Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022

pdf 2 trang Hoài Anh 28/05/2022 12211
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_danh_gia_giua_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lo.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD&ĐT TP BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS VÕ CƯỜNG NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm 12 hỏi trắc nghiệm khách quan và 3 câu tự luận) (Đề thi gồm 02 trang) - Họ và tên: Lớp: Phòng thi: SBD: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm). Câu 1. Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, ngành nghề và A. chiến lược kinh doanh. B. quy mô kinh doanh. C. giải pháp kinh doanh. D. nội dung kinh doanh. Câu 2. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của tiền thuế đối với sự phát triển của đất nước? A. Ổn định thị trường. B. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế. C. Phát triển kinh tế đất nước. D. Gia tăng tỉ lệ lạm phát. Câu 3. Ông G đã có giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng thấy việc kinh doanh thuận lợi nên ông G làm hồ sơ xin đăng ký kinh doanh thêm dịch vụ ăn uống ở hai địa điểm khác. Ông G đã sử dụng quyền nào sau đây? A. Tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. B. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh. C. Quyền chủ động mở rộng quy mô. D. Được khuyến khích phát triển trong kinh doanh. Câu 4. Hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội là nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Lao động. B. Kinh doanh. C. Sáng tạo. D. Làm việc. Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc của hợp đồng lao động? A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. B. Không trái với pháp luật. C. Không trái với thoả ước lao động tập thể. D. Giao kết qua khâu trung gian. Câu 6. Vì vợ bị vô sinh, Giám đốc X đã cặp kè với cô V để mong có con nối dõi tông đường. Khi biết mình có thai, cô V ép Giám đốc phải sa thải chị M là trợ lí đương nhiệm và kí quyết định cho cô và vị trí đó. Được M kể lại, vợ Giám đốc ghen tuông đã buộc chồng đuổi việc cô V. Nể vợ, ông X đành chấp nhận. Trong trường hợp này, ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động? A. Vợ chồng Giám đốc. B. Giám đốc X và cô V. C. Vợ chồng Giám đốc X và cô V. D. Vợ chồng Giám đốc X và chị M. Câu 7. Hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là A. xâm phaṃ pháp luât.̣ B. trái pháp luật. C. vi phaṃ pháp luât.̣ D. tuân thủ pháp luât.̣ Câu 8. Hinh̀ thứ c chịu trách nhiêṃ ki ̉ luâṭ nào sau đây không đú ng đối vớ i công nhân khi vi phaṃ ki ̉ luât?̣ A. Ha ̣bâc̣ lương. B. Phaṭ tù. C. Chuyển công tác. D. Khiển trách. Trang 1/2
  2. Câu 9. Trạm trưởng trạm y tế phường X là chị B bí mật mở phòng khám tư nhân và thường xuyên sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc điều trị cho bệnh nhân nên bị cơ quan chức năng xử phạt. Chị B đã vi phạm pháp luật nào sau đây? A. Dân sự và kỉ luật. B. Hình sự và dân sự. C. Hành chính và kỉ luật. D. Kỉ luật và hình sự. Câu 10. Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa tràn ra hè phố để bán đồng thời giao cho chị T pha chế phẩm màu nhuộm hoa trong nhà. Thấy chị P bị dị ứng toàn thân khi giúp mình pha chế phẩm màu, chị T đã đưa chị P đi bệnh viện. Sau đó, cơ quan chức năng đã kiểm tra và kết luận toàn bộ số phẩm màu mà bà S dùng để nhuộm hoa đều do bà N tự pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép sản xuất. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính? A. Bà S, chị T và bà N. B. Bà S, bà N và ông M. C. Bà S, ông M và chị T. D. Bà S, ông M, chị T và bà N. Câu 11. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. xã hội. Câu 12. Khẳng định nào dưới đây không đúng về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân? A. Phát huy sức mạnh của toàn dân. B. Bảo đảm quyền dân chủ của mỗi công dân. C. Hạn chế quyền lực của đội ngũ cán bộ. D. Hạn chế những vấn đề tiêu cực của xã hội. II. PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN (7,0 điểm). Câu 1 (2,5 điểm): Vi phạm pháp luật là gì? Vi phạm pháp luật có những loại nào? Lấy ví dụ về hành vi vi phạm pháp luật hình sự? Người vi phạm pháp luật hình sự bị coi là gì? Câu 2 (2,5 điểm): Hãy kể tên một số hoạt động kinh doanh mà em biết? Em hiểu thế nào về thuế và tác dụng của thuế? Công dân cần có trách nhiệm gì đối với quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế? Câu 3 (2,0 điểm): Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền dân chủ của công dân trong lĩnh vực nào? Công dân tham gi quản lí nhà nước và xã hội bằng mấy hình thức? Em đã tham gia quản lí nhà nước và xã hội bằng việc làm cụ thể nào? Hãy kể tên? HẾT - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. - Học sinh không được sử dụng tài liệu khi làm bài. Trang 2/2