Đề kiểm tra Cuối học kì II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Quốc Toản

doc 2 trang hangtran11 11/03/2022 3853
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Cuối học kì II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_vat_ly_lop9_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra Cuối học kì II môn Vật lý Lớp 9 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Quốc Toản

  1. PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 70: KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN LÝ 9 - NĂM HỌC: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút Đề 02 : I/ Khoanh tròn phương án trả lời mà em cho là đúng nhất các câu dưới đây: (3,0 điểm) Câu 1: Máy biến thế là một thiết bị có tác dụng gì? A. Biến đổi hiệu điện thế xoay chiều. B. Biến đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều. C. Biến đổi hiệu điện thế một chiều. D. Biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều. Câu 2: Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của một nam châm thì trong cuộn dây A. xuất hiện dòng điện một chiều. B. xuất hiện dòng điện xoay chiều. C. xuất hiện dòng điện không đổi. D. không xuất hiện dòng điện. Câu 3: Với cùng một công suất điện truyền đi, công suất hao phí sẽ thay đổi thế nào nếu hiệu điện thế tăng lên 4 lần? A. Giảm 4 lần. B.Tăng 4 lần. C. Giảm 16 lần. D.Tăng 16 lần. Câu 4: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 300 vòng dây, muốn tăng hiệu điện thế lên 3 lần thì cuộn thứ cấp phải quấn bao nhiêu vòng? A. 300 vòng. B. 600 vòng. C. 900 vòng. D. 1200 vòng. Câu 5: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có A. phần rìa dày hơn phần giữa. B. phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. phần rìa và phần giữa bằng nhau. D. hình dạng bất kỳ. Câu 6: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành A. chùm tia ló hội tụ. B. chùm tia phản xạ. C. chùm tia ló phân kỳ. D. chùm tia ló song song khác. Câu 7: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló A. đi qua tiêu điểm. B. song song với trục chính. C. truyền thẳng theo phương của tia tới. D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. Câu 8: Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp? A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 16 cm. B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 6cm. C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 16 cm. D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 6 cm. Câu 9: Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy ảnh ảo lớn hơn vật ta cần phải . A. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự. B. đặt vật trong khoảng tiêu cự. C. đặt vật sát vào mặt kính. D. đặt vật bất cứ vị trí nào. Câu 10: Dùng kính lúp có số bội giác 4x và kính lúp có số bội giác 5x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì A. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh lớn hơn kính lúp có số bội giác 5x. B. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác 5x. C. kính lúp có số bội giác 4x thấy ảnh bằng kính lúp có số bội giác 5x. D. không so sánh được ảnh của hai kính lúp đó. Câu 11: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d > 2f thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất là A. Ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. C. Ảnh thật , ngược chiều và lớn hơn vật. D. Ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật. Câu 12: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính thì ảnh A’B’là A. ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật . B. ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. C. ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. D. ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật. II/ Trả lời câu hỏi và giải bài tập (7 điểm) Câu 13: a/ Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi nào? Những máy nào ứng dụng của hiện tượng cảm ứng điện từ? Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều ta dùng dụng cụ gì, khi mắc cần chú ý cách mắc hay không?(1,5 điểm)
  2. b/ Người ta truyền tải một công suất điện 1000000W bằng một đường dây có điện trở 10Ω. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110000V. Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây là bao nhiêu?(0,5 điểm) Câu 14: a/Một người chỉ nhìn rõ các vật cách mắt từ 15cm đến 50cm. Mắt người ấy có tật gì? Người ấy phải đeo kính loại gì? Tiêu cự của kính đeo là bao nhiêu? (1,5 điểm) b/ Để tránh tật cận thị em phải làm gì? (0,5 điểm) Câu 15: Một vật sáng AB cao 5cm đặt vuông góc với trục chính và trước thấu kính hội tụ, thấu kính có tiêu cự f = 18cm. Biết điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính này là 24cm. a/ Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính và nêu đặc diểm của ảnh vừa dựng được(tỷ lệ xích tùy chọn) (1,5 điểm) b/ Tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính và so sánh chiều cao của ảnh và vật? (1,5 điểm) Hết