Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý 8 - Năm học 2021-2022

docx 5 trang Hoài Anh 24/05/2022 3871
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_vat_ly_8_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Vật lý 8 - Năm học 2021-2022

  1. BẢNG TRỌNG SỐ, MA TRẬN NHẬN THỨC ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 ( Thời gian 45 phút- TN 25 câu/ 10đ) I. Đề KT giữa hkI –VL8 trắc nghiệm 25 câu. Tỉ lệ 80% Biết, hiểu; 20% vận dụng. Hệ số quy đổi h=0,8. Nội dung Tổng TS Số tiết quy đổi Số câu Điểm số số tiết tiếtL T BH(a) VD(b) BH VD BH VD (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1.CĐ cơ học, quán 5 4 3.2 1.8 11 6 4.4 2.4 tính 2. Lực cơ 2 2 1.6 0.4 6 2 2.4 0.8 Tổng 7 6 4.8 2.2 17 8 6.8 3.2 II.KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI LỚP 8 Vận dụng Cộng Tên Chủ Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cấp độ cao đề (Cấp độ 1) (Cấp độ 2) thấp (Cấp độ 4) (Cấp độ 3) 1.Chuyể Nhận biết được: - Hiểu được - Vận dụng - Tính được n động Chuyển động cơ, vật công thức được công vận tốc TB cơ học, đứng yên khi không có s s trên 2 đoạn v = . thức v = . quán sự thay đổi vị trí so với t t đường. tính vật mốc theo thời gian. - Hiểu được Độ lớn của vận tốc đặc tác dụng của trưng cho sự nhanh, quán tính. chậm của chuyển động. Thế nào là chuyển động đều, CĐ không đều. - HT quán tính trong thực tế. Sốcâu(đ) 6 5 5 1 Tỉ lệ %
  2. 2. Lực Nhận biết được: - Hiểu được -Biểu diễn -Dọc được cơ - Khái niệm về hai lực tác dụng của được lực thông tin cân bằng. lực Lực ma sát bằng vectơ. lực bằng - Một vật chịu tác dụng trượt. giải Giải thích vectơ đã có của hai lực cân bằng thì thích được khi được một số trong hình vật đang đứng yên sẽ nào lực ma sát hiện tượng vẽ. Giải tiếp tục đúng yên, vật có lợi, khi nào thường gặp thích được đang chuyển động sẽ lực ma sát có liên quan tới một số hiện tiếp tục chuyển động hại trong thực quán tính. tượng thẳng đều. tế. thường gặp - Lực ma sát trượt, Lực liên quan tới ma sát lăn, nghỉ sinh ra quán tính. khi nào Sốcâu(đ) 3 3 1 1 Tỉ lệ ( %) TScâu 8 9 6 2 25c (đ) 10đ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKI - NH 2021-2022 MÔN: VẬT LÝ 8 THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT HỌC SINH CHỌN 1 ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT Câu 1. Chuyển động cơ học là A. sự thay đổi phương chiều của vật. B. sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác. C. sự thay đổi khoảng cách của vật so với vật khác. D. sự thay đổi hình dạng của vật so với vật khác. Câu 2. Công thức tính vận tốc là: t s A. v B. v C. v s.t D. v m / s s t Câu 3. Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có A. quán tính. B. đàn hồi. C. ma sát. D. trọng lực. Câu 4. Một vật chuyển động không đều thì A. vận tốc của vật thay đổi đều theo thời gian. B. vận tốc của vật thay đổi theo thời gian. C. vận tốc của vật không thay đổi theo thời gian. D. vận tốc của vật giảm đều theo thời gian Câu 5. Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: A. một vật đứng yên so với vật này sẽ đứng yên so với vật khác. B. một vật đứng yên so với vật này nhưng lại chuyển động so với vật khác.
  3. D. một vật chuyển động hay đứng yên phụ thuộc vào quỹ đạo chuyển động. C. một vật chuyển động so với vật này sẽ chuyển động so với vật khác. Câu 6. Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động đều? A. Chuyển động của người đi xe đạp khi xuống dốc B. Chuyển động của ô tô khi khởi hành C. Chuyển động của đầu kim đồng hồ D. Chuyển động của đoàn tàu khi vào ga Câu 7. Nam ngồi trên một toa tàu đang rời khỏi ga. Câu nào đúng ? A. Nam đứng yên so với nhà ga. B. Nam đứng yên so với toa tàu. C. Nam đứng yên so với hàng cây bên đường. D. Nam chuyển động so với toa tàu. Câu 8. Một xe ô tô đang chuyển động thẳng thì đột ngột dừng lại. Hành khách trên xe sẽ như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng. A. Hành khách nghiêng sang phải B. Hành khách nghiêng sang trái C. Hành khách ngã về phía trước D. Hành khách ngã về phía sau Câu 9. Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi A. vật đó không chuyển động. B. vật đó không dịch chuyển theo thời gian. C. vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. D. khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi. Câu 10. Công thức tính vận tốc trung bình trên quãng đường gồm 2 đoạn s1 và s2 là: s s v v s s A. v 1 B. v 2 C. v 1 2 D. v 1 2 t1 t2 2 t1 t2 Câu 11. Có 3 vật chuyển động với các vận tốc tương ứng: v1 = 54km/h; v2 = 10m/s; v3 = 0,02km/s. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng với thứ tự tăng dần của vân tốc . A. v1 < v2 < v3 B. v3 < v2 < v1 C. v2 < v1 < v3 D. v2 < v3 < v1 Câu 12. Một người đi xe máy trong 15phút được quãng đường 14,4 km. Vận tốc của xe máy là A. v = 16 m/s. B. v = 0,96 km/h. C. v = 57,6 m/s. D. v = 360km/h. Câu 13: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của vận tốc? A. m/s B. km/h C. kg/m3 D. m/phút Câu 14. Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1h30phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là A. 10 km. B. 45 km. C. 2700 km. D. 39 km. Câu 15. Đường đi từ nhà đến trường dài 4,8km. Nếu đi xe đạp với vận tốc trung bình 4m/s, Nam đến trường mất A. 120 s. B. 0,3 h. C. 20 ph. D. 1,2 h. Câu 16. 72 km/h = m/s: A. 30 m/s B. 20 m/s C. 15m/s D. 10 m/s
  4. Câu 17: Một người đi xe máy trên đoạn đường ABC. Biết trên đoạn đường AB người đó đi với vận tốc 16km/h, trong thời gian t 1 = 15 phút; trên đoạn đường BC người đó đi với vận tốc 24km/h, trong thời gian t 2 = 25 phút. Vận tốc trung bình của người đó trên đoạn đường ABC là: A.18km/h B.20km/h C.21km/h D.22km/h Câu 18. Kết luận nào sau đây không đúng: A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động. B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi hướng chuyển động C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc. D. Một vật bị biến dạng là do có lực tác dụng vào nó. Câu 19. Một vật chịu tác dụng của hai lực và đang chuyển động thẳng đều. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Hai lực tác dụng là hai lực cân bằng B. Hai lực tác dụng có độ lớn khác nhau C. Hai lực tác dụng có phương khác nhau D. Hai lực tác dụng có cùng chiều Câu 20. Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động. A. Gió thổi cành lá đung đưa B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần. Câu 21. Hãy chọn câu trả lời đúng: Muốn biểu diễn một véc tơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố : A. Phương, chiều B. Điểm đặt, phương, chiều C. Điểm đặt, phương, độ lớn D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn Câu 22. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát lăn A. Ma sát giữa má phanh và vành bánh xe khi phanh xe B. Ma sát khi đánh diêm C. Ma sát tay cầm quả bóng D. Ma sát giữa bánh xe với mặt đường Câu 23. Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực ma sát nghỉ A. Kéo trượt cái bàn trên sàn nhà B. Quả dừa rơi từ trên cao xuống C. Chuyển động của cành cây khi gió thổi D. Chiếc ô tô nằm yên trên mặt đường dốc Câu 24. Hình nào sau đây biểu diễn đúng trọng lực của vật có khối lượng 2kg? A. Hình 1. B. Hình 2 C. Hình 3 D. Hình 4 10N 2N 2N 10N Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Câu 25. Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 800N. Độ lớn của lực ma sát là:
  5. A. 800N B. Lớn hơn 800N C. Nhỏ hơn 800N D. Chưa thể tính được HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HKI 1. B 2. B 3. A 4. B 5. B 6. C 7. B 8. C 9. C 10. D 11. C 12. A 13. C 14. B 15. C 16. B 17. C 18. A 19. A 20. B 21. D 22. D 23. D 24. A 25.A