Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên môn Vật lý - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

doc 1 trang thaodu 5281
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên môn Vật lý - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_tuyen_sinh_lop_10_thpt_chuyen_mon_vat_ly_nam_hoc_2013.doc

Nội dung text: Đề thi tuyển sinh Lớp 10 THPT chuyên môn Vật lý - Năm học 2013-2014 - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Năm học: 2013 – 2014 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: VẬT LÝ Ngày thi: 14 tháng 06 năm 2013 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Bài 1 (2,5 điểm): a/ Một ca nô chạy dọc bờ sông giữa hai bến A và B cách nhau 72km. Khi nước không chảy, thời gian ca nô đi và về hết 4 giơ 48 phút. Khi nước chảy thời gian ca nô đi và về hết 5 giờ. Hỏi nếu ca nô tắt máy trôi theo dòng nước thì đi từ A đến B mất bao lâu? Biết khi nổ máy tốc độ của ca nô đối với nước không thay đổi. b/ Một cái phao thả trên mặt nước thì một nửa thể tích của phao chìm trong nước. Khi gắn vào phao một vật nặng có cùng thể tích rồi thả vào nước sao cho vật nặng chìm trong nước thì chỉ còn 20% thể tích của phao nổi trên mặt nước. Tính khối lượng riêng của vật nặng. Biết nước có khối lượng riêng d = 1000kg/m3. Bài 2 (1,5 điểm): Một ấm nhôm 500g chứa 1,5 lít nước ở cùng nhiệt độ 200C, người ta rót thêm vào ấm 0,5 lít nước ở nhiệt độ 800C, rồi đặt ấm lên bếp điện có công suất 1KW để đun. Hiệu suất truyền nhiệt của bếp cho ấm nước 80%. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt của ấm nước với môi trường. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K, của nước là 4200 J/kg.K; nước có khối lượng riêng d = 1000 kg/m3. a/ Tính thời gian cần thiết để đun ấm nước trên sôi ở nhiệt độ 1000C. b/ Sau khi đun được 5 phút nhiệt độ của ấm nước là bao nhiêu? Bài 3 (2 điểm): Dùng nguồn điện không đổi có hiệu điện thế U mắc nối tiếp với điện trở bảo vệ R0 để cấp điện cho mạch ngoài là bóng đèn Đ1 thì hiệu suất của mạch là H1 = 80%. Nếu mạch ngoài gồm hai bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc song song thì hiệu suất của mạch là H2 = 60%. Biết hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức, bóng đèn Đ1 có công suất định mức 12W. Tính công suất định mức của bóng đèn Đ2. Bỏ qua điện trở của dây nối. Bài 4 (2 điểm): Một mạch điện mắc như hình vẽ: Biết U = 18V, R1 = 9Ω, R3 = 6Ω, R4 = 4Ω, R2 là một biến trở. Bỏ qua điện trở của Ampe kế và dây nối. a/ Điều chỉnh R2 = 12Ω. Tìm số chỉ của Ampe kế. b/ Thay Ampe kế bằng Vôn kế có điện trở rất lớn, điều chỉnh R2 đến giá trị nào để Vôn kế chỉ giá trị 13,5V. Bài 5 (2 điểm): Hai gương phẳng G1, G2 có mặt phản xạ hướng vào nhau, hớp với nhau góc α = 0 75 . Một điểm sáng S nằm giữa hai gương, cách gương G1 2m, cách giao tuyến O của hai gương 4m. a/ Hãy nêu cách vẽ đường truyền của tia sáng phát ra từ S lần lượt phản xạ trên gương G1, G2 rồi trở lại S. (Có hình vẽ biểu diễn đường truyền của tia sáng). b/ Một người từ S ném quả bóng nhẹ với tốc độ 20km/h theo hướng tia sáng trên. Hỏi sau bao lâu quả bóng trở về vị trí ném. Cho rằng bóng chuyển động thẳng với tốc độ không đổi, sự phản xạ của bóng trên hai gương xảy ra tức thời và tuân theo định luật phản xạ ánh sáng. HẾT Họ và tên thí sinh: Chữ ký Giám thị số 1 Số báo danh: .