Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2022_2023_s.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh (Có hướng dẫn chấm)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I BẮC NINH NĂM HỌC 2022-2023 (Đề gồm có 01 trang) Môn: NGỮ VĂN – Lớp 11 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn bản: Chốn quê Năm nay cày cấy vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ, Nửa công đứa ở, nửa thuê bò. Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa trầu chè chẳng dám mua. Tần tiện thế mà không khá nhỉ? Nhờ trời rồi cũng mấy gian kho. (Thơ Nôm Đường luật, NXB Giáo dục, 1997) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản. Câu 2. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? Năm nay cày cấy vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa. Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép đối trong hai dòng thơ in đậm. Câu 4. Nhận xét về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến dành cho người nông dân. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự đồng cảm, chia sẻ trong xã hội ngày nay. Câu 2 (5,0 điểm) Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng. Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Một duyên hai nợ, âu đành phận, Năm nắng mười mưa, dám quản công. Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không (Thương vợ, Trần Tế Xương, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.29) Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh bà Tú trong bài thơ. Hết
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023 (Hướng dẫn chấm có 03 trang) Môn: Ngữ văn - Lớp 11 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời đúng Thất ngôn bát cú Đường luật: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời thể thơ Đường luật: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời thể thơ Đường không cho điểm. - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời không cho điểm. 2 Hai dòng thơ diễn tả hiện thực cuộc sống của người nông dân dưới thời quan Tây: 0,75 mất mùa, đói khổ. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh có cách diễn dạt tương đương đạt điểm tối đa. 3 - Biện pháp tu từ đối: Phần thuế quan Tây/phần trả nợ, Nửa công đứa ở/nửa thuê bò 0,5 - Tác dụng + Nhấn mạnh những khó khăn, nỗi khổ cực, vất vả của người nông dân phải đối mặt như tô thuế, công nợ. 0,5 + Giúp cho câu thơ cân xứng, tăng hiệu quả diễn đạt. Hướng dẫn chấm: - Học sinh có cách diễn dạt tương đương đạt điểm tối đa 4 Tấm lòng nhà thơ với người nông dân: 0,5 - Đồng cảm, thấu hiểu của tác giả với những người dân trong xã hội cũ. - Bất bình với xã hội gây ra cuộc sống đói nghèo, khổ cực của họ. Hướng dẫn chấm: - Trả lời đúng mỗi ý được: 0,25 điểm - HS trả lời các nội dung bằng các cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II LÀM VĂN 7,0 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của sự đồng 2,0 cảm, chia sẻ trong xã hội ngày nay. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 HS có thể trình bày đoạn văn theo hình thức quy nạp, diễn dịch, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự đồng cảm, chia sẻ trong xã 0,25 hội ngày nay. HS lựa chọn các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng 1,0 phải làm rõ suy nghĩ, quan điểm của bản thân. Có thể theo gợi ý sau: - Đồng cảm, chia sẻ là biết rung cảm trước những vui buồn, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu và cảm thông, giúp đỡ về tinh thần, vật chất. Khi giúp đỡ người khác, mỗi người sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu Đồng cảm, chia sẻ giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin vượt qua khó khăn, thử thách, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái Hướng dẫn chấm: - HS lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, xác thực, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng: 0,75- 1,0 điểm; - H lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc; dẫn chứng không tiêu biểu: 0,5 điểm;
- - HS lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp: 0,25 điểm. HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, lời văn có hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm. 2 Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ. 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận hình ảnh bà Tú trong bài thơ. 0,5 Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm - HS xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành cách luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Trần Tế Xương (0,25 điểm), tác phẩm “Thương vợ” 0,5 và vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm). * Hình ảnh bà Tú: 2,5 - Bà Tú là một người phụ nữ vất vả, lam lũ + Công việc là buôn bán gian truân, bấp bênh quanh năm, tại nơi mom sông nguy hiểm, trải qua vất vả năm nắng mười mưa để gánh vác gia đình. + Cuộc sống vất vả, lam lũ trong hoàn cảnh không gian và thời gian rợn ngợp, bất trắc khi quãng vắng, buổi đò đông, hình ảnh thân cò gợi nỗi đau thân phận. - Bà Tú với những đức tính cao đẹp + Đảm đang, tần tảo, chịu thương, chịu khó, chu đáo với chồng con: nuôi đủ năm con với một chồng. + Cam chịu, nhẫn nại, lặng lẽ hi sinh vì chồng con: âu đành phận, dám quản công * Nghệ thuật miêu tả hình ảnh bà Tú - Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm. - Vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ của văn học dân gian. - Việt hóa thơ Đường. Hướng dẫn chấm: Phân tích đầy đủ, sâu sắc (2,5 điểm); phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu (1,5 điểm – 2,0 điểm); phân tích chung chung, chưa rõ các ý (1,0 điểm); phân tích sơ lược, không rõ các ý (0,25 điểm – 0,5 điểm). * Đánh giá 0,5 - Bài thơ khắc hoạ một cách cảm động về hình ảnh bà Tú với những nét đẹp truyền thống người phụ nữ Việt Nam: tần tảo, giàu đức hi sinh. - Tấm lòng thương yêu, quí trọng đồng thời là nỗi day dứt của nhà thơ đối với người vợ của mình. Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 0.5điểm - Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc từ 05 lỗi chính tả, ngữ pháp.
- e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh, mở rộng để làm nổi bật nội dung và nghệ thuật hai khổ thơ; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25 điểm. TỔNG ĐIỂM 10,0