Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

docx 3 trang Hàn Vy 02/03/2023 5530
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 1 Ngữ văn Lớp 7 (Sách Chân trời sáng tạo) - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) MƯA “Mưa rơi tí tách Hạt trước hạt sau Không xô đẩy nhau Xếp hàng lần lượt Mưa vẽ trên sân Mưa dàn trên lá Mưa rơi trắng xóa Bong bóng phập phồng Mưa nâng cánh hoa Mưa gọi chồi biếc Mưa rửa sạch bụi Như em lau nhà. Mưa rơi, mưa rơi Mưa là bạn tôi Mưa là nốt nhạc Tôi hát thành lời ” (Trích “Kho tàng bài thơ hay nhất về thiếu nhi”, Thư viện thơ, 2019) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Mưa” thuộc thể thơ nào? (Biết) A. Thơ lục bát B. Thơ năm chữ C. Thơ bốn chữ D. Thơ bảy chữ Câu 2: Xác định cách gieo vần trong bốn dòng thơ đầu ? (Biết) A. Vần chân B. Vần lưng C. Vần liên tiếp D. Vần cách Câu 3: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? (Biết) A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh Câu 4: Xác định hai phó từ có trong các dòng thơ sau: (Biết) “Mưa rơi tí tách
  2. Hạt trước hạt sau” A. Mưa, rơi B. Hạt, rơi C. Trước, sau D. Hạt, mưa. Câu 5: Qua bài thơ tác giả muốn gửi đến bạn đọc bức thông điệp gì ? (Hiểu) A. Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống B. Yêu đất nước, yêu cuộc sống C. Yêu con người, yêu cây cối D. Yêu bạn bè, yêu thiên nhiên Câu 6: Ý nghĩa của từ “ chồi biếc’’ trong câu thơ “ Mưa gọi chồi biếc”? (Hiểu) A. Màu xanh tươi, trải dài B. Sự trỗi dậy, tràn đầy sức sống C. Gọi cây cối thức dậy D. Cơn mưa có màu xanh biếc. Câu 7: Dấu chấm lửng ( ) ở cuối bài thơ có tác dụng gì ? (Hiểu) A. Còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết B. Dùng để kết thúc câu trần thuật C. Dùng để ngăn cách các vế của câu ghép D. Dùng để bộc lộ cảm xúc trong câu cảm thán Câu 8:Tình cảm của tác giả trong bài thơ được thể hiện như thế nào ? (Hiểu) A. Lo sợ, buồn bã B. Bâng khuâng, xao xuyến C. Vui vẻ, hạnh phúc D. Ngậm ngùi, xót xa Câu 9: Theo em mưa có lợi ích đối với cuộc sống con người không? Vì sao? (Vận dụng) Câu 10: Vào mùa mưa em cần phải làm gì để bảo vệ sức khỏe của mình. (Vận dụng) II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em có dịp tìm hiểu. (Vận dụng cao) - Hết - HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Ngữ văn - Lớp: 7 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 C 0,5 2 A 0,5 3 B 0,5 4 C 0,5 5 A 0,5
  3. 6 B 0,5 7 A 0,5 8 C 0,5 9 Học sinh lựa chọn đáp án và lý giải lựa chọn. Gợi ý: 1,0 - Lợi ích của mưa: mang lại nguồn nước sạch sẽ, mát lành cho con người và muông thú; cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, cây cối màu mỡ hơn; làm cho không khí sạch và trong lành hơn; tiết kiệm nước ngầm, cung cấp nước cho thủy điện 10 HS đưa ra ý kiến cá nhân. Gợi ý: 1,0 - Khi đi ra ngoài cần mang theo dù, áo mưa để cơ thể không bị ướt - Bổ sung thêm vitamin để tăng sức đề kháng hạn chế bệnh cảm cúm nếu không may bị ướt mưa - Phát quang bụi rậm, diệt muỗi, côn trùng, giữ vệ sinh sạch sẽ II VIẾT 4,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn Tự sự: Trình bày cấu trúc theo 0,25 Tổng- Phân- Hợp b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Sự việc được kể lại là có 0,25 thật và liên quan đến nhân vật lịch sử. c. Triển khai các ý cho bài văn tự sự HS có thể kể lại sự việc theo nhiều cách, nhưng cần sử dụng chi tiết, thông tin chọn lọc tin cậy về sự việc, nhân vật/sự kiện; Có sử dụng yếu tố miêu tả trong bài viết, đảm bảo cấu trúc sau: - Mở bài: Giới thiệu sự việc có thật liên quan đến nhân vật/ sự 2,5 kiện lịch sử - Thân bài: Thuật lại quá trình diễn biến của sự việc, chỉ ra mối liên quan giữa nhân vật với sự việc/ sự kiện lịch sử. Kết hợp kể chuyện với miêu tả. - Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của sự việc, nêu cảm nhận của người viết. d. Chính tả, ngữ pháp 0,5 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. 0,5