa mộc mạc, bình dị, vừa trang trọng tao nhã. - Cuộc sống được cảm nhận bằng âm thanh: Âm thanh từ làng chợ cá, của tiếng ve râm ran mỗi độ hè về - Nhà thơ sử dụng hai từ láy tượng thanh “lao xao” – âm thanh của những phiên chợ cá, “dắng dỏi” – diễn tả âm thanh của tiếng ve, kết hợp với nghệ thuật đảo cấu trúc câu nhằm nhấn mạnh những âm thanh bao trùm làng quê. → Cuộc sống sôi động, ồn ão, tràn đầy sức sống và âm thanh. 2.3. Nghệ thuật 0,5 3
  4. - Giọng điệu trữ tình, sâu lắng, bút pháp tả sinh động. - Thể thơ sáng tạo thất ngôn xen lục ngôn. - Ngôn ngữ thơ phong phú, đa dạng vừa có lớp từ Hán Việt vừa có lớp từ thuần Việt tạo nên vẻ đẹp vừa trang trọng vừa bình dị ` 2.4. Đánh giá chung 0,5 Nhà thơ đã cảm nhận cái tinh tế, thú vị của ngày hè qua thị giác và thính giác. Cả thiên nhiên và con người đều hiện lên tràn đầy sức sống Tâm hồn nhà thơ Nguyễn Trãi được hòa vào thiên nhiên, nói lên được tác giả là người tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên, tha thiết với cuộc sống quê nhà của nhà thơ Nguyễn Trãi. d. Sáng tạo: Có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp với 0,5 đặc trưng tiếp nhận văn học, diễn đạt bằng ngôn ngữ của cá nhân. e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, 0,25 đặt câu, Điểm toàn bài 10,0 4