Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Đoàn Chí Thông

doc 8 trang Hoài Anh 4450
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Đoàn Chí Thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_11_doan.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 11 - Đoàn Chí Thông

  1. Tuần: 09 Tiết ppct: 09 ngày 18/11/ 2021 TRUNG TÂM GDNN-GDTX MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I HUYỆN AN BIÊN MÔN: GDCD LỚP 11 – THỜI GIAN: 45 PHÚT Tổ: GDTX Giáo viên: Đoàn Chí Thông I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. 1.Về kiến thức: - Nhằm kiểm tra kiến thức HS đạt được trong các bài ở học kỳ I lớp 11; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình - Giúp GV nắm được tình hình học tập của lớp mình, trên cơ sở đó đánh giá đúng quá trình dạy học, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. 2. Về kĩ năng -Vận dụng được các kiến thức đã học vào trong cuộc sống.Từ đó rút ra được bài học cho bản thân. - Rèn luyện được kĩ năng khi xem xét, đánh giá hiện tượng kinh tế một cách khách quan và các quan điểm về XH. - Có kỹ năng tiêu dung hợp lý, biết lập kế hoạch chi tiêu 3. Về thái độ - HS có thái độ đúng và điều chỉnh qúa trình học tập của mình. - Tích cực 4. Năng lực cần hướng tới : - Năng lực chung: +Năng lực nhận thức, tự tìm hiểu các tri thức, hiện tượng xẩy ra trong tự nhiên và xã hội +Năng lực xử lý tình huống, giải quyết tình huống - Năng lực chuyên biệt : +Biết vận dụng kiến thức để xem xét các hiện tượng tự nhiên và xã hội. +Biết vận dụng kiến thức để định hướng được hành vi của bản than II. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN KIỂM TRA - Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong nửa đầu học kỳ 1 gồm các bài và chủ đề sau + Bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế + Bài 2: Hàng hóa, tiền tệ, thị trường + Chủ đề: Các quy luật kinh tế cơ bản trong sản xuất và lưu thông hàng hóa III. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm: 70% và tự luận 30% . 1. MA TRẬN Mức độ nhận thức Tổng Vận dụng % Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TT Đơn vị kiến thức cao Số CH tổng kiến thức Thời Thời Thời Thời Thời điểm Số Số Số Số gian gian gian gian gian TN TL CH CH CH CH phút phút phút phút phút 1 Công 1.Công dân với dân với sự phát triển 3 3 1 1,25 4 4,25 20
  2. sự phát kinh tế triển kinh tế 2 Hàng 2.Hàng hóa hóa tiền tiền tệ, thị 4 3 3 3,75 1 8 7 1* 14,75 40 tệ, thị 1* 10 trường trường 3 . Các quy 3.quy luật giá trị trong sản luật kinh xuất và lưu 4 3 4 5 tế cơ bản thông hàng hoá. trong sản xuất và 4.Cạnh tranh lưu trong sản xuất thông và lưu thông 2 1,5 2 2,5 17 1 26 40 hàng hoá. hàng hóa tượng. 5.Cung cầu trong sản xuất và lưu thông 3 2,25 2 2,5 hàng hoá. Tổng 16 12 12 15 1 10 1 8 28 2 45 100 Tỷ lệ % 40 30 20 10 70 30 100 Tỷ lệ chung 70 30 100 2. ĐẶC TẢ. Số câu hỏi theo mức độ nhận TT Nội dung Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm thức kiến thức thức tra, đánh giá Nhận Thông Vận Vận biết hiểu dụng dụng cao Công dân Công dân với Nhận biết: với sự phát sự phát triển 1 - Nêu được thế nào là sản xuất của 3 1 triển kinh kinh tế cải vật chất và vai trò của sản xuất tế của cải vật chất đối với đời sống xã hội.
  3. Thông hiểu: Hiểu được vai trò của các yếu tố cấu thành quá trình sản xuất Vận dụng: Vận dụng các yếu tố quá trình sản xuất để giải thích các hiện tượng Vận dụng cao: - Vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. 2 Hàng hóa Hàng hóa Nhận biết: 4 3 tiền tệ, thị tiền tệ, thị - - Hiểu được khái niệm hàng hoá và 1* 1* trường trường các thuộc tính của hàng hoá, chức năng của tiền tệ Thông hiểu: - Biết nhận xét tình hình sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm hàng hoá ở địa phương. Ý nghĩa các chức năng của tiền tệ Hiểu được chức năng của tiền tệ , thị trường Vận dụng: Thấy được sự vận dụng chức năng của thị trường, chức năng tiền tệ vào đời sống tiêu dùng. Vận dụng cao: Vận dụng hiểu biết về hàng hóa, tiền tệ để giải thích một số hiện tương xung quang ta 3 Các quy 3.quy luật giá Nhận biết: 4 4 trị trong sản luật kinh tế Nêu được nội dung cơ bản của quy xuất và lưu cơ bản luật giá trị, tác động của quy luật thông hàng giá trị trong sản xuất và lưu thông trong sản hoá. hàng hoá. xuất và lưu Thông hiểu: thông hàng Hiểu được mối quan hệ cung - cầu, vai trò của quan hệ
  4. hóa cung – cầu trong sản xuất, lưu thông hàng hoá. Vận dụng: Vận dụng quy luật giá trị để giải thích một số hiện tượng kinh tế gần gũi trong cuộc sống. 4.Cạnh tranh Nhận biết: 2 2 trong sản xuất - Nêu được khái niệm mâu thuẫn theo và lưu thông hàng hoá. quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện tượng. chứng. Thông hiểu: - Hiểu mục đích của cạnh tranh, tính hai mặt của cạnh tranh. Vận dụng: - Biết vận dụng quy luật giá trị cung cầu, cạnh tranh để giải thích một số hiện tượng kinh tế gần gũi trong cuộc sống. 5.Cung cầu Nhận biết: 3 2 trong sản xuất -Nêu được khái niệm cung, cầu. và lưu thông hàng hoá. Thông hiểu: Hiểu được mối quan hệ cung - cầu, vai trò của quan hệ cung – cầu trong sản xuất, lưu thông hàng hoá Vận dụng: - Biết vận dụng quy luật giá trị cung cầu, cạnh tranh để giải thích một số hiện tượng kinh tế gần gũi trong cuộc sống. Tổng 16 12 01 01
  5. Tuần: 09 Tiết ppct: 09 ngày 18/11/ 2021 TRUNG TÂM GDNN-GDTX MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I HUYỆN AN BIÊN MÔN: GDCD LỚP 11 – THỜI GIAN: 45 PHÚT Tổ: GDTX Giáo viên: Đoàn Chí Thông Họ và tên . điểm: Đề: 01 PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm) Câu 1: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng trong quá trình sản xuất được gọi là A. sản xuất của cải vật chất. B. lao động. C. sức lao động. D. hoạt động. Câu 2: Khối lượng hàng hoá, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định là A. cầu. B. khả năng cung cấp. C. tổng cung. D. cung. Câu 3: Sản phẩm của lao động chỉ mang hình thái hàng hoá khi nó là đối tượng A. được xã hội thừa nhận. B. mua – bán trên thị trường. C. có giá trị sử dụng. D. được đưa ra để bán trên thị trường. Câu 4: Khi dùng tiền chi trả cho việc mua quần áo là thể hiện chức năng nào dưới đây của tiền tệ? A. Phương tiện lưu thông. B. Thước đo giá trị. C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán. Câu 5: Bên cạnh chức năng thừa nhận và chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng, thị trường còn có chức năng A. mua – bán. B. kiểm tra. C. thông tin. D. thực hiện. Câu 6: Quy luật giá trị yêu cầu tổng thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra tổng hàng hóa phải phù hợp với A. tổng thời gian lao động cộng đồng. B. tổng thời gian lao động tập thể. C. tổng thời gian lao động xã hội. D. tổng thời gian lao động cá nhân. Câu 7: Trong tư liệu lao động, bộ phận quyết định đến năng suất lao động là yếu tố nào dưới đây? A. Kết cấu hạ tầng sản xuất. B. Các vật thể chứa đựng, bảo quản. C. Công cụ lao động. D. Nguyên vật liệu cho sản xuất. Câu 8: Đâu là chức năng của tiền tệ trong những ý sau đây? A. Phương tiện mua bán. B. Phương tiện giao dịch. C. Phương tiện lưu thông. D. Phương tiện trao đổi. Câu 9: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, để kịp thời đưa ra quyết định nhằm thu lợi nhuận cao, người bán hàng phải căn cứ vào chức năng nào dưới đây của thị trường? A. Thông tin. B. Thanh toán. C. Điều phối. D. Thực hiện. Câu 10: Yếu tố nào dưới đây không phải là mặt tích cực của cạnh tranh? A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước. B. Khai thác tài nguyên làm cho môi trường suy thoái. C. Kích thích lực lượng sản suất, khoa học kĩ thuật phát triển. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh. Câu 11: Điều gì sẽ xảy ra dưới đây khi trên thị trường lượng cầu tăng lên?
  6. A. Lượng cung tăng. B. Lượng cung giảm. C. Lượng cung cân bằng. D. Lượng cung giữ nguyên Câu 12: Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động là A. Tư liệu lao động B. Tư liệu sản xuất. C. Người lao động D. Nguyên liệu Câu 13: Trong trường hợp người dân nuôi bò để bán lấy tiền rồi dùng tiền để mua xe máy, tiền đó thực hiện chức năng nào sau đây? A. Phương tiện lưu thông. B. Thước đo giá trị. C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện thanh toán. Câu 14: Những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn tới phá sản trở thành nghèo khó là tác động nào sau đây của quy luật giá trị? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. B. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất C. Tăng năng suất lao động. D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. Câu 15: Trường hợp cung nhỏ hơn cầu thì giá cả thị trường so với hơn giá trị hàng hoá sẽ A. nhỏ hơn rất nhiều. B. bằng nhau. C. nhỏ hơn. D. lớn hơn. Câu 16: Hành vi giành giật khách hàng đầu cơ tích trữ gây rối loạn kinh tế chính là mặt hạn chế của A. sản xuất hàng hóa.B. cạnh tranh. C. lưu thông hàng hóa. D. thị trường. Câu 17: Giá cả từng hàng hóa và giá trị từng hàng hóa trên thị trường không ăn khớp với nhau vì chịu tác động của A. quy luật giá trị.B. cung – cầu, cạnh tranh. C. người sản xuất. D. Thời gian sản xuất. Câu 18: Giá cao su liên tục giảm mạnh trong nhiều năm liền nên người dân đã chuyển một phần diện tích cao su sang cây ngắn ngày để đỡ thua lỗ và có chi phí nhanh. Trường hợp này thể hiện A. vận dụng không tốt quy luật cung cầu. B. vận dụng tốt quy luật cung cầu. C. vận dụng không tốt quy luật cạnh tranh. D. vận dụng tốt quy luật cạnh tranh. Câu 19: Qua mùa trung thu, nhu cầu về bánh trung thu của người tiêu dùng giảm xuống nên nhà sản xuất đã thu hẹp quy mô sản xuất bánh trung thu để chuyển sang sản xuất sản phẩm khác. Nhà sản xuất làm như vậy để A. thu hút thị hiếu người tiêu dùng. B. thu nhiều lợi nhuận. C. cạnh tranh với các mặt hàng khác D. tránh bị thua lỗ. Câu 20: Do thấy người mua nhiều nên người bán nâng giá cao hơn trước đã thực hiện biểu hiện nào của quan hệ cung – cầu? A. Vai trò của quan hệ cung – cầu. B. Cung – cầu tác động lẫn nhau. C. Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu. D. Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Câu 21: Việc làm nào sau đây là mặt tích cực của cạnh tranh? A. Khai thác gỗ bừa bãi làm cho rừng bị tàn phá. B. Làm hàng giả, kinh doanh hàng quốc cấm. C. Vơ vét xi măng để đầu cơ tích trữ. D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước. Câu 22: Cạnh tranh có vai trò nào sau đây trong sản xuất và lưu thông hàng hoá?
  7. A. Một đòn bẩy kinh tế.B. Cơ sở sản xuất và lưu thông hàng hoá. C. Một động lực kinh tế.D. Nền tảng của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Câu 23: Việc một cơ sở sản xuất không có lãi là do đã quy phạm quy luật cơ bản nào dưới đây trong sản xuất? A. Quy luật giá trị.B. Quy luật cung – cầu. C. Quy luật giá trị thặng dư.D. Quy luật giá cả. Câu 24: Quy luật giá trị phát huy tác dụng của nó thông qua yếu tố nào dưới đây? A. Quan hệ cung cầu.B. Giá trị thặng dư. C. Giá cả thị trường.D. Giá trị sử dụng. Câu 25: Tư liệu sản xuất gồm những loại nào sau đây? A. Công cụ lao động. B. Công cụ và phương tiện lao động. C. Phương tiện lao động.D. Người lao động và công cụ lao động. Câu 26: Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, hay tỉ lệ trao đổi giữa các hàng hoá có giá trị sử dụng A. ngang nhau. B. khác nhau. C. bằng nhau. D. giống nhau. Câu 27: Người sản xuất, kinh doanh muốn thu nhiều lợi nhuận, phải tìm cách cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, nâng cao tay nghề của người lao động, hợp lý hóa sản xuất là tác động nào sau đây của quy luật giá trị ? A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. B. Phân hoá giàu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá. C. Tăng năng suất lao động. D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển. Câu 28: Loại đã qua chế biến như sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy là A. đối tượng lao động.B. công cụ lao động. C. phương tiện lao động.D. tư liệu lao động. PHẦN II: CÂU HỎI TỰ LUẬN ( 3 điểm) Câu 29: Hãy lấy ví dụ về những sản phẩm tiêu dùng trong gia đình em là hàng hóa và không phải là hàng hóa.( 3 điểm) VI. Đáp án.
  8. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1.C 2.D 3.B 4.D 5.C 6.C 7.C 8.C 9.A 10.B 11.A 12.A 13.A 14.B Câu 15.D 16.B 17.A 18.B 19.D 20.D 21.D 22.C 23.A 24.C 25.A 26.B 27.D 28.B PHẦN II: TỰ LUẬN ( 3 điểm) Câu hỏi Nội dung Điểm Những sản phẩm trong gia đình em là hàng hóa bao gồm: ti vi, tủ lạnh, xe máy, điều hòa, máy giặt, xe Câu 29 đạp .Sở dĩ những sản phẩm đó được xem là hàng hóa vì nó có thể được đem ra trao đổi, buôn bán. Những sản phẩm trong gia đình em không phải là hàng hóa bao gồm: cơm, nước, thức ăn Sở dĩ 0,5 điểm (1,0 điểm) những sản phẩm đó không được xem là hàng hóa vì nó không phải là hàng hóa được đem ra trao đổi 0,5 điểm buôn bán. Học sinh trả lời được những nội dung sau: a)Trước khi tiến hành đổi mới quy trình đan, năng xuất lao động của bác A là 16 chiếc ghế mây trong 1,0 điểm 8 giờ (mỗi 1 giờ bác A làm được 2 chiếc ghế mây) - Sau khi đổi mới quy trình đan, trong 8 giờ lao động, năng suất lao động của bác A tăng lên 32 chiếc ghế ( mỗi giờ lao động bác làm được 4 chiếc ghế mây). - Như vậy, nhờ cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao tay nghề người lao động Qua đó, năng suất lao động tăng lên, lượng giá trị của một hàng hóa giảm. lao động dù ở trong hoàn cảnh nào. Câu 30 b) Đây là tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên (1,0 điểm) Hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, có giá trị cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường hàng hóa lại được trao đổi mua bán theo giá trị xã hội của hàng hóa. Trong điều kiện đó, người sản xuất, kinh doanh muốn không bị phá sản, đứng vững và chiến thắng trên thương trường để thu được nhiều lợi nhuận, họ phải tìm cách cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động; hợp lí hóa sản xuất, thực hành tiết kiệm, làm cho giá trị hàng hóa cá biệt của họ thấp hơn giá trị xã hội của 1,0 điểm hàng hóa. Việc cải tiến kĩ thuật lúc đầu còn lẻ tẻ, về sau mang tính phổ biến trong xã hội. Kết quả là làm cho kĩ thuật, lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội được nâng cao. DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG Quách Văn Thắng.