Đề kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

docx 2 trang Hàn Vy 02/03/2023 6511
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_dia_li_lop_10_nam_hoc_2022_2023_so.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Địa lí Lớp 10 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I BẮC NINH NĂM HỌC 2022- 2023 Môn: Địa lí - Lớp 10 (Đề có 01 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1. Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện vị trí của các đối tượng A. di chuyển theo các hướng bất kì. B. phân bố phân tán trong không gian. C. tập trung thành các vùng rộng lớn. D. phân bố theo những điểm cụ thể. Câu 2. Hiện tượng nào sau đây là hệ quả chuyển động xung quanh trục của Trái Đất? A. Sự luân phiên ngày và đêm. B. Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ. C. Thời tiết các mùa khác nhau. D. Ngày đêm dài ngắn theo mùa. Câu 3. Giờ địa phương giống nhau tại các địa điểm ở trên cùng một A. vĩ tuyến. B. kinh tuyến. C. lục địa. D. đại dương. Câu 4. Về mùa đông, ở các địa điểm trên bán cầu Bắc luôn có A. ngày dài hơn đêm.B. đêm dài hơn ngày.C. ngày đêm bằng nhau.D. toàn ngày hoặc đêm. Câu 5. Thạch quyển gồm A. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp man-ti.B. phần trên cùng của lớp man-ti và đá trầm tích. C. đá badan và phần ở trên cùng của lớp man-ti.D. lớp man-ti dưới, man ti trên và lớp đá gra-nit. Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng với tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất? A. Tạo nên sự thay đổi của địa hình. B. Hiện nay vẫn đang tiếp tục xảy ra. C. Hình thành các vùng núi uốn nếp. D. Hình thành các dạng địa hình bồi tụ. Câu 7. Các lớp đá bị đứt gãy trong điều kiện vận động kiến tạo ở khu vực A. cấu tạo bởi các loại đá cứng. B. cấu tạo bởi các loại đá mềm. C. địa hình đồi núi có độ dốc cao. D. địa hình đồng bằng thấp, trũng. Câu 8. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu do A. sự phân huỷ các chất phóng xạ. B. sự dịch chuyển các dòng vật chất. C. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái ĐấtD. các phản ứng hoá học khác nhau. Câu 9. Phong hoá lí học là A. sự phá hủy đá thành các khối vụn, làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học. B. đá không bị phá hủy chỉ làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học. C. đá không bị phá hủy, không biến đổi màu sắc, chỉ thay đổi tích chất hoá học. D. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học. Câu 10. Phong hoá sinh học chủ yếu do A. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.B. tác động của nhiệt độ, các chất hòa tan trong nước. C. sự lớn lên của rễ cây, tác động của vi khuẩn, nấm.D. các chất hòa tan trong nước, sự lớn lên của rễ cây. Câu 11. Các địa hình nào sau đây do sóng biển tạo nên? A. Hàm ếch sóng vỗ, bậc thềm sóng vỗ. B. Bậc thềm sóng vỗ, cao nguyên băng. C. Cao nguyên băng, khe rãnh xói mòn. D. Khe rãnh xói mòn, hàm ếch sóng vỗ. Câu 12. Bờ đông và bờ tây của lục địa nhiệt độ không khí có sự thay đổi chủ yếu do ảnh hưởng của A. dòng biển nóng, dòng biển lạnh. B. dòng biển lạnh, độ cao địa hình. C. độ cao địa hình, các vĩ độ địa lí. D. các vĩ độ địa lí, dòng biển nóng. II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 13. (4,0 điểm) a. Trình bày khái niệm, nguyên nhân và xu hướng tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. b. Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh? Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào? Câu 14. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ trung bình năm của các vĩ độ ở bán cầu Bắc (Đơn vị: oC) Vĩ độ 00 200 300 400 500 600 700 800 Nhiệt độ trung bình năm 24,5 25,0 20,4 14,0 5,4 -0,6 -10,4 -20,0 Biên độ nhiệt độ năm 1,8 7,4 13,3 17,7 23,8 29,0 32,2 31,0 Dựa vào bảng số liệu trên, hãy nhận xét và giải thích sự thay nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc. Hết
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I BẮC NINH NĂM HỌC 2022 - 2023 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: Địa lí - Lớp 10 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án D A B B A D A C D C A A II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Ý Nội dung Điểm a Trình bày khái niệm, nguyên nhân và xu hướng tác động của ngoại 2.0 lực đến địa hình bề mặt Trái Đất. - Khái niệm: ngoại lực là lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất. 0,5 - Nguyên nhân: + Chủ yếu là nguồn năng lượng từ bức xạ Mặt Trời. 0,5 + Các yếu tố củ khí hậu, thủy văn và sinh vật là những nhân tố tác động của ngoại lực 0,5 - Xu hướng tác động: Câu 13 Xu hướng chung của ngoại lực là phá hủy, hạ thấp độ cao và san bằng 0,5 (4,0 địa hình. điểm) b Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát 2,0 triển mạnh? Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào? * Giải thích: - Địa hình nước ta nhiều đồi núi, mạng lưới sông ngòi dày đặc. 0.5 - Nước ta có lượng mưa lớn và mưa tập trung theo mùa. 0.5 * Tác động: - Các quá trình trên làm cho địa hình miền núi bị cắt xẻ, tạo thành các 0,5 khe rãnh, mương xói - Đồng bằng được bồi tụ mạnh hình thành nên các bãi bồi, đồng bằng 0,5 châu thổ Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ 2.0 trung bình năm theo vĩ độ ở bán cầu Bắc. - Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về cực (DC), tuy nhiên ở vĩ độ 20 nhiệt 1,0 Câu 14 độ cao hơn ở xích đạo (DC) (3,0 - Biên độ nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ xích đạo về cực (DC) 1,0 điểm) Giải thích 1,0 Từ XĐ về 2 cực: + Góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng giảm dần. 0,5 + Chênh lệch góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng theo mùa trong 0,5 năm tăng dần. Tổng I + II = 10.0 điểm Lưu ý: Học sinh sinh trình bày theo cách khác nhưng đảm bảo chính xác nội dung vẫn cho điểm tối đa.