Đề kiểm tra cuối năm môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

doc 2 trang thaodu 3410
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối năm môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_nam_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2018_2019_co.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối năm môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2018-2019 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Ngữ văn 8 Thời gian: 90 phút( không kể thời gian giao đề ) Phần I: Đọc - hiểu (2,0 điểm) Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu: Cả đàn chuột cười bò ra. Hay, hay quá! Hô hô! Vẫn còn chưa no! Phải rồi, đã no sao được! Chuột còn chén nữa! Hô hô! Chuột Cống cũng cười lăn ngửa ra mặt đất. Nó vỗ bốn chân bình bịch vào cái bụng trắng hếu. Hô hô! Một lúc, chuột cống nhỏm dậy: - Thôi, anh em, lui quân! Hôm nay ta vét bếp, mai ta sẽ vào khoắng buồng thóc! Ta sẽ còn nhiều bữa chén túy lúy nữa. Sắp tết rồi, loài người họ còn đem vô khối thức ăn ngon về cho chúng ta. Hôm nào nhà này gói giò, ta sẽ quay lại Đàn chuột lục tục kéo nhau đi hết. Trong bếp im phắc. Mèo con vẫn đứng ở sát vách. Hai mắt nó vẫn sáng xanh lè. Nhưng lúc này nó không run vì xấu hổ nữa mà tức giận. Lũ chuột! Chúng mày cười hô hố rồi sẽ có lúc chúng mày khóc hu hu. Ngheo. Mèo con kêu lên một tiếng, trời vừa sáng. (Trích Cái tết của Mèo con, Nguyễn Đình Thi, tuyển tập truyện ngắn thiếu nhi, NXB GD 2002) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của phần trích. Câu 2. Dấu hai chấm xuất hiện trong đoạn dùng để làm gì? Câu 3. Chỉ ra 3 từ tượng thanh xuất hiện trong phần trích Câu 4. Xét theo cấu tạo, câu: “Hôm nay ta vét bếp, mai ta sẽ vào khoắng buồng thóc.” thuộc kiểu câu gì? Phần II: Tự luận (8,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Viết một đoạn văn thuyết minh về lợi ích của cây lúa trong đời sống. Câu 2 (6,0 điểm). Cảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên của Bác Hồ qua bài thơ "Ngắm trăng" trong chương trình Ngữ văn 8. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh
  2. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Ngữ văn 8 PHẦN Câu Nội dung Điểm ĐỌC 1 PTBĐ: Tự sự 0.5 HIỂU 2 Dấu hai chấm báo trước lời đối thoại. 0.5 (2,0 3 Từ tượng thanh: Hô hố, hô hố, ha ha, bình bịch, hu hu 0.5 điểm) ( HS trả lời 3 trong số các từ trên, nếu trả lời 1 từ đúng thì cho 0.25 đ) 4 Câu ghép 0.5 LÀM 1( 2,0 Đảm bảo hình thức một đoạn văn thuyết minh 0,5 VĂN điểm) * Có thể trình bày các ý sau: 1,5 - Giá trị lương thực (nuôi sống con người, chăn nuôi ). - Giá trị kinh tế (xuất khẩu, chế biến hàng hóa thực phẩm, phân bón ) - Giá trị tinh thần: gắn với nền văn minh lúa nước, nhiều phong tục, tập quán văn hóa dân tộc của người Việt Nam;đi vào đời sống văn chương nghệ thuật; trở thành một số biểu tượng tinh thần 2 (6,0 a. Yêu cầu về kỹ năng: 1,0 điểm) - Xác định đúng kiểu bài: Nghị luận chứng minh - Bài viết đảm bảo bố cục ba phần. - Bài viết không mắc lỗi diễn đạt, chính tả. - Lời văn diễn đạt khách quan, chính xác, ngôn ngữ trong sáng. b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày 5.0 nhưng cần đảm bảo một số ý cơ bản sau: * Tình yêu thiên nhiên: 3.0 - Chọn đề tài về thiên nhiên (Trăng) - Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác trong hoàn cảnh tù đày. - Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Tình cảm song phương cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người. * Đánh giá: 2.0 - Là bài thơ tứ tuyệt ngôn ngữ giản dị mà hàm súc giàu tính biểu cảm với phép đối, nhân hóa, cách dùng từ ngữ - Qua tình yêu thiên nhiên đến say mê ấy ta cảm nhận được tâm hồn nghệ sỹ và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù.