Đề kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2021-2022

docx 8 trang Hoài Anh 24/05/2022 4150
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_12_nam_h.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 12 - Năm học 2021-2022

  1. Tuần: Tiết ppct: ngày / / 2021 TRUNG TÂM GDNN-GDTX MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I HUYỆN AN BIÊN MÔN: GDCD LỚP 12 – THỜI GIAN: 45 PHÚT Tổ: GDTX Giáo viên: Đoàn Chí Thông I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1.Về kiến thức: - Nhằm kiểm tra kiến thức HV đạt được trong các bài ở học kỳ I lớp 12; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình - Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. 2. Về kĩ năng -Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống.Từ đó rút ra được bài học cho bản thân. - Rèn luyện được kĩ năng khi xem xét, đánh giá hiện tượng kinh tế một cách khách quan và các quan điểm về XH. - Có kỹ năng sử lý các tình huốn trong đời sống. 3. Về thái độ - HS có thái độ đúng và điều chỉnh qúa trình học tập của mình. - Tích cực 4. Năng lực cần hướng tới : - Năng lực chung: +Năng lực nhận thức, tự tìm hiểu các tri thức, hiện tượng xẩy ra trong tự nhiên và xã hội +Năng lực xử lý tình huống, giải quyết tình huống trong đời sống. - Năng lực chuyên biệt : +Biết vận dụng kiến thức để xem xét các hiện tượng tự nhiên và xã hội. +Biết vận dụng kiến thức để định hướng được hành vi của bản thân II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm: 70% và tự luận 30% . III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 1. Ma trận. Mức độ nhận thức Tổng Vận dụng % Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TT Đơn vị kiến thức cao Số CH tổng kiến thức Thời Thời Thời Thời Thời điểm Số Số Số Số gian gian gian gian gian TN TL CH CH CH CH phút phút phút phút phút 1 Pháp luật - Khái niệm và đời pháp luật - Vai trò của 3 3p 3 3p 6 6p 1,5 sống pháp luật trong đời sống xã hội
  2. 2 Thực hiện - Khái niệm, các hình thức và pháp luật các giai đoạn thực hiện pháp luật. 3 3p 3 3p 6 6p 1,5 - Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. 3 3,4 . Chủ - Công dân bình đề : công đẳng trước pháp luật. dân bình đẳng - Quyền bình 3 3p 3 3p 1* 1 7p 7 1 23p 4,5 10p trước đẳng của công dân trong một pháp luật số lĩnh vực đời sống xh. 4 5. Quyền - Khái niệm về bình đẳng quyền bình đẳng giữa các giữa các dân tộc. dân tộc, - Quyền bình tôn giáo 4 3p 3 3p 6 7p 1,75 đẳng giữa các tôn giáo. - Phân biệt tôn giáo và mê tín. 5 6. Công - Khái niệm dân với quyền bất khả xâm phạm thân các quyền thể. tự do cơ 3 3p 3 3p 0,75 bản - Quyền được pháp lật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe Tổng 16 12p 12 12p 1 10p 1 11 28 2 45p 100 Tỷ lệ % 40 30 20 10 70 30 100 Tỷ lệ chung 70 30 100
  3. 2. ĐẶC TẢ STT Nội Đơn vị Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, Số câu hỏi theo mức độ nhận dung kiến đánh giá thức kiến thức Nhận Thông Vận V/dụng thức biết hiểu dụng cao 1 Pháp Khái Nhận biết: 3 3 1 1 luật với niệm và đời - Nêu được khái niệm, bản chất, đặc trưng sống các đặc của pháp luật. trưng Thông hiểu: cơ bản - Hiểu được vai trò của pháp luật trong đời của pl sống xã hội. - Hiểu được mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức. Mối Vận dụng: quan hệ - Đánh giá được hành vi của bản thân và giữa PL người khác theo các chuẩn mực của pháp và đạo luật. đưc Vận dụng cao - Lựa chọn cách xử sự đúng khi sử dụng pháp luật để thực hiện và bảo vệ quyền Khái và lợi ích hợp pháp của công dân. 2 Thực - Khái Nhận biết: 3 3 hiện niệm, pháp các hình - Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật, luật thức và các hình thức thực hiện pháp luật và các loại các giai vi phạm pháp luật đoạn thực Thông hiểu: hiện - Phân biệt được các hình thức thực hiện pháp pháp luật. luật. - Hiểu được vi phạm pháp luật và trách - Vi nhiệm pháp lí. phạm Vận dụng: pháp - Ủng hộ các hành vi thực hiện đúng pháp luật và luật. trách - Phê phán những hành vi làm trái pháp luật. nhiệm Vận dụng cao: pháp lí. - Thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. - Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống cụ thể. 3 Quyền Công Nhận biết: 3 3 bình dân bình đẳng đẳng . Biết được thế nào là bình đẳng về quyền và
  4. của trước nghĩa vụ. công pháp Biết được thế nào là bình đẳng trong lĩnh vực dân luật trong 1 hôn nhân và gia đình, trong lao động và trong số lĩnh kinh doanh. vực của Thông hiểu: đời sống - Hiểu được thế nào là bình đẳng về trách xã hội nhiệm pháp lí. Quyền - Hiểu được thế nào là bình đẳng trong hôn và bình đẳng của gđ và trong lao động và trong kinh doanh công dân - Phân biệt được quyền và nghĩa vụ trong lĩnh trong vực hôn nhân gia đình, trong lao động, và trong một số lĩnh vực kinh doanh. đời sống Vận dụng: xh. - Đánh giá được hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật và trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Vận dụng cao -Đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm vi phạm các quyền bình đẳng của công dân trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. 4 5. - Khái Nhận biết: Nhận biết được quyền bình đẳng 4 3 niệm về giữa các dân tộc trong các lĩnh vực kinh tế, Quyền quyền chính trị. bình bình Thông hiểu: Phân biệt hành động đúng sai về đẳng đẳng quyền bình đẳng tôn giáo. giữa các giữa các Vận dụng: Nhận định được hành vi tôn giáo dân tộc. dân tộc, và mê tín - Quyền tôn giáo bình đẳng giữa các tôn giáo. - Phân biệt tôn giáo và mê tín. 5 6. Công - Khái Nhận biết: Quyền được pháp luật bảo hộ về 3 niệm tính mạng, sức khỏe. Quyền bất khả xâm phạm dân với quyền về thân thể. các bất khả Thông hiểu: Phân biệt được hành vi đúng quyền tự xâm Vận dụng: Nhận định và vận dụng kiến thức do cơ phạm đã học vào thực tiễn thân thể.
  5. bản - Quyền được pháp lật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe Tổng 29 câu 16 12 01 01 TRUNG TÂM GDNN-GDTX ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 HUYỆN AN BIÊN MÔN: GDCD LỚP 12 – THỜI GIAN: 45 PHÚT Tổ: GDTX Giáo viên: Đoàn Chí Thông Họ và tên: điểm: Mã đề : 01 Câu 1. Pháp luật mang bản chất của A. giai cấp thống trị. B. giai cấp đa số. C. giai cấp thiểu số. D. giai cấp bị trị. Câu 2. Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây? A. Quy định. B. Quy chế. C. Pháp luật. D. Quy tắc. Câu 3. Mỗi quy tắc xử sự được thể hiện thành A. một quy phạm pháp luật. B. một số quy định pháp luật. C. nhiều quy định pháp luật. D. nhiều quy phạm pháp luật. Câu 4. Đặc trưng nào sau đây phân biệt sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính thực tiễn xã hội. Câu 5. Công ty X đã xây dựng hệ thống xử lí chất thải đạt chuẩn để bảo vệ môi trường.Việc làm này của công ty đã A. đúng quy định của pháp luật và đạo đức. B. đúng quy định pháp luật và lương tâm. C. đúng nghĩa vụ công dân và đạo đức. D. đúng trách nhiệm của công dân và đạo đức. Câu 6. Bạn A thắc mắc, tại sao mọi quy định trong Luật kinh doanh đều phù hợp với nội dung “Mọi công dân đều có quyền kinh doanh mọi ngành nghề pháp luật không cấm” trong Hiến pháp. Em sử dụng đặc trưng nào sau đây để giải thích cho bạn? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính thực tiễn xã hội. Câu 7. Vi phạm hình sự là hành vi A. rất nguy hiểm cho xã hội. B. nguy hiểm cho xã hội. C. tương đối nguy hiểm cho xã hội. D. đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
  6. Câu 8. Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ A. lao động, công vụ nhà nước. B. kinh tế tài chính. C. tài sản và hợp đồng. D. công dân và xã hội. Câu 9. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ A. chính trị. B. đạo đức. C. pháp luật. D. xã hội. Câu 10. Các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm), làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật . D.áp dụng pháp luật. Câu 11. Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật A. cho phép làm. B. quy định làm. C. bắt buộc làm. D. khuyến khích làm. Câu 12. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt, thay đổi việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức là hình thức A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. tuân thủ pháp luật . D.áp dụng pháp luật. Câu 13. Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là A. 18 tuổi trở lên. B. từ 18 tuổi trở lên. C. từ đủ 16 tuổi trở lên. D. từ đủ 14 tuổi trở lên. Câu 14. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật? A. Cướp giật dây chuyền, túi xách người đi đường. B. Tự ý nghĩ việc. C. Vay tiền dây dưa không trả. D. Xây nhà trái phép. Câu 15. A và B đua xe, lạng lách, đánh võng trên đường và bị cảnh sát giao thông xử lý. A và B vi phạm A. hành chính. B. hình sự. C. dân sự . D. kỷ luật. Câu 16. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào thuộc loại vi phạm hành chính? A. Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt số tiền lớn của nhà nước. B. Buôn bán hàng hóa lấn chiếm lề đường. C. Phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người. D. Học sinh nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học. Câu 17. Ông A vận chuyển gia cầm bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài: A. dân sự. B. hình sự. C. hành chính. D. kỷ luật. Câu 18. Hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên đường là vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C.Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 19. Anh Y là nhân viên của công ty điện lực miền nam. Vì hoàn cảnh gia đình có con bị bệnh nan y đang điều trị ở bệnh viện, anh đã lấy cáp điện của công ty đem bán với số tiền là 10 triệu. Theo em, hành vi của anh Y phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào? A. Bị phê bình và kiểm điểm trước cơ quan. B. Không được nâng lương đúng thời hạn.
  7. C. Bồi thường thiệt hại cho công ty. D. Bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Câu 20. Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong A. Hiến pháp. B. Hiến pháp và luật. C. luật Hiến pháp. D. luật và chính sách. Câu 21. Tham gia quản lí Nhà nước và xã hội là một trong những A. quyền, bổn phận của công dân. B. trách nhiệm của công dân. C. nghĩa vụ của công dân. D. quyền, nghĩa vụ của công dân. Câu 22. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào? A. Tài sản và sở hữu. B. Nhân thân và tài sản. C. Dân sự và xã hội. D. Nhân thân và lao động. Câu 23. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thể hiện thông qua A. tìm việc làm. B. kí hợp đồng lao động. C. sử dụng lao động. D. thực hiện nghĩa vụ lao động. Câu 24. Trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì mọi doanh nghiệp đều có quyền A. tự chủ đăng kí kinh doanh. B. kinh doanh không cần đăng kí. C. miễn giảm thuế. D. tăng thu nhập. Câu 25. Bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là bình đẳng trong A. lựa chọn, ngành nghề. B. tìm kiếm việc làm. C. quyền làm việc. D. lựa chọn việc làm. Câu 26. Ở Việt Nam, mọi công dân nam khi đủ 17 tuổi phải đăng kí nghĩa vụ quân sự là thể hiện công dân bình đẳng trong việc A. chịu trách nhiệm pháp lí. B. thực hiện nghĩa vụ. C. thực hiện quyền. D. chịu trách nhiệm pháp luật Câu 27. Trước khi kết hôn, anh A gửi tiết kiệm được 50 triệu đồng. Số tiền này là tài sản của A. anh A. B. vợ chồng anh A. C. gia đình anh A. D. cha mẹ anh A. Câu 28. Quyền bình đẵng giữa các dân tộc không bao gồm những lĩnh vực náo dưới đây? A. Chính trị. B. Đầu tư. Kinh tế. B. Văn hóa, Xã hội. Câu 29: tự luận Thế nào là bình đẵng trong kinh doanh? Nêu ví dụ: Nhận xét ( 3đ) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN : GDCD 12 ĐÁP 1.A 2.C 3.A 4.B 5.A 6.A 7.B 8.A 9.D 10.B 11.A 12.D 13.C 14.B ÁN ĐÁP 15.A 16.B 17.C 18.B 19.D 20.B 21.B 22.B 23.A 24.A 25.A 26.B 27.A 28.B ÁN
  8. Diễn giải : - Bình đẵng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân tổ chức, khi tham gia vào các quan hệ kinh tế , từ việc lựa chọn ngành nghề , địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiền quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẵng theo quy định của pháp luật. ( 2đ) - Nêu ví dụ: .Nhận xét (1đ)