Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022

docx 5 trang Hoài Anh 27/05/2022 3100
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_danh_gia_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra đánh giá giữa học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD&ĐT BUÔN ĐÔN ĐỀ KTĐG GIỮA HK II TRƯỜNG PT DTNT THCS BUÔN ĐÔN Năm học: 2021-2022 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Các mức độ Thông Vận Nội dung Nhận biết hiểu Vận dụng dụng Cộng cao Ngữ liệu: - Biết được tác Hiểu Viết được văn bản : giả, tác phẩm, được nội đoạn văn Tinh thần phương thức dung trình bày I. Đọc hiểu yêu nước biểu đạt. chính cảm nhận. của nhân - Biết được câu của đoạn dân ta. rút gọn, thành văn. phần câu rút gọn. Số câu 2.0 1 1 4 Tổng số Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% Chứng Xác định đúng Hiểu Diễn đạt Diễn minh rằng kiểu bài, chứng nhiệm vụ trôi chảy, đạt rõ đời sống minh đúng vấn từng lí lẽ, dẫn ràng, II. Làm văn của chúng đề. phần của chứng mạch ta sẽ bị bố cục theo trình lạc khi tổn hại rất và trình tự phù chứng lớn nếu tự chứng hợp. minh. mỗi người minh. không có ý thức bảo vệ môi trường. Số câu 1 Tổng số Số điểm 1.0 2.0 1.0 1.0 5.0 Tỉ lệ 10% 20% 10% 10% 50% Số câu 5 Tổng cộng Số điểm 4.0 3.0 2.0 1.0 10.0 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
  2. RA ĐỀ PHẦN I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Câu 1: (1.5 điểm) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn đó? Câu 3: (1.5 điểm) Xác định các câu rút gọn có trong đoạn văn và cho biết rút gọn thành phần nào? Câu 4: (1.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên. PHẦN II. LÀM VĂN. (5.0 điểm) Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM I. HƯỚNG DẪN CHUNG - Bản hướng dẫn chấm chỉ định hướng các yêu cầu cơ bản cần đạt của đề, giáo viên cần nắm vững đáp án, biểu điểm để đánh giá hợp lí các mức độ năng lực của học sinh. Chấp nhận cách giải khác với hướng dẫn chấm nhưng hợp lí, thuyết phục, thể hiện được chính kiến riêng. - Cần đánh giá cao tính sáng tạo và năng khiếu bộ môn của học sinh, chú ý tính phân hóa trong khi định mức điểm ở từng câu. - Giáo viên có thể chi tiết hóa và thống nhất một số thang điểm ở các phần (nếu cần), nhưng không được thay đổi biểu điểm từng câu/phần của hướng dẫn chấm. - Tổng điểm toàn bài là 10.0, điểm lẻ nhỏ nhất là 0.25. II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Nội dung Điểm Câu 1: - Đoạn văn được trích trong tác phẩm: "Tinh thần yêu nước của nhân dân
  3. ta". 0.5 - Tác giả: Hồ Chí Minh. 0.5 - Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. 0.5 (Học sinh diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn đạt điểm tối đa). Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn: Nêu cao bổn phận của toàn dân 1.0 trong việc làm cho tinh thần yêu nước của dân tộc được thể hiện bằng hành động. (Học sinh diễn đạt khác nhưng đúng ý vẫn đạt điểm tối đa). Câu 3: Câu rút gọn và thành phần được rút gọn. PHẦN (1) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ I. thấy. 0.25 ĐỌC Rút gọn chủ ngữ. 0.25 HIỂU (2) Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. 0.25 Rút gọn chủ ngữ. 0.25 (3) Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến. 0.25 Rút gọn chủ ngữ. 0.25 (Mỗi câu rút gọn đúng được 0.25 điểm, thành phần rút gọn đúng được 0.25 điểm). Câu 4: Về nội dung, cần đảm bảo những yêu cầu sau: + Đoạn văn nêu ra vấn đề ngắn gọn và là lời khẳng định: Nêu cao bổn phận của toàn dân trong việc làm cho tinh thần yêu nước của dân tộc được thể hiện bằng hành động. 0.5 + Tác giả sử dụng câu văn dài, giọng văn sôi nổi, hình ảnh so sánh, thể hiện rõ niềm tự hào, xúc động và đầy kiêu hãnh của người viết. Qua đó mỗi người nhận thức rõ trách nhiệm của mình là phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó của dân tộc. 0.5 Hướng dẫn chấm: - Trình bày thành đoạn văn thuyết phục: 0.75-1.0 điểm - Trình bày được ý nhưng chưa đầy đủ, không diễn đạt thành đoạn văn: 0.5 điểm - Trình bày chung chung, chưa rõ: 0.25 điểm 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: Có đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. 0.5 Mở bài: Giới thiệu vai trò của môi trường sống đối với đời sống con PHẦN người, vai trò quan trọng, giành được nhiều sự quan tâm của con người. II. Thân bài: LÀM - Môi trường sống là gì? (những điều kiện vật chất bao quanh sự sống VĂN của con người: đất, nước, không khí, ). - Vai trò của môi trường sống đối với đời sống con người: + Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: Không khí để thở, nước để uống, cây xanh cung cấp ô-xi,
  4. + Bảo vệ sức khỏe con người: Môi trường trong lành ngăn cản sự phát triển của các vi sinh vật có hại (không khí sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản bọ gậy, muỗi, ). - Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến môi trường sống và tác hại của chúng: + Xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí. + Rác thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí, thủng tầng ô-zôn, xói mòn đất, Kết bài: Bài học rút ra cho bản thân, những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống: Không xả rác bừa bãi, bảo vệ rừng và cây xanh, 2. Xác định đúng vấn đề chứng minh: Chứng minh rằng đời sống của 0.5 chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường. 3. Triển khai nội dung: 3.0 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần triển khai được các ý sau: - Giới thiệu được vấn đề cần chứng minh: 0.5 điểm Hướng dẫn chấm: + Giới thiệu có dẫn nhập hợp lí: 0.5 điểm. + Chỉ giới thiệu chung chung không có phần dẫn nhập: 0.25 điểm. - Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh: 2.0 điểm Hướng dẫn chấm: + Thể hiện được nội dung của vấn đề cần chứng minh. Dẫn dắt giới thiệu nội dung tự nhiên, linh hoạt, hấp dẫn: 1.5-2.0 điểm. + Trình bày được nội dung của vấn đề cần chứng minh nhưng thiếu một số chi tiết nhỏ:1.0-1.5 điểm. + Viết chung chung, thiếu lo-gic, thiếu thuyết phục; ý sơ sài: 0.75-0.5 điểm. - Bài học rút ra cho bản thân (không xả rác, bảo vệ rừng và cây xanh, ): 0.5 điểm Hướng dẫn chấm: + Nôi dung kết bài hay, để lại ấn tượng: 0.5 điểm. + Bài học hoặc cảm nghĩ còn chung chung: 0.25 điểm. + Không có nội dung bài học/cảm nghĩ hoặc có nhưng sai lệch: 0 điểm. 4. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, 0.5 đặt câu. Hướng dẫn chấm: - Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu, đôi chỗ có mắc vài lỗi nhưng không cơ bản: 0.5 điểm. - Diễn đạt nhiều chỗ còn lủng củng, mắc nhiều lỗi: 0.25 điểm. - Mắc quá nhiều lỗi diễn đạt: 0.0 điểm. 5. Sáng tạo: Có cách diễn đạt, trình bày mới mẻ; thể hiện suy nghĩ 0.5 sâu sắc về vấn đề cần chứng minh; văn viết giàu hình ảnh. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được hai yêu cầu trở lên: 0.5 điểm.
  5. - Đáp ứng được một yêu cầu: 0.25 điểm. Giáo viên Nguyễn Xuân Vinh